Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định Hội nghị Trung ương 8 khoá XII giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước đúng quy định của Hiến pháp cũng như nguyện vọng của cử tri và nhân dân.
Ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương cho rằng nếu được tán thành, từ nay về sau áp dụng mô hình Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước, không tách ra nữa.
Đại biểu Quốc hội cho rằng việc 100% uỷ viên Trung ương thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước chính là thể hiện "ý Đảng, lòng dân".
Tại lễ truy điệu trang nghiêm thành kính sáng nay 27/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài điếu văn đầy xúc động tiễn biệt người đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Thành phố biển miền Nam Sochi được Tổng thống Nga lựa chọn là nơi tiếp đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 6/9, đây là nơi có nhiều ý nghĩa ngoại giao đặc biệt với nhà lãnh đạo Nga, cho thấy ngoài yếu tố chính trị, ông còn đề cao sự thân thiết, gần gũi trong quan hệ Nga-việt.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn Nga TASS cho biết chuyến thăm Nga sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga, tăng cường sự gắn bó chiến lược và thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm chính thức tới Liên bang Nga và hội đàm cùng Tổng thống Vladimir Putin tại Sochi, Nga ngày 6/9, Điện Kremlin cho biết trong một tuyên bố.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Công tác đối ngoại tiếp tục góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, nhất là đối tác ưu tiên, quan trọng đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững...
Sáng nay (13/8), Hội nghị Ngoại giao 30 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII” khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội.
Trong buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng người làm tuyên giáo cần được bồi dưỡng để có bản lĩnh, trí tuệ tốt, nói được, làm được, thuyết phục được, không bị cám dỗ, mua chuộc bởi các thế lực xấu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cuộc chiến phòng chống tham nhũng đến nay đã có những kết quả bước đầu nhưng vẫn còn khó khăn gian khổ, lâu dài, chịu sức ép từ nhiều phía.
Tổng Bí thư cho rằng thời gian qua nhiều đối tượng đã cố tình kích động người dân xuống đường gây rối, bạo loạn nên cần hết sức tỉnh táo để không mắc mưu kẻ địch.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng bên cạnh những thành quả đã đạt được vẫn còn nhiều khuyết điểm, cụ thể trong công tác chỉ đạo, kiểm tra còn tình trạng trên thì vội vã dưới nhiều nơi thư thả.
Tổng Bí thư cho rằng Hội nghị Trung ương 7 đề cao giải pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, chủ nghĩa cá nhân, họ hàng trong công tác cán bộ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, gần đây, việc xử lý kịp thời, nghiêm minh một số tổ chức, cá nhân vi phạm đã góp phần cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ cán bộ.
Chiều 26/3 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Quốc hội ở thủ đô Paris, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Francois De Rugy đã dự Lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Pháp (1973-2018).
Trưa 26/3 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp gỡ thân mật đại diện trí thức trẻ Việt Nam tại Pháp, trong đó có những nhà khoa học, chuyên gia trên các lĩnh vực, có vị trí quan trọng tại nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Pháp.
Nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Pháp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết "Triển vọng tốt đẹp của quan hệ Việt - Pháp" đăng trên báo "Thế giới" (Le Monde) của Pháp.