Tàu ngầm Kilo của Việt Nam được trang bị ngư lôi tự dẫn chống tàu mặt nước, tàu ngầm đạt tầm phóng lên tới vài chục km, khó đánh chặn.
Trong bản báo cáo tình hình mua sắm vũ khí của Viện Nghiên cứu Vấn đề Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), xuất bản ngày 30/3/2014 đã tiết lộ một số thông tin về nhập khẩu vũ khí Việt Nam trong các năm vừa qua.
Theo đó, năm 2010, Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty Canada mua tổng cộng 6 thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter và trong giai đoạn 2012-2013 đã nhận được 3 chiếc. Năm 2012, Việt Nam đã mua 1 bộ radar EL/M-2088 AD-STAR của Israel với tổng trị giá 33 triệu USD và cũng nhận vào năm ngoái.
Ngoài ra Việt Nam đã nhận bàn giao toàn bộ 4 hệ thống trinh sát điện từ phát hiện máy bay tàng hình Kolchuga từ Ukraine trong năm 2013.
Đặc biệt, báo cáo cũng cung cấp một số thông tin về trang bị vũ khí cho 6 tàu ngầm Kilo Project 636 mà Việt Nam mua của Nga. Theo SIPRI, năm 2009, cùng với thương vụ mua 6 tàu ngầm Kilo, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 80 quả ngư lôi chống hạm nổi 56-65 và 80 quả ngư lôi chống tàu ngầm/hạm nổi TEST-71.
Tính đến năm 2013, mỗi loại ngư lôi Việt Nam đã nhận được 13 quả để trang bị cho 2 tàu ngầm Kilo mới nhận gồm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM.
Về tính năng kỹ thuật 2 loại ngư lôi, 53-65 (NATO định danh là ET-80) là mẫu ngư lôi có tính năng tự động dò tìm sóng chấn động để tìm - diệt tàu mặt nước do Liên xô thiết kế từ năm 1965 nhưng tới hiện nay vẫn là vũ khí tiêu chuẩn trên tàu ngầm Nga cùng nhiều nước khác.
Ngư lôi 53-65 có đường kính 533mm, nặng hơn 2 tấn, dài tới 7,94m, đạt tầm bắn hiệu quả 12km với tốc độ bơi 68,5 hải lý/h hoặc 22km với tốc độ kinh tế 44 hải lý/h, lắp đầu nổ nặng 300kg.
Loại ngư lôi này sử dụng động cơ đẩy tua bin với nhiên liệu dầu hỏa trộn hydro. Thay vì dò tìm sóng âm chủ động hay thụ động thì loại ngư lôi này được thiết kế để dò tìm sóng chấn động áp lực tạo ra bởi các con tàu đang di chuyển trên mặt nước.
Nhưng cũng giống với bất kỳ loại ngư lôi dò tìm bằng sóng âm khác nó không phân biệt được đâu là mục tiêu chính trong hạm đội nên sẽ đâm vào bất cứ con tàu nào đang di chuyển gần nhất. Hiện tại chưa có cơ chế đánh lạc hướng loại dò tìm này nên nó rất hữu hiệu khi dùng để tìm và diệt tàu.
Về phần TEST-71, đây là loại ngư lôi sử dụng để tấn công tàu mặt nước, tàu ngầm, trang bị hệ thống dẫn đường sóng âm với kết hợp hệ thống dây dẫn. TEST-71 có đường kính 533mm, dài 8,2m, lắp đầu nổ nặng 205kg, đạt tầm phóng 20k, độ sâu 400m.
Ngoài ngư lôi, trong năm 2013, Việt Nam đã nhận bàn giao từ Nga 10 quả tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E dùng cho hệ thống tấn công đa năng Klub-S trên tàu ngầm Kilo Project 636. Trong các năm tới 40 quả còn lại (ký mua năm 2009 50 quả) có thể được bàn giao cho tới khi Việt Nam nhận được hoàn toàn đủ bộ 6 tàu ngầm.
Ngoài vũ khí tàu ngầm, Việt Nam cũng đang nhận thêm các hỏa lực hải quân khác đã được ký kết từ nhiều năm trước đó.
