Đa số đại biểu Quốc hội muốn cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Hơn 77,5% số đại biểu Quốc hội đồng tình với đề xuất cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ tại dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi).
Hơn 77,5% số đại biểu Quốc hội đồng tình với đề xuất cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ tại dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi).
Chủ tịch Quốc hội cho rằng dịch vụ đòi nợ là yêu cầu thực tế, thay vì cấm thì nên bổ sung quy định điều kiện chặt chẽ, không phải quản lý không được thì cấm.
Dịch vụ đòi nợ được bổ sung vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại điều 6 của Luật Đầu tư.
VCCI đề nghị bỏ điều kiện “mức vốn điều lệ thực có đối với ngành, nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2 tỷ đồng và giám đốc phải có bằng đại học" trong dự thảo sửa đổi Nghị định 104.
Theo Dự thảo thay thế Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, nhân viên đi đòi nợ thuê phải tốt nghiệp trung cấp trở lên, sếp quản lý phải có bằng đại học, phải cấp thẻ cho nhân viên khi đi hoạt động...
Bộ Tài chính cho rằng, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thời gian qua chủ yếu phức tạp về an ninh, trật tự cho nên cần “quản” chặt những yếu tố này thay vì đòi hỏi cần vốn tối thiểu là 2 tỷ đồng.
Không chỉ bỏ quy định vừa đưa ra này, Bộ Tài chính còn muốn bỏ nhiều điều kiện kinh doanh với doanh nghiệp đòi nợ.