(VTC News) – Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng đối với những vị trí nhận được phiếu tín nhiệm thấp, cần có sự chia sẻ nhiều hơn đòi hỏi.
16h chiều nay (15/11), Quốc hội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm với 50 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Ngay sau khi kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần 2 được công bố, đại biểu Dương Trung Quốc đã chia sẻ: ông không cảm thấy bất ngờ trước kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này.
Ông Quốc đánh giá kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này thể hiện sự khách quan, công tâm và đầy trách nhiệm trong việc bỏ phiếu.
- Kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần 2 theo đánh giá của ông đã thực sự phản ánh đúng tâm tư của đại biểu và cử tri?
Tôi cho rằng, kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này đã thể hiện đúng sự đánh giá của cử tri về các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sát với đời sống của người dân.
Có thể, sự chưa hài lòng của người dân trong việc lấy phiếu cũng là một sự chia sẻ, vừa là sự đòi hỏi. Nhưng kết quả này tôi thấy, tôi cảm nhận, ví dụ như lĩnh vực giao thông đã từng là một lĩnh vực rất nhạy cảm, giờ đây đã có một con số rất khả quan, nó thể hiện, cho thấy không có gì khó khăn không vượt qua được.
Cái thứ 2 có những lĩnh vực tưởng như rất ít ai quan tâm, ví dụ như Bộ Nội vụ chẳng hạn thì rất thấp, chúng ta phải làm công tác đánh giá được cả những lĩnh vực mà nó không bộc lộ ra ngoài nhưng ta cũng có thể đánh giá được. Như thế, cách đánh giá này căn cứ vào yêu cầu của việc lấy phiếu tín nhiệm, thì tôi cho nó cũng có những thông số, thông điệp đáng ghi nhận.
Đương nhiên là với Chính phủ gồm các lĩnh vực rất đa dạng, phức tạp cho nên bao giờ đòi hỏi của người dân cũng cao hơn rất nhiều.
- Trong lần lấy phiếu trước thì những người phiếu tín nhiệm thấp thiên về mảng kinh tế nhưng bây giờ nó lại tập trung vào lĩnh vực giáo dục, văn hóa và y tế. Ông đánh giá sao về sự thay đổi này?
Thực ra về mặt lấy phiếu thì không có gì khác, không có gì thay đổi cả. Nhưng lần này thời gian dài hơn, sự chiêm nghiệm trực tiếp hơn, và nó cũng có hiệu ứng của lần trước để các vị trong đối tượng ấy phải phấn đấu hơn.
Điều đó chúng ta cũng thấy được trong cái kết quả lần này, có người phấn đấu lên được, có người chưa phấn đấu lên được, thậm chí có người lại bộc lộ yếu kém hơn. Rõ ràng nếu nhìn và soi xét kỹ thì nó cũng phản ánh phần nào hiện thực mà chúng ta thấy.
Còn đương nhiên những lĩnh vực mà nó gắn với đời sống thì sự đánh giá cũng khó, sự hài lòng cũng khó. Các ĐBQH, ngoài nhận thức riêng của mình không thể không phản ánh cái tâm thế, cái nhận thức xã hội được. Tôi cảm thấy nó phản ánh tương đối gần với hiện thực với đời sống.
- Cái kết quả này có gì bất ngờ so với dự đoán của ông?
Tôi thấy không bất ngờ, hoàn toàn không bất ngờ với kết quả này.
- Có ý kiến cho rằng với những người bị đánh giá tín nhiệm thấp, để có sự thay đổi thì không chỉ bản thân họ mà còn liên quan nhiều các tầm vĩ mô nữa mới giải quyết được. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Tôi hiểu chuyện đó bởi vì những vấn đề của đời sống không chỉ do một Bộ quyết định được. Nhưng dẫu sao thì vẫn đòi hỏi Bộ chủ quản chịu trách nhiệm. Nên ở đây tôi rất muốn, bên cạnh con số này nó cần cả sự chia sẻ của xã hội nữa, chia sẻ, động viên, đối với những lĩnh vực khó khăn.
Tôi thấy một chi tiết rất hay, thí dụ như chi tiết của ông Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư, một lĩnh vực không liên quan trực tiếp, nhưng ông đã có những phát biểu cụ thể trước Quốc hội và nó đã mang lại một nhận thức khác.
Ở đây tôi muốn nói là các ĐBQH, bên cạnh lĩnh vực đời sống, họ còn quan sát được ngay trong hoạt động Quốc hội. Tôi cho rằng đó là kết quả tương đối chính xác.
