Ngày 24/1, luật sư Nguyễn Thị Thúy Kiều (người bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương) đã chỉ ra hàng loạt dấu hiệu thay đổi, chỉnh sửa trong hồ sơ, mà theo bà là được VKS dùng làm "căn cứ buộc tội chính" để buộc tội với bị cáo Lương.
HĐXX vụ án liên quan đến sự cố chạy thận khiến 9 người chết quyết định bác đề nghị của luật sư về việc tạm ngừng phiên tòa vì có chứng cứ liên quan đến đầu độc.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn, đề nghị tạm ngừng phiên tòa để cung cấp chứng cứ vì có dấu hiệu của vụ án “đầu độc giết người”.
Trước tòa, cựu giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương nói mình với bị cáo Hoàng Công Lương “tình như chú cháu, nghĩa như thầy trò” và rất tin tưởng bác sĩ trẻ này.
Tại phần thủ tục phiên xét xử vụ án liên quan đến sự cố y khoa làm 9 người chết ở BVĐK tỉnh Hòa Bình, các luật sư một lần nữa đề nghị hoãn phiên tòa để trưng cầu giám định tâm thần đối với bác sĩ Hoàng Công Lương.
Theo luật sư của Hoàng Công Lương, bị cáo đủ điều kiện sức khỏe để dự phiên tòa xét xử vụ án sự cố y khoa làm làm 9 người chết ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Do bị cáo Hoàng Công Lương vắng mặt nên TAND thành phố Hòa Bình quyết định hoãn phiên xét xử vụ chạy thận làm 9 người chết, phiên tòa sẽ mở lại vào ngày 14/1.
Sáng 8/1, phiên toàn xét xử 7 người liên quan trách nhiệm trong sự cố y khoa khiến 9 bệnh nhân chạy thận thiệt mạng tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình vẫn diễn ra như dự kiến, dù trước đó gia đình bác sĩ Hoàng Công Lương có đơn xin cho bị cáo Lương vắng mặt.
Theo quyết định của TAND TP Hòa Bình, trong phiên tòa xét xử vụ án sự cố chạy thận làm 9 người chết ở Hòa Bình có tới 10 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương.
Sau nhiều tháng trả lại hồ sơ, mới đây lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình cho biết, TAND TP Hòa Bình sẽ mở lại phiên xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương cùng 6 bị can trong vụ chạy thận làm 9 người chết xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Bác sĩ Hoàng Công Lương không đồng ý với bản cáo trạng truy tố tội danh "Vô ý làm chết người" với khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù mới đây của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hoà Bình.
VKSND tỉnh Hòa Bình cho rằng, có dấu hiệu buông lỏng việc kiểm soát chất lượng nước dùng để lọc máu thận nhân tạo nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh của các cơ quan quản lý nhà nước.
Các gia đình nạn nhân đều cho rằng bác sĩ Hoàng Công Lương vô tội, tuy nhiên theo cáo trạng mới nhất của VKS, bác sĩ Lương đã chủ quan ra y lệnh điều trị.
Cơ quan CSĐT xác định, sau khi xảy ra sự cố chạy thận khiến 9 người chết, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình yêu cầu cấp dưới hoàn thiện hồ sơ, sổ sách, ghi thêm phân công bác sĩ Hoàng Công Lương phụ trách đơn nguyên thận để nộp cơ quan điều tra.
Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Hòa Bình đề nghị truy tố 7 bị can liên quan sự cố chạy thận nhân tạo khiến 9 người chết xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Thiên Sơn liên quan đến sự cố chạy thận ở Hòa Bình làm 9 bệnh nhân chạy thận thiệt mạng.
Cơ quan CSĐT công an tỉnh Hòa Bình có quyết định thay đổi tội danh của bác sĩ Hoàng Công Lương thành tội Vô ý gây chết người vì sự cố chạy thận làm 9 người chết tại Hòa Bình.
Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố bị can đối với ông Trương Quý Dương – nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tổng hội Y học Việt Nam có hồi âm sau khi bác sĩ Hoàng Công Lương - một trong 5 người bị khởi tố trong vụ tai biến chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình - gửi đơn khiếu nại tới các cơ quan chức năng về kết luận điều tra bổ sung vụ án.