Những điện thoại thương hiệu Việt như Hi-Mobile, BlueFone, Hanel, Mobell, Cayon và K-Touch,... đã từng xuất hiện trên thị trường nhưng nhanh chóng rút khỏi cuộc chơi.
Hi-Mobile
Những ngày đầu tháng 8/2012, những chiếc điện thoại Hi-Mobile đã được một số cửa hàng bán lẻ lặng lẽ đưa ra khỏi quầy khi nhà sản xuất – Công ty cổ phần Tập đoàn HiPT công bố bỏ thương hiệu này.
HiPT "khai tử" Hi-Mobile bằng một văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo sản phẩm Hi-Mobile đã được chuyển giao cho Công ty TNHH một thành viên Phân phối Hà Nội Belico.Điện thoại Hi-Mobile.
Về nguyên nhân không tiếp tục phát triển máy Hi Mobile, thời điểm đó một vị đại diện của HiPT cho biết HiPT muốn chuyển hướng kinh doanh và không đẩy mạnh mảng thiết bị di động để tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực cốt lõi khác.
Các dòng máy của Hi-Mobile chủ yếu là phân khúc giá rẻ với 4 mẫu di động nổi bật P05, i06, i08 và i09, ở phân khúc giá rẻ.
BlueFone
Không chỉ có Hi-Mobile, một số thương hiệu khác như BlueFone của Tập đoàn CMC cũng lặng lẽ ra đi. Dù không được công bố, song theo các nhà kinh doanh bán lẻ thì điện thoại BlueFone đã bị "khai tử khi họ không nhận được sự hỗ trợ nào từ các hãng sản xuất của thương hiệu nói trên.
Các mẫu điện thoại BlueFone thiết kế và các đề xuất về cấu hình của CMC, còn sản xuất do đối tác ở Trung Quốc đảm nhiệm.
Những mẫu di động của BlueFone có chứa tới 4 sim, trong đó có 2 sim online và cả phiên bản sở hữu 3 sim 3 sóng online. Vào thời điểm đó, nhà sản xuất cho rằng, việc một người sở hữu nhiều sim là điều bình thường, các mẫu di động hai, ba, thậm chí 4 sim sẽ hỗ trợ người dùng tiện lợi hơn trong việc chuyển đổi mạng.Điện thoại BlueFone của Tập đoàn CMC.
Tuy nhiên, BlueFone của CMC cũng không tránh khỏi việc bị khai tử tại thị trường Việt Nam.
Hanel
Cũng giống như Hi-Mobile hay BluFone, Hanel đã bị khai tử tại thị trường Việt do lợi nhuận kinh doanh đi xuống và khả năng cạnh tranh thấp.
Có thể nói, Hanel Mobile là thương hiệu điện thoại di động Việt Nam đầu tiên do một đơn vị thuộc khối nhà nước sản xuất và phân phối. Những mẫu điện thoại nổi bật của Hanel gồm có H69, B880, H790, H680, H690, H1000 và S100. Vào thời điểm năm 2011, điện thoại Hanel nhắm vào phân khúc giá rẻ từ 600 nghìn đồng tới 1 triệu đồng.Điện thoại Hanel.
Mobell, Cayon và K-Touch
Mobell, Cayon và K-Touch thuộc sở hữu của Công ty Vũ Huy Hoàng. Những dòng điện thoại này vào thời điểm năm 2010-2011, giá chỉ dưới 3 triệu đồng một chiếc, và được đánh giá là tính năng cảm ứng đầy đủ và nhiều ứng dụng hấp dẫn...
Tuy nhiên, chỉ đến đầu năm 2012, những chiếc điện thoại của Công ty Vũ Huy Hoàng đã không chịu được cơn “vũ bão” của các hãng điện thoại nước ngoài như Samsung, Apple, ... và buộc phải rút khỏi thị trường.Điện thoại K-Touch.
Một số hãng điện thoại thương hiệu Việt khác dù vẫn duy trì sản phẩm trên thị trường nhưng đều vấp phải những khó khăn, tình hình kinh doanh đi xuống, đơn cử như thương hiệu Bavapen của Thành Công Mobile, Q-mobile, Mobiistar,...
Nguồn: Bizlive
Bình luận