Một trong hai du kích trong Đội du kích Tây Tiến năm xưa còn sống là cụ Lương Văn Pém - đang sinh sống tại bản Sim, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết: Bộ đội Tây Tiến có mặt tại Sài Khao trong thời gian từ năm 1946.
Lần theo những thông tin của cụ Pém cung cấp, chúng tôi trở lại Sài Khao và tìm thấy một số hình ảnh cuộc sống của bộ đội Tây Tiến xưa. Đó là vườn bưởi năm xưa bộ đội Tây Tiến trồng trong thời gian trú ẩn, làm nhiệm vụ ở Sài Khao. Vườn bưởi này nằm bên cạnh ruộng bậc thang lớn nhất vùng. Theo thời gian, nhiều gốc bưởi đã bị đổ, mục nát.
Cô Lê Thị Xuân- Giáo viên trường mầm non Sài Khao cho biết: Vườn bưởi này có từ rất lâu, chúng tôi nghe mọi người kể lại là của bộ đội Tây Tiến trồng.
Hiện nay, diện tích đất của vườn bưởi thuộc sự quản lý của một hộ gia đình ở bản Trung Thắng. Ngoài vườn bưởi ra, được biết, còn nhiều dấu tích của cuộc sống bộ đội Tây Tiến xưa như ao kè nuôi cá, hang trú ẩn…
Theo TPO
Vùng đất Sài Khao trước đây là cả một vùng rộng lớn, bao gồm một diện tích lớn ở các xã Mường Lý, Tam Chung bấy giờ. Còn Sài Khao bấy giờ chỉ là một bản của xã Mường Lý. Thế nên, vườn bưởi của bộ đội Tây Tiến trồng năm xưa hiện thuộc địa danh bản Trung Thắng, xã Mường Lý.
Một trong số những cây bưởi còn lại |
Lần theo những thông tin của cụ Pém cung cấp, chúng tôi trở lại Sài Khao và tìm thấy một số hình ảnh cuộc sống của bộ đội Tây Tiến xưa. Đó là vườn bưởi năm xưa bộ đội Tây Tiến trồng trong thời gian trú ẩn, làm nhiệm vụ ở Sài Khao. Vườn bưởi này nằm bên cạnh ruộng bậc thang lớn nhất vùng. Theo thời gian, nhiều gốc bưởi đã bị đổ, mục nát.
Cô Lê Thị Xuân- Giáo viên trường mầm non Sài Khao cho biết: Vườn bưởi này có từ rất lâu, chúng tôi nghe mọi người kể lại là của bộ đội Tây Tiến trồng.
Hiện nay, diện tích đất của vườn bưởi thuộc sự quản lý của một hộ gia đình ở bản Trung Thắng. Ngoài vườn bưởi ra, được biết, còn nhiều dấu tích của cuộc sống bộ đội Tây Tiến xưa như ao kè nuôi cá, hang trú ẩn…
Theo TPO
Bình luận