Đối với vũ khí chống tàu mặt nước cho các tàu hộ vệ Gepard 3.9 và tàu tên lửa Molniya, giai đoạn 2008-2013, Việt Nam nhận tổng cộng 133/400 quả (theo hợp đồng kỳ năm 2004) tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E. Giai đoạn 1999-2013, Nga giao 390/400 quả tên lửa phòng không tầm thấp Igla-1 để trang bị cho các tàu tên lửa nhỏ BSP-500, Molniya.
» Việt Nam chống tàu ngầm ở Biển Đông thế nào?
» Tàu ngầm Hà Nội lợi hại thế nào?
Theo Kiến thức
Trong bản báo cáo tình hình mua sắm vũ khí của Viện Nghiên cứu Vấn đề Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), xuất bản ngày 30/3/2014 đã tiết lộ một số thông tin về nhập khẩu vũ khí Việt Nam trong các năm vừa qua.
Theo đó, năm 2010, Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty Canada mua tổng cộng 6 thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter và trong giai đoạn 2012-2013 đã nhận được 3 chiếc. Năm 2012, Việt Nam đã mua 1 bộ radar EL/M-2088 AD-STAR của Israel với tổng trị giá 33 triệu USD và cũng nhận vào năm ngoái.
Ngoài ra Việt Nam đã nhận bàn giao toàn bộ 4 hệ thống trinh sát điện từ phát hiện máy bay tàng hình Kolchuga từ Ukraine trong năm 2013.
Khoang phóng ngư lôi trên tàu ngầm Kilo Project 877EKM của Ấn Độ. |
Tính đến năm 2013, mỗi loại ngư lôi Việt Nam đã nhận được 13 quả để trang bị cho 2 tàu ngầm Kilo mới nhận gồm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM.
Về tính năng kỹ thuật 2 loại ngư lôi, 53-65 (NATO định danh là ET-80) là mẫu ngư lôi có tính năng tự động dò tìm sóng chấn động để tìm - diệt tàu mặt nước do Liên xô thiết kế từ năm 1965 nhưng tới hiện nay vẫn là vũ khí tiêu chuẩn trên tàu ngầm Nga cùng nhiều nước khác.
Ngư lôi chống hạm nổi 53-65. |
Loại ngư lôi này sử dụng động cơ đẩy tua bin với nhiên liệu dầu hỏa trộn hydro. Thay vì dò tìm sóng âm chủ động hay thụ động thì loại ngư lôi này được thiết kế để dò tìm sóng chấn động áp lực tạo ra bởi các con tàu đang di chuyển trên mặt nước.
Nhưng cũng giống với bất kỳ loại ngư lôi dò tìm bằng sóng âm khác nó không phân biệt được đâu là mục tiêu chính trong hạm đội nên sẽ đâm vào bất cứ con tàu nào đang di chuyển gần nhất. Hiện tại chưa có cơ chế đánh lạc hướng loại dò tìm này nên nó rất hữu hiệu khi dùng để tìm và diệt tàu.
Về phần TEST-71, đây là loại ngư lôi sử dụng để tấn công tàu mặt nước, tàu ngầm, trang bị hệ thống dẫn đường sóng âm với kết hợp hệ thống dây dẫn. TEST-71 có đường kính 533mm, dài 8,2m, lắp đầu nổ nặng 205kg, đạt tầm phóng 20k, độ sâu 400m.
Ngư lôi chống tàu ngầm, hạm nổi TEST-71. |
Ngoài vũ khí tàu ngầm, Việt Nam cũng đang nhận thêm các hỏa lực hải quân khác đã được ký kết từ nhiều năm trước đó.
Đối với vũ khí chống tàu mặt nước cho các tàu hộ vệ Gepard 3.9 và tàu tên lửa Molniya, giai đoạn 2008-2013, Việt Nam nhận tổng cộng 133/400 quả (theo hợp đồng kỳ năm 2004) tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E. Giai đoạn 1999-2013, Nga giao 390/400 quả tên lửa phòng không tầm thấp Igla-1 để trang bị cho các tàu tên lửa nhỏ BSP-500, Molniya.
» Việt Nam chống tàu ngầm ở Biển Đông thế nào?
» Tàu ngầm Hà Nội lợi hại thế nào?
Theo Kiến thức
Bình luận