Đến dự và chủ trì có Thứ trưởng Trương Minh Tuấn và Thứ trưởng Phạm Hồng Hải.
Buổi tọa đàm đã tập trung thảo luận về một số nội dung như: Cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam; Đề xuất cơ chế, giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp mạng xã hội, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm phát triển, ưu đãi về thuế, tài chính, hỗ trợ về cơ chế quản lý riêng, hạn chế rủi ro về mặt pháp lý; Đề xuất cơ chế hỗ trợ, hợp tác từ cơ quan quản lý nhà nước khi bị tấn công mạng; Đề xuất mô hình hợp tác, liên minh giữa các mạng xã hội trong nước, các trang tìm kiếm nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các mạng nước ngoài...
Phát biểu kết luận buổi Tọa đàm, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh: Đây là lần thứ 4, Bộ TT&TT tổ chức tọa đàm với các doanh nghiệp truyền thông xã hội có đông lượng người truy cập, sử dụng. Buổi tọa đàm là dịp để cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp hiểu nhau hơn, để cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan có liên quan với doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ về những khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động và lắng nghe kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp về các giải pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của mạng xã hội, dịch vụ tìm kiếm của Việt Nam; tạo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ trưởng yêu cầu cần xây dựng một hệ thống quản lý mạng xã hội đồng bộ cả về nội dung, kỹ thuật nhằm hỗ trợ nhau, tạo điều kiện cho mạng xã hội phát triển đúng hướng và đúng pháp luật; cần nghiên cứu xây dựng bộ từ điển các từ nhạy cảm, tránh sai phạm; xây dựng hệ thống giám sát mạng xã hội; các doanh nghiệp cần đóng góp những sáng kiến, kinh nghiệm cho cơ quan quản lý nhà nước... Đặc biệt, Thứ trưởng cũng lưu ý các doanh nghiệp truyền thông xã hội cần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích của doanh nghiệp.
Nguồn:Mic.gov.vn
Buổi tọa đàm đã tập trung thảo luận về một số nội dung như: Cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam; Đề xuất cơ chế, giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp mạng xã hội, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm phát triển, ưu đãi về thuế, tài chính, hỗ trợ về cơ chế quản lý riêng, hạn chế rủi ro về mặt pháp lý; Đề xuất cơ chế hỗ trợ, hợp tác từ cơ quan quản lý nhà nước khi bị tấn công mạng; Đề xuất mô hình hợp tác, liên minh giữa các mạng xã hội trong nước, các trang tìm kiếm nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các mạng nước ngoài...
Thứ trưởng yêu cầu cần xây dựng một hệ thống quản lý mạng xã hội đồng bộ cả về nội dung, kỹ thuật nhằm hỗ trợ nhau, tạo điều kiện cho mạng xã hội phát triển đúng hướng và đúng pháp luật; cần nghiên cứu xây dựng bộ từ điển các từ nhạy cảm, tránh sai phạm; xây dựng hệ thống giám sát mạng xã hội; các doanh nghiệp cần đóng góp những sáng kiến, kinh nghiệm cho cơ quan quản lý nhà nước... Đặc biệt, Thứ trưởng cũng lưu ý các doanh nghiệp truyền thông xã hội cần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích của doanh nghiệp.
Nguồn:Mic.gov.vn
Bình luận