• Zalo

Tín hiệu bí ẩn nhất trong vũ trụ 'Wow!' được giải đáp?

Kinh tếThứ Năm, 21/01/2016 07:31:00 +07:00Google News

“Wow!” đã trở thành một bí ẩn kinh điển trong giới thiên văn và vũ trụ, làm đau đầu các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ qua.

“Wow!” đã trở thành một bí ẩn kinh điển trong giới thiên văn và vũ trụ, làm đau đầu các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ qua.

Vào ngày 15/8/1977, nhà thiên văn học người Mỹ Jerry Ehman đã phát hiện một hiện tượng thiên văn rất kì lạ. Một tín hiệu sóng vô tuyến đến từ vũ trụ đã trở nên mạnh và rối loạn một cách bất thường. Đến nỗi một số nhà khoa học tin rằng đây là tín hiệu bị ngắt quãng của người ngoài hành tinh phát ra. Ehman trong lúc xúc động đã viết vội dòng chữ “Wow!” to tướng bên cạnh các tín hiệu dưới dạng số do máy tính in ra.

Nhưng hiện nay, nhà thiên văn học Antonio Paris tuyên bố rằng ông đã tìm được câu trả lời cho bí ẩn huyền thoại này. Antonio kết luận không hề có sự góp mặt của người ngoài hành tinh trong hiện tượng này.

Tín hiệu Wow! có thể đến từ một cặp sao chổi có tên là 266P / Christensen và P / 2008 Y2 (Gibbs) khi chúng tăng tốc bay ngang qua vùng quan sát của kính thiên văn viễn vọng Big Ear nằm tại Đại học bang Ohio (nơi đã phát hiện ra tín hiệu Wow!). Ông nói. "Khi một thiên thể di chuyển đủ nhanh, chúng sẽ tạo thành một nguồn phát sóng vô tuyến”.

Tờ giấy ghi lại dữ liệu cùng dòng chữ này tuy khá đơn giản nhưng ẩn chứa một trong những bí ẩn lớn nhất mọi thời đại của thiên văn học. (Nguồn ảnh: universetoday.com)
Vũ trụ luôn bị ngập tràn với rất nhiều luồng sóng vô tuyến nhiễu loạn. Điều này khiến cho các kính thiên văn trên Trái Đất chị hấp thu có chọn lọc những tín hiệu có cường độ mạnh nhất. Vào năm 1977, kính thiên văn Big Ear đã ghi nhận được một tín hiệu rất mạnh mẽ. Lúc đó Giáo sư Ehman đã bị sốc khi nhìn thấy nó và ông tin chắc rằng đây là một sự kiện vô cùng bất thường.

Kính thiên văn chỉ ghi lại được tín hiệu “Wow!” kéo dài trong 72 giây trước khi nó hoàn toàn biến mất. Các nhà khoa học đề xuất tới hai giá trị tần số khác nhau cho tín hiệu này: 1,420.356 MHz và 1,420.4556 MHz. Con số 1.420 MHz tương ứng với bước sóng 21 cm, hay còn được gọi là vạch khí hydro (hydro line).

Hydro là một trong những nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ. Vì thế các tần số sóng vô tuyến do những nguyên tử này hấp thụ và phát ra luôn khá mạnh và mang tính chính xác cao.

Các nhà khoa học cùng thời với Ehman làm tại Viện tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất (SETI) vô cùng tin tưởng rằng tín hiệu “Wow!” là do những người ngoài hành tinh tạo ra. Giả thuyết này cho tới hiện nay vẫn còn được nhiều nhà khoa học theo đuổi.

Ehman và các đồng nghiệp của ông đã xác định được vị trí phát ra tín hiệu Wow! nằm ở vùng phía tây bắc của một cụm sao hình cầu được gọi là Messier 55. Khu vực này nằm gần chòm sao Nhân Mã, đây là chòm sao lớn nhất ở vùng Nam bán cầu.

Từ trước đó cho đến tận bây giờ, vẫn không có một tín hiệu nào tương tự như Wow! được ghi nhận. Các nhà thiên văn đã loại trừ một số nguyên nhân không hợp lý, chẳng hạn như sóng phát ra từ hoạt động của vệ tinh và tín hiệu phản xạ từ bề mặt của Trái đất. Duy chỉ còn giả thuyết là do sóng của người ngoài hành tinh tạo ra là vẫn còn trụ vững.

Nhà thiên văn học Antonio Paris đến từ Đại học St Petersburg giải thích rằng nếu do người ngoài hành tinh tạo ra thì xác suất mà chúng xuất hiện một lần nữa tại vị trí cũ là rất cao. Tuy nhiên Wow! là một hiện tượng chưa từng có tiền lệ và đến hiện nay cũng chưa từng được lặp lại. Điều này chứng tỏ Wow! được tạo ra từ một sự kiện chỉ xảy ra duy nhất một lần rồi hoàn toàn biến mất.

Antonio nói rằng tín hiệu này có thể đã được tạo ra bởi cặp sao chổi bay xuyên qua đám mây khí hydro có kích thước khổng lồ nằm trong vùng quan sát của kính thiên văn Big Ear.

Sau khi lần ngược lại quỹ đạo đi của sao chổi vào thời điểm năm 1977, Antonio nói rằng thật sự cặp sao chổi này đã nằm ở vùng lân cận của chòm sao Messier 55. Điều này trùng khớp với vị trí của tín hiệu Wow mà Giáo sư Ehman đã xác định vào thời điểm đó.

Để kiểm tra giả thuyết của mình, Antonio đề nghị các nhà khoa học chuẩn bị kế hoạch quan sát khi các sao chổi quay trở lại cùng một vùng trời tương tự như năm 1977.

Ông nói. "Sao chổi 266P / Christensen sẽ bay vào khu vực này đầu tiên vào ngày 25 tháng 1 năm 2017, sau đó P / 2008 Y2 (Gibbs) sẽ tiếp tục xuất hiện vào ngày 07 tháng 1 năm 2018. Nếu giả thuyết của tôi chính xác thì tín hiệu Wow! một lần nữa sẽ quay trở lại”.

Vì vậy, chúng ta sẽ cần phải chờ thêm vài năm nữa để kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết trên. Nhưng hiện nay đã có một số ý kiến phản bác về vấn đề này. Nếu sao chổi tạo ra các sóng vô tuyến ở tần số 21 cm thì đáng lẽ ra chúng ta đã nhận được khá nhiều những tín hiệu tương tự như Wow! vì thật sự hiện tượng sao chổi bay vào vùng khí hidro nằm gần Trái Đất cũng không phải là hiếm. Sự phản bác này đã khiến cho những người ủng hộ cho giả thuyết người ngoài hành tinh vẫn còn tiếp tục nuôi hy vọng.

Nguồn: Kiến Thức
Bình luận
vtcnews.vn