Thời sự là “việc mới xảy ra”, là những hiểu biết thu được chủ yếu qua dư luận và báo chí. Nó là thông tin chứ chưa phải là kiến thức. Thời sự lắng đọng, trầm tích qua thời gian đôi khi rất dài mới có thể trở thành kiến thức.
Cuộc sống con người hiện đại luôn cần cả hai. Đó là lý do khiến nhiều người khen tính thời sự của đề thi các môn xã hội trong thời gian qua, đặc biệt là đề thi ĐH năm nay, từ văn, sử, địa đến tiếng Anh. Nhưng cũng nên tỉnh táo trước lời khen này, bởi vì nếu quá chú trọng tính thời sự trong cách ra đề thi, e rằng lợi bất cập hại.
Thứ nhất, điều kiện, khả năng, trình độ tiếp cận thông tin thời sự của cư dân, trong đó có giáo viên và học sinh, giữa các vùng miền chưa thật sự bình đẳng. Tính thời sự của đề thi có thể khoét sâu thêm sự bất bình đẳng giữa thí sinh các vùng sâu, vùng xa với thí sinh ở các thành phố, đô thị.
Thứ hai, tính thời sự, ở đâu cũng thế, thường xuất phát từ mục tiêu trước mắt, nặng về thực dụng của xã hội đương thời và cũng thường bị chi phối bởi quan điểm của các nhóm lợi ích. Nó thường thay đổi theo thời tiết chính trị quốc gia và quốc tế. Tính thời sự không phải là thước đo chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông.
Thứ ba, có lẽ vì “ám ảnh” hay “ham hố” tính thời sự mà người ra đề đôi khi “vơ bèo vạt tép” lấy những phát biểu khiên cưỡng, những đoạn văn kém chất lượng, những quan điểm “nặc danh” làm luận đề. Trong khi những tác phẩm văn chương đặc sắc nào cũng có ít nhất một vài câu đích đáng không chỉ trong văn cảnh nó xuất hiện mà nó luôn có sức gợi rất lớn trước bước đi miên viễn của thời gian.
Thứ tư, bàn chuyện thời sự dựa trên thông tin báo chí dễ dẫn đến việc thí sinh “chém gió”, hô khẩu hiệu phù hợp với tâm lý đám đông trong bài thi mà vẫn đạt điểm trung bình khá. Điều đó có thể tạo nên không ít tân sinh viên thiếu thực học ở giảng đường.
Thứ năm, thông tin thời sự trong thế giới phẳng không còn là độc quyền của ai. Nếu có thí sinh dựa vào các thông tin phi chính thống để trả lời các câu hỏi vừa có tính thời sự vừa có tính mở thì liệu có được đối xử bình đẳng với các bài thi khác không?
Tất nhiên, việc ứng dụng (hay vận dụng) một kiến thức, một lý thuyết nào đó vào việc giải quyết một vấn đề, hiện tượng cụ thể trong đời sống, đặc biệt là vấn đề, hiện tượng thời sự cấp bách luôn là yêu cầu hàng đầu về chất lượng của một nền giáo dục và đào tạo hiện đại. Nhưng đó là chức năng và nhiệm vụ của bậc học khác: bậc cao đẳng, đại học trở lên.
Theo Tuổi trẻ
Cuộc sống con người hiện đại luôn cần cả hai. Đó là lý do khiến nhiều người khen tính thời sự của đề thi các môn xã hội trong thời gian qua, đặc biệt là đề thi ĐH năm nay, từ văn, sử, địa đến tiếng Anh. Nhưng cũng nên tỉnh táo trước lời khen này, bởi vì nếu quá chú trọng tính thời sự trong cách ra đề thi, e rằng lợi bất cập hại.
Thứ nhất, điều kiện, khả năng, trình độ tiếp cận thông tin thời sự của cư dân, trong đó có giáo viên và học sinh, giữa các vùng miền chưa thật sự bình đẳng. Tính thời sự của đề thi có thể khoét sâu thêm sự bất bình đẳng giữa thí sinh các vùng sâu, vùng xa với thí sinh ở các thành phố, đô thị.
Ảnh minh họa |
Thứ hai, tính thời sự, ở đâu cũng thế, thường xuất phát từ mục tiêu trước mắt, nặng về thực dụng của xã hội đương thời và cũng thường bị chi phối bởi quan điểm của các nhóm lợi ích. Nó thường thay đổi theo thời tiết chính trị quốc gia và quốc tế. Tính thời sự không phải là thước đo chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông.
Thứ ba, có lẽ vì “ám ảnh” hay “ham hố” tính thời sự mà người ra đề đôi khi “vơ bèo vạt tép” lấy những phát biểu khiên cưỡng, những đoạn văn kém chất lượng, những quan điểm “nặc danh” làm luận đề. Trong khi những tác phẩm văn chương đặc sắc nào cũng có ít nhất một vài câu đích đáng không chỉ trong văn cảnh nó xuất hiện mà nó luôn có sức gợi rất lớn trước bước đi miên viễn của thời gian.
Thứ tư, bàn chuyện thời sự dựa trên thông tin báo chí dễ dẫn đến việc thí sinh “chém gió”, hô khẩu hiệu phù hợp với tâm lý đám đông trong bài thi mà vẫn đạt điểm trung bình khá. Điều đó có thể tạo nên không ít tân sinh viên thiếu thực học ở giảng đường.
Thứ năm, thông tin thời sự trong thế giới phẳng không còn là độc quyền của ai. Nếu có thí sinh dựa vào các thông tin phi chính thống để trả lời các câu hỏi vừa có tính thời sự vừa có tính mở thì liệu có được đối xử bình đẳng với các bài thi khác không?
Tất nhiên, việc ứng dụng (hay vận dụng) một kiến thức, một lý thuyết nào đó vào việc giải quyết một vấn đề, hiện tượng cụ thể trong đời sống, đặc biệt là vấn đề, hiện tượng thời sự cấp bách luôn là yêu cầu hàng đầu về chất lượng của một nền giáo dục và đào tạo hiện đại. Nhưng đó là chức năng và nhiệm vụ của bậc học khác: bậc cao đẳng, đại học trở lên.
Theo Tuổi trẻ
Bình luận