(VTC News) - Hé lộ nguyên nhân chính khiến chú của Kim Jong-Un bị xử tử; Trung Quốc lên tiếng về vụ suýt đâm tàu Mỹ trên Biển Đông;... là những tin nổi bật sáng nay.
Hé lộ nguyên nhân chính khiến chú của Kim Jong-Un bị xử tử
Một chuyên gia Mỹ cho biết ông Chang Song-Thaek, người từng là nhân vật quyền lực thứ hai tại Triều Tiên và là chú rể của nhà lãnh đạo Kim Jong-Un, bị hành quyết vì những thành tựu cải cách kinh tế do chính ông chủ xướng đã khiến ông bị ghen ghét.
Đồng thời người ta cũng nghi ngờ ông sẽ lợi dụng thành quả này để thâu tóm quyền lực.
Chuyên gia về chính trị châu Á người Mỹ Donald Kirk đã bày tỏ ý kiến nêu trên trong bài viết đăng trên tạp chí Forbes, dựa vào nội dung cáo trạng mà chính quyền Bình Nhưỡng đưa ra đối với ông Chang Song-Thaek.
Theo chuyên gia này, mặc dù không thể biết rõ liệu ông Chang Song-Thaek có thực sự là một nhà cải cách, hay là "quan nhiếp chính" chỉ biết tư lợi, hay từng mơ đến việc trở thành người tiếp quản chính quyền Bình Nhưỡng hay không, song một điều chắc chắn là chính những thành quả về mặt kinh tế mà Chang Song-Thaek mang lại cho Triều Tiên đã khiến ông bị ghen ghét, nghi ngờ và dẫn tới bị tử hình.
Trung Quốc công khai danh tính 10 quan chức lãng phí của công
Ủy ban thanh tra kỷ luật Đảng Trung Quốc vừa công bố chi tiết 10 trường hợp quan chức xài hoang phí của công.
Các quan chức trên đã “vung tay quá trán” tiền công vào tiệc tùng, dùng xe công cho mục đích cá nhân, tiêu pha công quỹ cho những chuyến du lịch không cần thiết ở Trung Quốc và nước ngoài, tổ chức tiệc cưới khủng cho con, nhận quà cáp trong các dịp lễ tết và lười biếng trong khi làm việc.
Tân Hoa xã cho biết 10 người này đã bị kỷ luật, nặng nhất là cách chức và nhẹ nhất là cảnh cáo vì đã vi phạm tám điều chống quan liêu và lãng phí do Chính phủ Trung Quốc đưa ra từ cuối năm 2012.
Trung Quốc lên tiếng về vụ suýt đâm tàu Mỹ trên Biển Đông
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay (18/12) đã bác bỏ các thông tin nói rằng vào đầu tháng 12 ở Biển Đông đã xảy ra một tình huống bất thường giữa tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc.
Trước đó, Reuters dẫn nguồn thông báo Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) cho hay, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Cowpens của Mỹ khi đang hoạt động bình thường trong vùng biển quốc tế trên Biển Đông đã buộc phải thay đổi hành trình để tránh va chạm với một tàu của Hải quân Trung Quốc.
Giới chuyên gia cho rằng, vụ việc trên là cuộc đối đầu Mỹ - Trung nghiêm trọng nhất trên Biển Đông kể từ năm 2009, khi 5 tàu Trung Quốc “quây”, bám theo tàu thăm dò đại dương USNS Impeccable của Hải quân Mỹ.
Trong khi đó, truyền thông Bắc Kinh thì hùng hồn tuyên bố tàu chiến Mỹ là “mối đe dọa với an ninh quân sự của Trung Quốc” và cáo buộc tuần dương hạm Mỹ đang “bám theo” tàu Liêu Ninh, “vin vào cớ tự do lưu thông hàng hải để tiến hành giám sát chặt chẽ các hoạt động quân sự thông thường của Trung Quốc” - theo Thời báo Hoàn cầu (Global Times).
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định, tàu hải quân Trung Quốc lúc đó đang tiến hành tuần tra như thường lệ ở Biển Đông, khi gặp tàu Mỹ. Khi tiếp cận, tàu chiến Trung Quốc đã hành động nghiêm ngặt, theo đúng với các giao thức và “áp dụng các biện pháp cần thiết”.
“Bộ Quốc phòng hai nước đã sử dụng các kênh làm việc bình thường để được thông tin về tình hình và liên lạc một cách hiệu quả”, Reuters trích thông báo đăng trên trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Trung Quốc thử tên lửa có tầm bắn tới Mỹ
Quân đội Trung Quốc vừa thử nghiệm loại tên lửa tầm xa mới nhất với khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và có thể bắn tới nước Mỹ.
