Cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế bật khóc xin án tù, không tử hình
Sáng 18/7, tại phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu, bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) đã bật khóc, xin được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Sáng 18/7, tại phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu, bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) đã bật khóc, xin được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Sau khi VKS đề nghị mức án tử hình, gia đình bị cáo Phạm Trung Kiên nộp thêm 8 tỷ đồng để khắc phục hậu quả, luật sư đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ tội cho bị cáo.
Theo VKS, các bị cáo nhận hối lộ có chức vụ quyền hạn cao, sau khi thực hiện hành vi phạm tội có dấu hiệu của việc thông đồng khai báo để che giấu hành vi phạm tội.
Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng kêu oan và cho rằng việc điều tra chỉ dựa vào lời khai không đúng sự thật, không có chứng cứ để quy kết bị cáo này.
Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hoà khai đã quyết tâm góp sức để cứu đồng bào ở vùng dịch về nước bởi sự thương cảm và nhiệt huyết.
Tự bào chữa trước toà, bị cáo Trần Văn Dự - Cựu Cục phó A08 cho rằng việc nhận hối lộ là vô tình và nói thêm ''37 năm rất sạch, 6 tháng cuối cùng dính tí bẩn''.
Tự bào chữa, bị cáo Hoàng Văn Hưng liên tục kêu oan và cho rằng cơ quan tố tụng đã bỏ lọt hành vi phạm tội của cựu Phó giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn.
Đại diện VKS cho rằng căn cứ kết quả điều tra, lời khai của nhân chứng, bị cáo, đủ căn cứ xác định ông Tuấn nhận từ Hằng 1 triệu USD và chuyển 800.000 USD cho Hưng.
Phần luận tội, VKS cho rằng, qua hành vi của Phạm Trung Kiên, cần kiến nghị, điều tra làm rõ trách nhiệm của Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên trong giai đoạn 2 vụ án.
Sáng nay, đại diện VKS đưa ra mức án đề nghị với 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu, trong đó đề nghị mức án tử hình cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế .
Để tạo điều kiện cho luật sư và các bị cáo cung cấp thêm chứng từ liên quan số tiền khắc phục hậu quả vụ án, HĐXX tạm dừng phiên tòa vụ chuyến bay giải cứu.
Trong suốt 4 ngày diễn ra phiên tòa xét xử vụ "chuyến bay giải cứu", 25 bị cáo từng là lãnh đạo, cán bộ của nhiều bộ, ngành đã trình bày nguyên cớ nhận tiền.
Tại phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu”, một chủ doanh nghiệp khai, đến tận khi có thông tin khởi tố vụ án, doanh nghiệp mới không bị ép đưa tiền.
Đại diện Viện kiểm sát công bố nội dung hồ sơ điều tra, trong khoảng thời gian ngắn, giữa cựu Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn và Hoàng Văn Hưng có tới hơn 400 cuộc gọi.
Cựu Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn bật khóc khi toà nhắc đến cáo buộc nhận hối lộ 2,65 triệu USD để chạy án trong vụ chuyến bay giải cứu.
Cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng cho rằng bị cáo không đòi hỏi, không ra điều kiện gì với doanh nghiệp, bị cáo có nhận quà nhưng không mở ra xem.
Khi chủ doanh nghiệp nhờ giúp đỡ chủ trương cấp phép chuyến bay, ông Tô Anh Dũng bảo lần sau không cần đưa tiền nữa, nhưng vẫn nhận thêm 7 lần, tổng 8,5 tỷ đồng.
Chủ tịch Công ty Vijasun khai để được cấp phép, mỗi chuyến bay doanh nghiệp này phải chi cho Phạm Trung Kiên và Vũ Anh Tuấn 150 triệu đồng, nếu không sẽ bị làm khó.
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, sẽ có 105 luật sư tham gia bào chữa nhưng do một số bị cáo từ chối nên nhiều luật sư đã thôi tham gia phiên tòa.
Ông Tô Anh Dũng - Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao cùng 53 người bị đưa ra xét xử với nhiều tội danh trong đại án “chuyến bay giải cứu”.
Sáng 11/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu” xảy ra tại Bộ Ngoại giao và một số tỉnh, thành phố.
Trong vụ “chuyến bay giải cứu”, tổng số tiền bị can Kiên nhận hối lộ là hơn 42 tỷ đồng, những lần người này nhận hối lộ, có doanh nghiệp phải “mặc cả xin bớt”.
Sau khi nộp 1,7 tỷ đồng, ông Chử Xuân Dũng đã tác động gia đình để khắc phục nốt số tiền còn lại trong tổng số hơn 2 tỷ đồng nhận hối lộ.
TAND TP Hà Nội sẽ đưa ra xét xử vụ Chuyến bay giải cứu vào ngày 11/7
Thủ tướng Phạm Minh Chính kỷ luật buộc thôi việc ông Vũ Hồng Nam - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản do đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, trong vụ án "chuyến bay giải cứu", 18 bị can bị truy tố tội "Nhận hối lộ" với khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Lãnh đạo Công ty ATA, Investco khai đã gặp vợ của cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng tại quán cà phê và đưa cho bà này một túi quà, bên trong có 50.000 USD.
Từ tháng 3 đến 4/2021, Nguyễn Quang Linh, cựu trợ lý Phó Thủ tướng đã nhận hối lộ 5 lần với số tiền hơn 4,2 tỷ đồng để phê duyệt 28 chuyến bay giải cứu.
Sau khi tạo điều kiện thuận lợi theo yêu cầu của doanh nghiệp, bị can Ngô Quang Tuấn và Vũ Hồng Quang đã nhận được hối lộ tiền tỷ.
Trong vụ án "chuyến bay giải cứu", cơ quan điều tra xác định người đưa nhiều tiền hối lộ nhất là Lê Hồng Sơn, Tổng giám đốc công ty Bluesky với số tiền hơn 100 tỷ.