Đặc biệt, tôi quan tâm đến phiếu tín nhiệm thấp và tín nhiệm cao thì tôi thấy tương đối chính xác. Còn cái tín nhiệm thì nó như là một cái độ an toàn, yếu tố an toàn thôi. Người nào ở lĩnh vực ấy, giao thông, ngân hàng, tài chính và cả Thủ tướng nữa, rõ ràng số phiếu tín nhiệm khá cao. Đương nhiên là tương quan đối với số phiếu không hài lòng, tín nhiệm thấp nó cũng cao.
Cho nên tôi vẫn muốn nói, lần này là sự kiểm nghiệm lại cách đánh giá rất riêng ở Việt Nam, mà chúng ta cũng có không ít những mối băn khoăn, nay thì ít nhất nó giải tỏa được phần nào, tôi nghĩ lần sau nó sẽ khác hơn.
- Trong trường hợp của thống đốc Ngân hàng nhà nước thì có sự chuyển biến vượt bậc so với lần lấy phiếu trước. Ông có cho rằng đó là kết quả phản ánh đúng thực trạng của ngành ngân hàng?
Đây là một ẩn số, nhưng chúng tôi không thể nào làm khác được. Chúng tôi căn cứ vào các số liệu được công bố, hiệu ứng của đời sống xã hội, nó có chuyển biến căn bản thì đánh giá như vậy. Nhưng còn cụ thể thế nào thì phải để các nhà chuyên môn phân tích.
- Một số Bộ trưởng có số phiếu tín nhiệm thấp như Bộ trưởng Văn hóa, Y tế… , ông đánh giá như thế nào?
Lĩnh vực văn hóa chính là một vấn đề, tưởng như không quan trọng lắm, nhưng rõ ràng xã hội đòi hỏi rất lớn. Cả y tế, giáo dục cũng vậy, thấy ngay.
Hay tôi nói ví dụ số phiếu thấp của bộ trưởng Nội vụ chẳng hạn, lĩnh vực gần như ít ai chú ý, nhưng đã bộc lộ ra, tôi cho đó là chính xác. Tức là đang có những vấn đề của đời sống xã hội đặt ra. Nó là sự nhắc nhở với các vị ấy, không thể coi thường được, tức là sự quan sát của xã hội thông qua ĐBQH là chính xác.
16h chiều nay (15/11), Quốc hội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm với 50 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Ngay sau khi kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần 2 được công bố, đại biểu Dương Trung Quốc đã chia sẻ: ông không cảm thấy bất ngờ trước kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này.
Ông Quốc đánh giá kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này thể hiện sự khách quan, công tâm và đầy trách nhiệm trong việc bỏ phiếu.
50 chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn vừa được lấy phiếu tín nhiệm (Ảnh Quang Tùng) |
- Kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần 2 theo đánh giá của ông đã thực sự phản ánh đúng tâm tư của đại biểu và cử tri?
Tôi cho rằng, kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này đã thể hiện đúng sự đánh giá của cử tri về các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sát với đời sống của người dân.
Có thể, sự chưa hài lòng của người dân trong việc lấy phiếu cũng là một sự chia sẻ, vừa là sự đòi hỏi. Nhưng kết quả này tôi thấy, tôi cảm nhận, ví dụ như lĩnh vực giao thông đã từng là một lĩnh vực rất nhạy cảm, giờ đây đã có một con số rất khả quan, nó thể hiện, cho thấy không có gì khó khăn không vượt qua được.
Cái thứ 2 có những lĩnh vực tưởng như rất ít ai quan tâm, ví dụ như Bộ Nội vụ chẳng hạn thì rất thấp, chúng ta phải làm công tác đánh giá được cả những lĩnh vực mà nó không bộc lộ ra ngoài nhưng ta cũng có thể đánh giá được. Như thế, cách đánh giá này căn cứ vào yêu cầu của việc lấy phiếu tín nhiệm, thì tôi cho nó cũng có những thông số, thông điệp đáng ghi nhận.
Đương nhiên là với Chính phủ gồm các lĩnh vực rất đa dạng, phức tạp cho nên bao giờ đòi hỏi của người dân cũng cao hơn rất nhiều.
Ông Dương Trung Quốc trả lời báo chí sau khi Quốc hội công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm chiều nay (15/11) Ảnh HL |
- Trong lần lấy phiếu trước thì những người phiếu tín nhiệm thấp thiên về mảng kinh tế nhưng bây giờ nó lại tập trung vào lĩnh vực giáo dục, văn hóa và y tế. Ông đánh giá sao về sự thay đổi này?
Thực ra về mặt lấy phiếu thì không có gì khác, không có gì thay đổi cả. Nhưng lần này thời gian dài hơn, sự chiêm nghiệm trực tiếp hơn, và nó cũng có hiệu ứng của lần trước để các vị trong đối tượng ấy phải phấn đấu hơn.
