(VTC News) – Hàng loạt trang web chính phủ, trường học, doanh nghiệp, vv của Nhật Bản bị tấn công bởi một nhóm tin tặc nghi đến từ Trung Quốc, Kyodo News hôm 20/9 đưa tin.
Theo đó, hàng loạt trang web chính phủ, trường học của nước này bị tấn công bởi một nhóm tin tặc nghi tới từ Trung Quốc.
Khoảng 300 trang web của chính phủ, doanh nghiệp bị tấn công cùng lúc, khiến nhiều trag web bị tê liệt. 11 trang web của ngân hàng, công ty điện lực và bộ Nội vụ Nhật rơi vào trạng thái không thể đăng nhập.
Giới chức Nhật nghi nhóm tin tặc Trung Quốc đứng sau những vụ tấn công kiểu này, sau hàng loạt cuộc biểu tình phản đối Nhật quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku hôm 11/9.
Trong diễn biến khác, máy bay tuần tra P3C của lực lượng an ninh biển Nhật đang bay lượn ở vùng trời Điếu Ngư/Senkaku nhằm theo dõi, giám sát các tàu công vụ Trung Quốc, trong khi các chiến hạm của lực lượng an ninh biển Nhật cũng đang di chuyển về khu vực này.
Lực lượng an ninh Nhật mới phát hiện 2 tàu bảo vệ của hải quân Trung Quốc di chuyển ở vùng nước cách Điếu Ngư/Senkaku 80 hải lý. Đây là lần đầu tiên họ phát hiện tàu hải quân Trung Quốc ở gần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, một nguồn tin giấu tên của Nhật nói với Kyodo News.
Đêm 19/9, lực lượng tuần duyên Nhật lại phát hiện thêm 2 tàu Ngư chính Trung Quốc trong vùng nước Điếu Ngư/Senkaku, nâng tổng số tàu công vụ Trung Quốc “tuần tiễu trái phép” trong Điếu Ngư/Senkaku lên 16, truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin.
Trước đó, chỉ có 14 tàu công vụ đang “tuần tiễu trái phép” trong Điếu Ngư/Senkaku, và lực lượng tuần duyên Nhật đã cử 50 tàu tuần tra tới khu vực này để ứng phó.
Khoảng 10h sáng 19/9, hơn 700 tàu cá Trung Quốc đánh bắt ở vùng nước cách Điếu Ngư/Senkaku 127 hải lý, phần lớn tàu cá trong số đó đến từ Đài Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, một số ít tàu đến từ Ôn Châu, Trung Quốc, Chinanews đưa tin.
Căng thẳng Trung – Nhật leo thang khi hai bên liên tiếp có những động thái “gây hấn”, đặc biệt sau khi Nhật tuyên bố quốc hữu hóa 3 trong số 5 đảo Điếu Ngư/Senkaku, dẫn tới hàng loạt cuộc biểu tình chống phá Nhật Bản diễn ra ở nhiều thành phố Trung Quốc, thậm chí những cuộc biểu tình nhanh chóng đã biến thành đụng độ.
Theo đó, hàng loạt trang web chính phủ, trường học của nước này bị tấn công bởi một nhóm tin tặc nghi tới từ Trung Quốc.
Tàu hải giám Trung Quốc và tàu tuần tra Nhật 'vờn' nhau trong vùng nước Điếu Ngư/Senkaku |
Khoảng 300 trang web của chính phủ, doanh nghiệp bị tấn công cùng lúc, khiến nhiều trag web bị tê liệt. 11 trang web của ngân hàng, công ty điện lực và bộ Nội vụ Nhật rơi vào trạng thái không thể đăng nhập.
Giới chức Nhật nghi nhóm tin tặc Trung Quốc đứng sau những vụ tấn công kiểu này, sau hàng loạt cuộc biểu tình phản đối Nhật quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku hôm 11/9.
Trong diễn biến khác, máy bay tuần tra P3C của lực lượng an ninh biển Nhật đang bay lượn ở vùng trời Điếu Ngư/Senkaku nhằm theo dõi, giám sát các tàu công vụ Trung Quốc, trong khi các chiến hạm của lực lượng an ninh biển Nhật cũng đang di chuyển về khu vực này.
Lực lượng an ninh Nhật mới phát hiện 2 tàu bảo vệ của hải quân Trung Quốc di chuyển ở vùng nước cách Điếu Ngư/Senkaku 80 hải lý. Đây là lần đầu tiên họ phát hiện tàu hải quân Trung Quốc ở gần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, một nguồn tin giấu tên của Nhật nói với Kyodo News.
Đêm 19/9, lực lượng tuần duyên Nhật lại phát hiện thêm 2 tàu Ngư chính Trung Quốc trong vùng nước Điếu Ngư/Senkaku, nâng tổng số tàu công vụ Trung Quốc “tuần tiễu trái phép” trong Điếu Ngư/Senkaku lên 16, truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin.
Trước đó, chỉ có 14 tàu công vụ đang “tuần tiễu trái phép” trong Điếu Ngư/Senkaku, và lực lượng tuần duyên Nhật đã cử 50 tàu tuần tra tới khu vực này để ứng phó.
Khoảng 10h sáng 19/9, hơn 700 tàu cá Trung Quốc đánh bắt ở vùng nước cách Điếu Ngư/Senkaku 127 hải lý, phần lớn tàu cá trong số đó đến từ Đài Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, một số ít tàu đến từ Ôn Châu, Trung Quốc, Chinanews đưa tin.
Căng thẳng Trung – Nhật leo thang khi hai bên liên tiếp có những động thái “gây hấn”, đặc biệt sau khi Nhật tuyên bố quốc hữu hóa 3 trong số 5 đảo Điếu Ngư/Senkaku, dẫn tới hàng loạt cuộc biểu tình chống phá Nhật Bản diễn ra ở nhiều thành phố Trung Quốc, thậm chí những cuộc biểu tình nhanh chóng đã biến thành đụng độ.
Đỗ Hường
Bình luận