(VTC News) - Chuyện tình đầy bất ngờ của vợ chồng già 'kẻ lang thang gặp người lếch thếch' khiến bao người nghẹn ngào xúc động.
Chúng tôi tìm đến nhà riêng của vợ chồng ông Thành và bà Thủy, 2 nhân vật trong “bộ ảnh cưới thế kỷ” vừa qua đã thu hút gần triệu người theo dõi và chia sẻ trên các trang mạng xã hội.
Ngôi nhà nhỏ đơn sơ, nằm nép mình bên bờ sông Hồng. Gọi là nhà, nhưng thực chất đó chỉ là một con thuyền bằng nứa được dựng tạm bợ. Xung quanh được che chắn bởi những tấm bạt.
Trong ngôi nhà ấy chẳng có gì đáng giá ngoài những vật dụng sinh hoạt được ông Thành nhặt từ bãi rác mang về.
Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về cuộc đời mình, lặng lẽ rít một hơi thuốc lào thật sâu, ông Thành kể năm nay ông 80 tuổi, vốn là người dân tộc Mường, quê ở Thanh Hóa.
Năm ông lên 10 tuổi thì bố mẹ không may qua đời. Từ đó, bốn anh chị em trong gia đình ông Thành phải lang bạt khắp nơi, sau đó ông về Hà Nội.
Những ngày đầu, ông Thành lang thang ở khắp các bến tàu, bến xe, ai thuê gì thì làm đấy, miễn là ra tiền và không dính dáng đến pháp luật.
Sau mỗi buổi làm việc, ông thường dạt vào các vỉa hè, hay những căn nhà bỏ hoang để ngủ.
Một thời gian sau, ông Thành chuyển về khu vực cầu Long Biên và bãi giữa sông Hồng tìm nơi tá túc. Tại đây, ông gặp bà Nguyễn Thị Thủy, người phụ nữ đã gắn đó với ông gần nửa cuộc đời.
“Tôi vẫn còn nhớ đó là ngày 26/9/1969. Sau khi mang ốc đi bán, trên đường trở về qua ga Long Biên, tôi tình cờ nhìn thấy một người phụ nữ đang quét gạo rơi ở sân ga.
Nhìn thấy hình ảnh đó, trong lòng tôi dấy lên sự thương cảm, tôi đánh liều hỏi bà ấy về ở chung với tôi. Khi nghe tôi nói vậy, bà ấy khóc, rồi đồng ý về cùng tôi. Đó là giây phút, tôi không bao giờ quên được”, ông Thành cho biết.
Đưa cánh tay có hình xăm ngày 26/9/1969 cho chúng tôi xem, ông Thành khoe “Tôi sợ già sẽ lẫn cẫn không nhớ, nên tôi đã xăm lên tay ngày quan trọng nhất của cuộc đời mình”.
Liếc mắt sang nhìn vợ mình, ông ngậm ngùi cho hay, trước khi gặp ông, bà Thủy đã trải qua những tháng ngày đẫm nước mắt trong dòng xoáy nghiệt ngã của số phận. Bà sinh năm 1938, mồ côi mẹ từ nhỏ, bố lấy vợ hai, nên bà bị mẹ ghẻ mắng chửi tối ngày.
Không thể chấp nhận cuộc sống như vậy, bà bỏ nhà ra Hà Nội. Những ngày đầu, bà phải lang thang tự kiếm sống như ông Thành, tối đến chui vào các toa tàu để ngủ.
Bà không còn nhớ mình rời quê đi tha phương từ lúc mấy tuổi, chỉ biết đến Hà Nội thì gặp ông và được tỏ tình năm 1969.
“Cuộc đời không như giấc mơ, số phận chúng tôi đều giống nhau, không nơi nương tựa, chỉ biết kiếm ăn qua ngày đoạn tháng.
Hai mảnh đời bất hạnh đến với nhau để nương tựa, giúp đỡ nhau lúc ốm đau, trái gió trở trời. Tôi chưa bao giờ cảm thấy ân hận về quyết định của mình”, bà Thủy bùi ngùi kể lại.
Điều khiến chúng tôi bất ngờ nhất là trong suốt 47 năm qua, từ khi về sống chung với nhau 2 ông bà chưa từng cưới xin thế nhưng họ vẫn yêu thương, sống với nhau đến tận bây giờ.
Ở tuổi đã xế chiều, ông bà chỉ thích có người đến thăm cho đỡ buồn và cũng chưa một lần dám mơ đến đám cưới, chỉ mong sống với nhau đến hết phần đời còn lại.
Nhưng rồi điều kỳ diệu đã tới, khi nghe được câu chuyện của ông bà một nhiếp ảnh gia ngỏ lời muốn được ghi lại cho ông bà những khoảnh khắc đẹp trong tình yêu.