Điều đó chúng ta cũng thấy được trong cái kết quả lần này, có người phấn đấu lên được, có người chưa phấn đấu lên được, thậm chí có người lại bộc lộ yếu kém hơn. Rõ ràng nếu nhìn và soi xét kỹ thì nó cũng phản ánh phần nào hiện thực mà chúng ta thấy.
Còn đương nhiên những lĩnh vực mà nó gắn với đời sống thì sự đánh giá cũng khó, sự hài lòng cũng khó. Các ĐBQH, ngoài nhận thức riêng của mình không thể không phản ánh cái tâm thế, cái nhận thức xã hội được. Tôi cảm thấy nó phản ánh tương đối gần với hiện thực với đời sống.
- Cái kết quả này có gì bất ngờ so với dự đoán của ông?
Tôi thấy không bất ngờ, hoàn toàn không bất ngờ với kết quả này.
- Có ý kiến cho rằng với những người bị đánh giá tín nhiệm thấp, để có sự thay đổi thì không chỉ bản thân họ mà còn liên quan nhiều các tầm vĩ mô nữa mới giải quyết được. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Tôi hiểu chuyện đó bởi vì những vấn đề của đời sống không chỉ do một Bộ quyết định được. Nhưng dẫu sao thì vẫn đòi hỏi Bộ chủ quản chịu trách nhiệm. Nên ở đây tôi rất muốn, bên cạnh con số này nó cần cả sự chia sẻ của xã hội nữa, chia sẻ, động viên, đối với những lĩnh vực khó khăn.
Tôi thấy một chi tiết rất hay, thí dụ như chi tiết của ông Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư, một lĩnh vực không liên quan trực tiếp, nhưng ông đã có những phát biểu cụ thể trước Quốc hội và nó đã mang lại một nhận thức khác.
Ở đây tôi muốn nói là các ĐBQH, bên cạnh lĩnh vực đời sống, họ còn quan sát được ngay trong hoạt động Quốc hội. Tôi cho rằng đó là kết quả tương đối chính xác.
|
Cho nên tôi vẫn muốn nói, lần này là sự kiểm nghiệm lại cách đánh giá rất riêng ở Việt Nam, mà chúng ta cũng có không ít những mối băn khoăn, nay thì ít nhất nó giải tỏa được phần nào, tôi nghĩ lần sau nó sẽ khác hơn.
- Trong trường hợp của thống đốc Ngân hàng nhà nước thì có sự chuyển biến vượt bậc so với lần lấy phiếu trước. Ông có cho rằng đó là kết quả phản ánh đúng thực trạng của ngành ngân hàng?
Đây là một ẩn số, nhưng chúng tôi không thể nào làm khác được. Chúng tôi căn cứ vào các số liệu được công bố, hiệu ứng của đời sống xã hội, nó có chuyển biến căn bản thì đánh giá như vậy. Nhưng còn cụ thể thế nào thì phải để các nhà chuyên môn phân tích.
- Một số Bộ trưởng có số phiếu tín nhiệm thấp như Bộ trưởng Văn hóa, Y tế… , ông đánh giá như thế nào?
Lĩnh vực văn hóa chính là một vấn đề, tưởng như không quan trọng lắm, nhưng rõ ràng xã hội đòi hỏi rất lớn. Cả y tế, giáo dục cũng vậy, thấy ngay.
Hay tôi nói ví dụ số phiếu thấp của bộ trưởng Nội vụ chẳng hạn, lĩnh vực gần như ít ai chú ý, nhưng đã bộc lộ ra, tôi cho đó là chính xác. Tức là đang có những vấn đề của đời sống xã hội đặt ra. Nó là sự nhắc nhở với các vị ấy, không thể coi thường được, tức là sự quan sát của xã hội thông qua ĐBQH là chính xác.
Video: Quốc hội công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 50 chức danh chủ chốt
Đối với ngành y tế, thì tôi muốn nhắc lại một lần nữa, con số đó phản ánh một thực tế của bản thân những vấn đề của ngành y tế, nó rất lớn, và gắn với đời sống, gắn liền với lợi ích của người dân, sự hài lòng của người dân và con số đó phản ánh đúng thôi. Tôi muốn là ở đây cần có cả sự chia sẻ, hơn là chỉ có sự đòi hỏi. Mà chúng ta biết rằng, lĩnh vực y tế, nếu muốn cải thiện thì phải có nhiều thứ khác nữa.
Cho nên ở đây, tôi vẫn muốn nhắc lại, mục đích cuộc bỏ phiếu của chúng ta như một sự cảnh báo nhắc nhở với những người chịu trách nhiệm, đặc biệt là với những lĩnh vực gắn với đời sống xã hội trực tiếp như y tế, giáo dục…
Bình luận