Ngoài vai trò chi viện hỏa lực cho đơn vị bộ binh, pháo kích các mục tiêu của địch, pháo 2S3 Việt Nam còn có khả năng chống tăng cực mạnh.
Pháo tự hành 2S3 Akatsiya gần như là “anh em sinh đôi” với 2S1 trong biên chế của pháo binh Việt Nam khi nó cũng được phát triển đi vào phục vụ năm 1971. Loại pháo này cũng được sản xuất số lượng rất lớn, dây chuyền chế tạo hoạt động tới năm 1993 mới chấm dứt.
2S3 trang bị pháo D22 cỡ nòng 152mm, có tốc độ bắn 3-4 viên/phút, theo lý thuyết nó có thể bắn 30 viên/10 phút hoặc 75 viên/giờ. Số lượng đạn dữ trữ trong xe khoảng 40 viên, thường gồm 36 viên nổ phân mảnh và 4 viên chống tăng.
Pháo tự hành 2S3 Akatsiya gần như là “anh em sinh đôi” với 2S1 trong biên chế của pháo binh Việt Nam khi nó cũng được phát triển đi vào phục vụ năm 1971. Loại pháo này cũng được sản xuất số lượng rất lớn, dây chuyền chế tạo hoạt động tới năm 1993 mới chấm dứt.
2S3 trang bị pháo D22 cỡ nòng 152mm, có tốc độ bắn 3-4 viên/phút, theo lý thuyết nó có thể bắn 30 viên/10 phút hoặc 75 viên/giờ. Số lượng đạn dữ trữ trong xe khoảng 40 viên, thường gồm 36 viên nổ phân mảnh và 4 viên chống tăng.
háo tự hành 2S3 của Việt Nam. |
Tương tự 2S1, pháo D22 là thiết kế cải tiến từ pháo xe kéo D20 152mm nên nó dùng chung các loại đạn D20 như đạn vạch đường, đạn nổ phân mảnh, đạn chống tăng, đạn chiếu sáng và thậm chí là đạn hạt nhân. Biến thể 2S3M sau này còn có thể bắn đạn tự dẫn chính xác cao Krasnopol.
Để chống tăng, pháo tự hành 2S3 Akatsiya có góc nâng hạ từ -4 độ tới +60 độ lắp trong tháp pháo quay 360 độ. Với các viên đạn nổ phá nặng 43-34kg, pháo 152mm của 2S3 Akatsiya có thể tạo ra chấn động khủng khiếp khiến kíp lái xe bọc thép chiến đấu chết ngay lập tức.
Trong lịch sử chiến tranh, pháo tự hành SU/ISU-152 trong CTTG 2 bằng những phát đạn 152,4mm ML-20 cũng đã khiến kíp lái tăng Đức thiệt mạng vì chấn động mà nó tạo ra ngoài lớp giáp.
Với trang bị này, 2S3 Akatsiya được coi là vũ khí chống tăng cực hiệu quả khi nó có thể xé nát bất cứ dòng tăng nào dù được bọc giáp tốt nhất.
Ngoài vũ khí chính là khẩu pháo 152mm, 2S3 còn một súng máy phòng không cỡ 7,62mm đặt trên nóc tháp pháo. Xạ thủ có thể điều khiển bắn từ trong xe mà không cần chui ra ngoài.
Để chống tăng, pháo tự hành 2S3 Akatsiya có góc nâng hạ từ -4 độ tới +60 độ lắp trong tháp pháo quay 360 độ. Với các viên đạn nổ phá nặng 43-34kg, pháo 152mm của 2S3 Akatsiya có thể tạo ra chấn động khủng khiếp khiến kíp lái xe bọc thép chiến đấu chết ngay lập tức.
Trong lịch sử chiến tranh, pháo tự hành SU/ISU-152 trong CTTG 2 bằng những phát đạn 152,4mm ML-20 cũng đã khiến kíp lái tăng Đức thiệt mạng vì chấn động mà nó tạo ra ngoài lớp giáp.
Với trang bị này, 2S3 Akatsiya được coi là vũ khí chống tăng cực hiệu quả khi nó có thể xé nát bất cứ dòng tăng nào dù được bọc giáp tốt nhất.
Ngoài vũ khí chính là khẩu pháo 152mm, 2S3 còn một súng máy phòng không cỡ 7,62mm đặt trên nóc tháp pháo. Xạ thủ có thể điều khiển bắn từ trong xe mà không cần chui ra ngoài.
Video: Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV.
Ngoài sức mạnh của hỏa lực, 2S3 còn được đánh giá cao về sự cơ động khi 2S3 sử dụng khung thân xe bánh xích của hệ thống tên lửa đối không SA-4, lắp một động cơ diesel 520 mã lực cho phép đạt tốc độ 60km/h. Pháo 2S3 có thể vượt lũy cao 1,1m, hào rộng 2,5m và có tầm hoạt động lên đến 300km.
Theo số liệu được trang Global Firepower công khai, dù lực lượng pháo binh Việt Nam sở hữu khoảng 2.200 khẩu pháo các loại, đứng thứ 8 trên thế giới, thứ 6 châu Á và dẫn đầu Đông Nam Á nhưng số lượng pháo tự hành của Việt Nam lại không nhiều.
Sức mạnh chủ yếu của lực lượng này nằm ở 2 loại pháo là 2S1 Gvozdika và 2S3 Akatsiya (không rõ số lượng).
Nguồn: Đất Việt
Theo số liệu được trang Global Firepower công khai, dù lực lượng pháo binh Việt Nam sở hữu khoảng 2.200 khẩu pháo các loại, đứng thứ 8 trên thế giới, thứ 6 châu Á và dẫn đầu Đông Nam Á nhưng số lượng pháo tự hành của Việt Nam lại không nhiều.
Sức mạnh chủ yếu của lực lượng này nằm ở 2 loại pháo là 2S1 Gvozdika và 2S3 Akatsiya (không rõ số lượng).
Nguồn: Đất Việt
Bình luận