Cuộc thử nghiệm tên lửa Dongfeng-41 (DF-41) diễn ra hôm 13/12 tại trung tâm phóng tên lửa Wuzhai thuộc tỉnh Sơn Tây, phía tây Trung Quốc, trang tin Washington Free Beacon cho biết.
Đây là lần thứ hai Trung Quốc thử nghiệm loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất của mình. Theo các cơ quan tình báo Mỹ, DF-41 có thể trang bị 10 đầu đạn đa phương hướng (MIRV).
Cảnh sát ôm kẻ đánh bom liều chết để cứu người dân
Ngày 18/12, một cảnh sát Iraq đã lấy thân mình ngăn chặn một kẻ đánh bom tự sát để cứu nhiều người dân.
Theo hãng tin AFP, vụ đánh bom xảy ra tại Khales, phía đông bắc Baghdad, khiến 5 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương. Tuy nhiên con số thương vong có thể còn cao hơn nhiều nếu như không có hành động anh hùng của một cảnh sát.
Các nhân chứng cho biết cảnh sát Ayyub Khalaf, 34 tuổi, đã xông vào ôm lấy kẻ đánh bom liều chết để chặn hắn không tiếp cận với đám đông.
Singapore trục xuất 53 người tham gia bạo loạn
Cảnh sát Singapore hiện vẫn đang tiến hành điều tra về vụ tai nạn giao thông- nguyên nhân gây ra vụ bạo loạn.
Tờ Bangkok Post ngày 18/12 đưa tin, Chính quyền Singapore đã truy tố 28 công nhân nước ngoài và sẽ trục xuất 53 người khác tham gia vào cuộc bạo loạn tồi tệ nhất ở “Quốc đảo Sư tử” trong hơn 40 năm qua.
Vụ bạo loạn xảy ra ở khu Tiểu Ấn ngày 8/12 sau khi một người lao động Ấn Độ bị xe buýt cán chết. Hàng trăm công nhân nhập cư Ấn Độ và Bangladesh đã đụng độ với cảnh sát, đốt phá một số ô tô trước khi cảnh sát chống bạo động và lực lượng đặc nhiệm Gurkha có mặt để ổn định tình hình.
Một chuyên gia Mỹ cho biết ông Chang Song-Thaek, người từng là nhân vật quyền lực thứ hai tại Triều Tiên và là chú rể của nhà lãnh đạo Kim Jong-Un, bị hành quyết vì những thành tựu cải cách kinh tế do chính ông chủ xướng đã khiến ông bị ghen ghét.
Chang Song-Thaek bị tử hình vì thành tựu kinh tế mà ông đem lại cho Triều Tiên? |
Đồng thời người ta cũng nghi ngờ ông sẽ lợi dụng thành quả này để thâu tóm quyền lực.
Chuyên gia về chính trị châu Á người Mỹ Donald Kirk đã bày tỏ ý kiến nêu trên trong bài viết đăng trên tạp chí Forbes, dựa vào nội dung cáo trạng mà chính quyền Bình Nhưỡng đưa ra đối với ông Chang Song-Thaek.
Theo chuyên gia này, mặc dù không thể biết rõ liệu ông Chang Song-Thaek có thực sự là một nhà cải cách, hay là "quan nhiếp chính" chỉ biết tư lợi, hay từng mơ đến việc trở thành người tiếp quản chính quyền Bình Nhưỡng hay không, song một điều chắc chắn là chính những thành quả về mặt kinh tế mà Chang Song-Thaek mang lại cho Triều Tiên đã khiến ông bị ghen ghét, nghi ngờ và dẫn tới bị tử hình.
Trung Quốc công khai danh tính 10 quan chức lãng phí của công
Ủy ban thanh tra kỷ luật Đảng Trung Quốc vừa công bố chi tiết 10 trường hợp quan chức xài hoang phí của công.
Một trong 10 quan chức Trung Quốc lãng phí của công |
Các quan chức trên đã “vung tay quá trán” tiền công vào tiệc tùng, dùng xe công cho mục đích cá nhân, tiêu pha công quỹ cho những chuyến du lịch không cần thiết ở Trung Quốc và nước ngoài, tổ chức tiệc cưới khủng cho con, nhận quà cáp trong các dịp lễ tết và lười biếng trong khi làm việc.
Tân Hoa xã cho biết 10 người này đã bị kỷ luật, nặng nhất là cách chức và nhẹ nhất là cảnh cáo vì đã vi phạm tám điều chống quan liêu và lãng phí do Chính phủ Trung Quốc đưa ra từ cuối năm 2012.
