Nhiều ngày sau khi cơn lũ dữ quét qua, xã biên giới Thanh Hoá vẫn bị cô lập, cách duy nhất để đem hàng tiếp trợ đến nơi đây là đi bộ trên con đường bị sạt lở ven sườn núi rồi băng qua sông trên bè mảng.
"Lúc đó, nghe tiếng con kêu, em cố để cứu con trước, khi cứu được con cảm giác như toàn thân bị nát ra, em gọi vợ, nhưng không nghe tiếng trả lời...", Sung Văn Pó rơm rớm nước mắt kể lại.
Bí thư Huyện ủy Mường Lát (Thanh Hoá) cho biết, chính quyền địa phương đang lập phương án dựng nhà sàn lắp ghép khung sắt cho dân vùng lũ để có thể tháo lắp và di chuyển.
Nước càng lúc càng dâng cao, nhà cửa rung lên bần bật, biết có chuyện chẳng lành, dân bản Poọng (xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) dắt díu nhau bỏ nhà cửa chạy lũ giữ mạng.
Nhiều nơi ở Thanh Hóa vẫn chìm trong biển nước do nước lũ ở các sông dâng cao, mưa lũ cũng khiến 3 người tại tỉnh này mất tích, hàng trăm căn nhà bị hư hỏng.
Đại diện Huyện uỷ Quan Hoá, Thanh Hoá bác tin đồn vỡ đập thuỷ điện Trung Sơn và cho biết cơ quan chức năng đang truy tìm những kẻ tung tin đồn bịa đặt về sự việc.
Sáng 18/8, nước sông Mã (đoạn chảy qua TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá) dâng cao làm nhiều nơi ngập sâu, sạt lở khiến hơn 6.000 người dân phải sơ tán đến nơi an toàn.
May mắn sống sót khi bám vào được gốc cây to lúc lũ quét ập vào nhà, anh Vi Văn Dũng (xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) bàng hoàng kể lại phút giây đau lòng chứng kiến cả gia đình bị lũ cuốn trôi.
Trại giam số 5 tại Nông trường Thống Nhất, huyện Yên Định (Thanh Hóa) có 2 hệ thống chuồng trại với quy mô khoảng 4.000 con lợn, hiện toàn bộ diện tích đều bị ngập sâu, hàng nghìn con lợn bị chết đuối.
Thấy nước sông Bưởi tràn qua đê phía xã Thạch Định, hàng trăm hộ dân ở thị trấn Kim Tân (Thạch Thành, Thanh Hóa) liền vội vàng chuyển đồ đạc, tài sản đến nơi an toàn để tránh trú do lo sợ vỡ đê như năm 2007.