Nhiếp ảnh gia này đa phải lặn lội tới hai lần, nói chuyện nhiều để có sự đồng cảm thì mới nhận được sự đồng ý.
Phận đời kiếm ăn qua ngày như chúng tôi làm gì dám mơ đến việc làm đám cưới. Nhưng rồi anh nhiếp ảnh đã tạo cho chúng tôi một bất ngờ quá lớn. Được mang áo cưới, chụp ảnh cưới chúng tôi mừng lắm, với chúng tôi nó giống như chuyện cổ tích, mơ không được mà ước cũng chả thấy”, bà Thủy vui vẻ nói.
Bộ ảnh cưới của ông bà vừa được thực hiện vài ngày trước, sau đó được đăng tải trên các trang báo và mạng xã hội đã thu hút hàng ngàn người quan tâm và chia sẻ.
Giờ đây, khi tuổi đã xế chiều, sức khỏe yếu dần bà Thủy chỉ loanh quanh ở nhà cơm nước, một mình ông Thành thức khuya dậy sớm đi nhặt rác kiếm tiền về trang trải cuộc sống.
Thương vợ đau ốm, ông Thành nhận phần vất vả về mình. Ngày mưa cũng như ngày nắng, ông vẫn vào thành phố, bới từng đống rác để kiếm cái ăn qua ngày cho cả hai vợ chồng.
“Tôi đi làm cả ngày vất vả thế nhưng chỉ cần về đến nhà nhìn thấy bà ấy đợi tôi ở cửa, có bát cơm, ly nước bà ấy nấu là tôi hạnh phúc lắm rồi”, ông Thành nghẹn ngào nói.
Tâm sự với chúng tôi, ở cái tuổi gần đất xa trời không con cái, không người thân giờ đây mong ước lớn nhất của ông bà là có một chỗ che mưa che nắng, trú ngụ qua những ngày mưa to gió lớn.
Chúng tôi tìm đến nhà riêng của vợ chồng ông Thành và bà Thủy, 2 nhân vật trong “bộ ảnh cưới thế kỷ” vừa qua đã thu hút gần triệu người theo dõi và chia sẻ trên các trang mạng xã hội.
Bộ ảnh cưới của đôi vợ chồng nhặt rác gây bão cộng đồng mạng - Ảnh Hai Cao Le |
Ngôi nhà nhỏ đơn sơ, nằm nép mình bên bờ sông Hồng. Gọi là nhà, nhưng thực chất đó chỉ là một con thuyền bằng nứa được dựng tạm bợ. Xung quanh được che chắn bởi những tấm bạt.
Trong ngôi nhà ấy chẳng có gì đáng giá ngoài những vật dụng sinh hoạt được ông Thành nhặt từ bãi rác mang về.
Ngôi nhà nổi trên sông, nơi 2 vợ chồng ông Thành đang sinh sống - Ảnh Lâm Thắng |
Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về cuộc đời mình, lặng lẽ rít một hơi thuốc lào thật sâu, ông Thành kể năm nay ông 80 tuổi, vốn là người dân tộc Mường, quê ở Thanh Hóa.
Năm ông lên 10 tuổi thì bố mẹ không may qua đời. Từ đó, bốn anh chị em trong gia đình ông Thành phải lang bạt khắp nơi, sau đó ông về Hà Nội.
Những ngày đầu, ông Thành lang thang ở khắp các bến tàu, bến xe, ai thuê gì thì làm đấy, miễn là ra tiền và không dính dáng đến pháp luật.
2 vợ chồng ông bà sống với nhau gần 47 năm nhưng chưa từng làm đám cưới - Ảnh Lâm Thắng |
Sau mỗi buổi làm việc, ông thường dạt vào các vỉa hè, hay những căn nhà bỏ hoang để ngủ.
Một thời gian sau, ông Thành chuyển về khu vực cầu Long Biên và bãi giữa sông Hồng tìm nơi tá túc. Tại đây, ông gặp bà Nguyễn Thị Thủy, người phụ nữ đã gắn đó với ông gần nửa cuộc đời.
“Tôi vẫn còn nhớ đó là ngày 26/9/1969. Sau khi mang ốc đi bán, trên đường trở về qua ga Long Biên, tôi tình cờ nhìn thấy một người phụ nữ đang quét gạo rơi ở sân ga.
Ông Thành đang tu sửa lại chiếc xe đạp, đây là người bạn đồng hành với ông đi khắp phố phường nhặt rác - Ảnh Lâm Thắng |
Nhìn thấy hình ảnh đó, trong lòng tôi dấy lên sự thương cảm, tôi đánh liều hỏi bà ấy về ở chung với tôi. Khi nghe tôi nói vậy, bà ấy khóc, rồi đồng ý về cùng tôi. Đó là giây phút, tôi không bao giờ quên được”, ông Thành cho biết.