Trung Quốc lên tiếng về vụ suýt đâm tàu Mỹ trên Biển Đông
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay (18/12) đã bác bỏ các thông tin nói rằng vào đầu tháng 12 ở Biển Đông đã xảy ra một tình huống bất thường giữa tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc.
Trước đó, Reuters dẫn nguồn thông báo Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) cho hay, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Cowpens của Mỹ khi đang hoạt động bình thường trong vùng biển quốc tế trên Biển Đông đã buộc phải thay đổi hành trình để tránh va chạm với một tàu của Hải quân Trung Quốc.
Truyền thông Bắc Kinh hùng hồn tuyên bố tàu chiến Mỹ là “mối đe dọa với an ninh quân sự của Trung Quốc” |
Giới chuyên gia cho rằng, vụ việc trên là cuộc đối đầu Mỹ - Trung nghiêm trọng nhất trên Biển Đông kể từ năm 2009, khi 5 tàu Trung Quốc “quây”, bám theo tàu thăm dò đại dương USNS Impeccable của Hải quân Mỹ.
Trong khi đó, truyền thông Bắc Kinh thì hùng hồn tuyên bố tàu chiến Mỹ là “mối đe dọa với an ninh quân sự của Trung Quốc” và cáo buộc tuần dương hạm Mỹ đang “bám theo” tàu Liêu Ninh, “vin vào cớ tự do lưu thông hàng hải để tiến hành giám sát chặt chẽ các hoạt động quân sự thông thường của Trung Quốc” - theo Thời báo Hoàn cầu (Global Times).
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định, tàu hải quân Trung Quốc lúc đó đang tiến hành tuần tra như thường lệ ở Biển Đông, khi gặp tàu Mỹ. Khi tiếp cận, tàu chiến Trung Quốc đã hành động nghiêm ngặt, theo đúng với các giao thức và “áp dụng các biện pháp cần thiết”.
“Bộ Quốc phòng hai nước đã sử dụng các kênh làm việc bình thường để được thông tin về tình hình và liên lạc một cách hiệu quả”, Reuters trích thông báo đăng trên trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Trung Quốc thử tên lửa có tầm bắn tới Mỹ
Quân đội Trung Quốc vừa thử nghiệm loại tên lửa tầm xa mới nhất với khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và có thể bắn tới nước Mỹ.
Tên lửa Dongfeng-41 của Trung Quốc |
Cuộc thử nghiệm tên lửa Dongfeng-41 (DF-41) diễn ra hôm 13/12 tại trung tâm phóng tên lửa Wuzhai thuộc tỉnh Sơn Tây, phía tây Trung Quốc, trang tin Washington Free Beacon cho biết.
Đây là lần thứ hai Trung Quốc thử nghiệm loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất của mình. Theo các cơ quan tình báo Mỹ, DF-41 có thể trang bị 10 đầu đạn đa phương hướng (MIRV).
Cảnh sát ôm kẻ đánh bom liều chết để cứu người dân
Ngày 18/12, một cảnh sát Iraq đã lấy thân mình ngăn chặn một kẻ đánh bom tự sát để cứu nhiều người dân.
Hiện trường một vụ đánh bom xe ở thành phố Sadr tại Iraq |
Theo hãng tin AFP, vụ đánh bom xảy ra tại Khales, phía đông bắc Baghdad, khiến 5 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương. Tuy nhiên con số thương vong có thể còn cao hơn nhiều nếu như không có hành động anh hùng của một cảnh sát.
Các nhân chứng cho biết cảnh sát Ayyub Khalaf, 34 tuổi, đã xông vào ôm lấy kẻ đánh bom liều chết để chặn hắn không tiếp cận với đám đông.
Singapore trục xuất 53 người tham gia bạo loạn
Cảnh sát Singapore hiện vẫn đang tiến hành điều tra về vụ tai nạn giao thông- nguyên nhân gây ra vụ bạo loạn.
Những người tham gia bạo loạn đốt cháy một số ô tô |
Tờ Bangkok Post ngày 18/12 đưa tin, Chính quyền Singapore đã truy tố 28 công nhân nước ngoài và sẽ trục xuất 53 người khác tham gia vào cuộc bạo loạn tồi tệ nhất ở “Quốc đảo Sư tử” trong hơn 40 năm qua.
Vụ bạo loạn xảy ra ở khu Tiểu Ấn ngày 8/12 sau khi một người lao động Ấn Độ bị xe buýt cán chết. Hàng trăm công nhân nhập cư Ấn Độ và Bangladesh đã đụng độ với cảnh sát, đốt phá một số ô tô trước khi cảnh sát chống bạo động và lực lượng đặc nhiệm Gurkha có mặt để ổn định tình hình.
Thục Anh (tổng hợp)
Bình luận