Lũ trên các sông đang lên nhanh, báo động nguy cơ ngập úng toàn miền Bắc
Lũ sông Thao, sông Thương, sông Mã đang tiếp tục lên; mực nước trên sông Lục Nam, sông Hoàng Long và sông Bưởi đang dao động ở mức đỉnh, báo động lũ quét và sạt lở đất.
Lũ sông Thao, sông Thương, sông Mã đang tiếp tục lên; mực nước trên sông Lục Nam, sông Hoàng Long và sông Bưởi đang dao động ở mức đỉnh, báo động lũ quét và sạt lở đất.
Dù cơn bão số 3 Thần Sét đi qua đã làm 1 người chết, 4 người bị thương và thiệt hại tài sản nhất định nhưng về cơ bản, hậu quả không như dự báo khiến người dân thở phào.
Sau khi đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, bão số 3 đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề.
Dòng sông Tô Lịch (Hà Nội) trở nên “thơ mộng” sau khi cơn bão số 3 Thần Sét càn quét qua, khiến người dân ngỡ ngàng trước vẻ đẹp đó.
Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão số 3 Thần Sét, chiều 19/8, Hà Nội xuất hiện mưa lớn kèm gió giật mạnh, các phương tiện di chuyển khó khăn, gió dữ khiến người đi xe máy phải dắt bộ, tấp vào lề đường hoặc các tòa nhà lớn để tránh trú.
Vào lúc này tại Hải Phòng, bão số 3 đã gây mưa lớn trên toàn thành phố, sóng biển dữ dội đang liên tục đánh vào các bờ kè tại khu vực Đồ Sơn 1 và 2.
Làng cổ Triều Khúc (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) đang ngập trong biển nước và sắp biển thành ốc đảo, rất nhiều người dân không dám ra đường vì sợ điện giật.
Bên cạnh Thái Bình và Hải Phòng, Nam Định cũng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3, vào thời điểm này thì thời tiết đang chuyển biến rất xấu, mưa to và gió mỗi lúc càng mạnh.
Bão số 3 đổ bộ vào các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định... làm hàng loạt cây xanh bật gốc, các ngôi nhà tốc mái, các ki-ốt, biển quảng cáo bị giật sập.
Bão đã qua Hải Phòng, Thái Bình và đang hướng vào Hải Dương, Hưng Yên, phía nam Hà Nội.
Thủ tướng chỉ đạo các phó thủ tướng xuống các địa bàn để cùng người dân và chính quyền địa phương tìm cách khắc phục, hạn chế hậu quả, thiệt hại mà cơn bão số 3 có thể gây ra; nếu cần thiết, các Bộ, ngành, địa phương dừng các buổi họp để dành thời gian phòng chống bão.
Cơn mưa lớn cùng gió giật đã khiến nhiều tuyến đường ở các tỉnh miền Bắc ngập lụt nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc di chuyển của người dân.
Trước diễn biến nguy hiểm của bão số 3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa có công điện hỏa tốc gửi các Sở giáo dục và đào tạo, các trường thuộc các tỉnh khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 Thần Sét, tại Hà Nội đã xảy ra mưa lớn và dông lốc, trong cơn mưa một cây xà cừ cổ thụ bị bật gốc đè bẹp một chiếc xe ô tô đậu trước cửa Tháp Hà Nội.
Với sức gió giật cấp 10 - 11 ở Cửa Ông, Cô Tô (Quảng Ninh), mưa như trút nước, bão số 3 -Thần Sét - đã đổ bộ vào các tỉnh Đông Bắc khiến sóng biển cao từ 3 - 5m.
Bão số 3 đã quét qua huyện đảo Bạch Long Vĩ, với sức gió giật cấp 11, tại Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh đã bắt đầu xuất hiện các cơn mưa lớn, một số địa điểm sạt lở.
Dự báo chỉ khoảng trưa chiều 19/8, bão số 3 (bão Thần Sét) sẽ đổ bộ vào đất liền, để giảm thiểu những thiệt hại do bão gây ra, sau đây là một số việc cần làm trước khi bão đổ bộ.
Chiều 18/8, bão số 3 (tên quốc tế là Dianmu - tiếng Trung có nghĩa là Thần Sét) đã đi vào bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), dự báo bão sẽ đổ bộ vào khu vực Thái Bình - Nam Định nước ta trong trưa, chiều nay (19/8).
Cơn bão Thần Sét đã vượt qua bán đảo Lôi Châu đi vào vịnh Bắc Bộ vào chiều tối 18/8, hoàn lưu phía tây của cơn bão đã gây mưa rào và dông, một số nơi ở Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to.
Cơn bão số 3 được dự kiến sẽ quét qua các tỉnh Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, càng vào gần đất liền càng mạnh.
Trưa 17/8, áp thấp nhiệt đới hoạt động ở phía Bắc Biển Đông mạnh lên thành cơn bão số 3 trên vùng ven biển phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) với cường độ đạt cấp 8, giật cấp 9-10.