Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết ông cũng rất bức xúc trước các vụ việc bạo lực học đường, vi phạm đạo đức nhà giáo với tính chất và mức độ nghiêm trọng.
Trước những vấn nạn như bạo lực học đường, ấu dâm, gian lận thi cử,... đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đề xuất Quốc hội giám sát tối cao các vấn đề của ngành giáo dục.
Từ tháng 1/2017 đến cuối tháng 4/2019, huyện Củ Chi đã xảy ra 38 vụ xâm hại tình dục trẻ em và 1 vụ bạo lực học đường nghiêm trọng được trình báo lên công an.
Là đại sứ của chương trình “Chung tay vì an toàn của phụ nữ và trẻ em”, hoa hậu H'Hen Niê chia sẻ những kinh nghiệm ứng xử với MXH, an toàn trong trường học.
Thầy cô, nhà trường và xã hội có cố gắng đến đâu, nhưng nếu ngay trong gia đình, trẻ không được gieo yêu thương và mầm thiện, thì mọi nỗ lực chỉ là vô nghĩa.
Một học sinh trường Horizon (Hà Nội) bị chấn thương mức độ 3 do bị một nhóm học sinh trong trường đánh, nhưng nhà trường đã không thông báo sớm cho gia đình.
Nhiều nạn nhân của bạo lực học đường phải vật lộn với tổn thương tâm lý khi trưởng thành, có em chọn phương án tiêu cực, để lại nỗi đau dai dẳng cho người thân.
Một phụ huynh ở TP.HCM đã yêu cầu nhà trường phải bồi thường 100 triệu đồng vì con 3 tuổi bị bầm tím, trầy xước nhưng cách giải quyết của nhà trường lại không tới nơi tới chốn.
Chỉ vì chép nhầm khi làm bài kiểm tra, học sinh lớp 1 Trường Tiểu học số 1 Hồng thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã bị giáo viên chủ nhiệm tát 2 cái, cháu bé sau đó có dấu hiệu hoảng loạn và phải nhập viện điều trị vì bị chấn động sọ não.
Bên cạnh thành tích đáng khích lệ tại các kỳ thi Olympic quốc tế, ngành giáo dục năm 2018 dậy sóng với hàng loạt vụ bạo lực, dâm ô, gian lận trong thi cử.
Trước việc một cô giáo ở Quảng Bình cho học sinh tát bạn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ ông rất buồn và khẳng định việc làm của cô giáo là hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo.
Trường học không còn an toàn khi giáo viên đánh học sinh hoặc yêu cầu trẻ "đánh hội đồng" bạn, nhiều em qua đời khi tuổi còn quá trẻ bởi tội ác trong môi trường sư phạm.
"Hình thức bạo lực mà học sinh ở Quảng Bình phải chịu giống như bị hành hình thời trung cổ, khi mọi người đều xông vào ném đá một người, điều này khiến các em cảm thấy không an toàn trong môi trường sống của chính mình", TS Vũ Thu Hương nói.
"Pháp luật không cho phép giáo dục sử dụng hành động bạo lực dã man như vậy, nhất là đối với một đứa trẻ. Bất kỳ lý do gì, giáo viên cũng không được phép đánh học sinh", một luật sư nói.