Đưa cánh tay có hình xăm ngày 26/9/1969 cho chúng tôi xem, ông Thành khoe “Tôi sợ già sẽ lẫn cẫn không nhớ, nên tôi đã xăm lên tay ngày quan trọng nhất của cuộc đời mình”.
Liếc mắt sang nhìn vợ mình, ông ngậm ngùi cho hay, trước khi gặp ông, bà Thủy đã trải qua những tháng ngày đẫm nước mắt trong dòng xoáy nghiệt ngã của số phận. Bà sinh năm 1938, mồ côi mẹ từ nhỏ, bố lấy vợ hai, nên bà bị mẹ ghẻ mắng chửi tối ngày.
Không thể chấp nhận cuộc sống như vậy, bà bỏ nhà ra Hà Nội. Những ngày đầu, bà phải lang thang tự kiếm sống như ông Thành, tối đến chui vào các toa tàu để ngủ.
Sống với nhau gần nửa đời người nhưng chưa bao giờ ông bà ghét bỏ nhau - Ảnh Lâm Thắng |
Bà không còn nhớ mình rời quê đi tha phương từ lúc mấy tuổi, chỉ biết đến Hà Nội thì gặp ông và được tỏ tình năm 1969.
“Cuộc đời không như giấc mơ, số phận chúng tôi đều giống nhau, không nơi nương tựa, chỉ biết kiếm ăn qua ngày đoạn tháng.
Hai mảnh đời bất hạnh đến với nhau để nương tựa, giúp đỡ nhau lúc ốm đau, trái gió trở trời. Tôi chưa bao giờ cảm thấy ân hận về quyết định của mình”, bà Thủy bùi ngùi kể lại.
Điều khiến chúng tôi bất ngờ nhất là trong suốt 47 năm qua, từ khi về sống chung với nhau 2 ông bà chưa từng cưới xin thế nhưng họ vẫn yêu thương, sống với nhau đến tận bây giờ.
Ở tuổi đã xế chiều, ông bà chỉ thích có người đến thăm cho đỡ buồn và cũng chưa một lần dám mơ đến đám cưới, chỉ mong sống với nhau đến hết phần đời còn lại.
Nhưng rồi điều kỳ diệu đã tới, khi nghe được câu chuyện của ông bà một nhiếp ảnh gia ngỏ lời muốn được ghi lại cho ông bà những khoảnh khắc đẹp trong tình yêu.
Nhiếp ảnh gia này đa phải lặn lội tới hai lần, nói chuyện nhiều để có sự đồng cảm thì mới nhận được sự đồng ý.
Tấm ảnh cưới cầu không được ước không thấy nay đã trở thành hiện thực với vợ chồng ông Thành - Ảnh Hai Le Cao |
Phận đời kiếm ăn qua ngày như chúng tôi làm gì dám mơ đến việc làm đám cưới. Nhưng rồi anh nhiếp ảnh đã tạo cho chúng tôi một bất ngờ quá lớn. Được mang áo cưới, chụp ảnh cưới chúng tôi mừng lắm, với chúng tôi nó giống như chuyện cổ tích, mơ không được mà ước cũng chả thấy”, bà Thủy vui vẻ nói.
Bộ ảnh cưới của ông bà vừa được thực hiện vài ngày trước, sau đó được đăng tải trên các trang báo và mạng xã hội đã thu hút hàng ngàn người quan tâm và chia sẻ.
Vợ chồng ông bà vui vẻ khi được lên sóng truyền hình - Ảnh Lâm Thắng |
Giờ đây, khi tuổi đã xế chiều, sức khỏe yếu dần bà Thủy chỉ loanh quanh ở nhà cơm nước, một mình ông Thành thức khuya dậy sớm đi nhặt rác kiếm tiền về trang trải cuộc sống.
Thương vợ đau ốm, ông Thành nhận phần vất vả về mình. Ngày mưa cũng như ngày nắng, ông vẫn vào thành phố, bới từng đống rác để kiếm cái ăn qua ngày cho cả hai vợ chồng.
Hiện sức khỏe của bà Thủy đã yếu, không thể cùng ông Thành đi nhặt rác mưu sinh - Ảnh Lâm Thắng |
“Tôi đi làm cả ngày vất vả thế nhưng chỉ cần về đến nhà nhìn thấy bà ấy đợi tôi ở cửa, có bát cơm, ly nước bà ấy nấu là tôi hạnh phúc lắm rồi”, ông Thành nghẹn ngào nói.
Tâm sự với chúng tôi, ở cái tuổi gần đất xa trời không con cái, không người thân giờ đây mong ước lớn nhất của ông bà là có một chỗ che mưa che nắng, trú ngụ qua những ngày mưa to gió lớn.
Video: Đám cưới cổ tích ở Nghệ An
Tùng Lâm - Ngọc Thắng
Bình luận