ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng là phiên tòa có "tính lịch sử", đây vừa là bài học lớn của Đảng, đồng thời cũng là cơ hội để lấy lại niềm tin của nhân dân.
Các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh hy vọng phiên tòa diễn ra khách quan, Hội đồng xét xử tạo điều kiện để luật sư trình bày hết quan điểm bào chữa.
Ngày 8/1, TAND TP Hà Nội sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm cựu Ủy viên Bộ Chính trị - ông Đinh La Thăng, theo cáo trạng, ông Thăng sẽ đối diện với bản án từ 10-20 năm tù.
Dưới thời ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), hàng loạt Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc đã bị 'mất ghế', có người bị giáng chức, có người bị chuyển công tác, tuy nhiên, sau đó, có người lại nhanh chóng quay trở về chức vụ cũ.
Tin tức từ Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, Hội đồng quản trị đơn vị vừa có quyết định bổ nhiệm có thời hạn đối với ông Nguyễn Viết Hiệp làm Tổng giám đốc công ty kể từ ngày 1/1/2018.
Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây thiệt hại 800 tỉ đồng tại OceanBank, trong giai đoạn bị truy tố, bị can Đinh La Thăng nhận trách nhiệm trước pháp luật với tư cách người đứng đầu PVN và xin được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Ông Đinh La Thăng bị cáo buộc đã làm trái chỉ đạo của Chính phủ trong việc cho PVN góp vốn đầu tư vào OceanBank, là nguyên nhân khiến PVN mất 800 tỷ đồng.
Một trong ba luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng cho biết, thân chủ của mình nói: “Nếu được phép thì tôi xin tha cho những người đã thực hiện lệnh của tôi, mà lệnh đó là sai”.
Có vai trò thứ hai trong vụ án, ông Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc phạm cả hai tội danh, với tội Tham ô tài sản, khung hình phạt truy tố lên tới án tử hình, tội còn lại có khung hình phạt cao nhất là 20 năm.
Cơ quan An ninh điều tra đã ra kết luận điều tra đại án xảy ra tại PVN và PVC, đồng thời đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 bị can khác trong cùng vụ án.
Cơ quan điều tra kết luận, ông Đinh La Thăng có thái độ khai báo chưa thành khẩn, né tránh trách nhiệm, hợp thức hóa tài liệu không đúng bản chất sự việc để đối phó, gây cản trở hoạt động điều tra.
Ông Thăng khai việc ký nghị quyết trước khi có ý kiến của chính phủ là để thống nhất trong HĐQT để ban hành chủ trương; sau khi báo cáo Thủ tướng và được đồng ý bằng văn bản thì mới chuyển tiền mua cổ phần.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngà, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cho rằng qua xét xử một số vụ việc tham nhũng, thấy hình như không ít cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao, trơ trẽn quá.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam, người từng bị ông Đinh La Thăng cách chức vừa được bổ nhiệm thêm chức vụ mới.
Vụ thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng của Tổng công ty CP xây lắp dầu khí (PVC) tiếp tục được mở rộng; không chỉ cựu Chủ tịch PVC Trịnh Xuân Thanh chịu quy án, mới đây ông Đinh La Thăng, cựu chủ tịch PVN cũng chung số phận.
Đáng chú ý là trường hợp ông Phạm Tuấn Anh nhanh chóng trở lại chức vụ cũ và nhận lương khủng sau khi bị ông Đinh La Thăng ra lệnh 'trảm' tại Tổng công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Nam.
Ông Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Quốc Khánh cùng bị bắt về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Lực lượng công an có mặt tại tòa CT4, khu đô thị Mỹ Đình - Sông Đà (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội), nơi có nhà riêng của ông Đinh La Thăng để tiến hành khám xét.