Đã có không ít nghệ sĩ bị trượt NSƯT, NSND chỉ vì "vạ miệng", kiêu căng, cái tôi lớn, nhưng cũng có trường hợp chính hội đồng xét tặng danh hiệu cũng vi phạm nguyên tắc nhưng đợt sau vẫn tiếp tục được "tín nhiệm".
Chuyện hi hữu: Thành viên hội đồng bị “gài bẫy”
Quá trình xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND trải qua 4 cấp, cấp thấp nhất cũng 5-7 người, cấp cao nhất là Hội đồng quốc gia cỡ chừng 30 thành viên của nhiều lĩnh vực. Để hiểu hết về các lĩnh vực khác là điều không phải thành viên nào cũng làm được.
Thế nên, chuyện sai sót là không tránh khỏi. Câu hỏi đặt ra, tại sao nghệ sĩ có sai sót, thậm chí là vạ miệng cũng bị đưa lên bàn cân đợt này qua đợt khác, nhưng chuyện hội đồng làm sai lại “chìm xuồng”?
Trong câu chuyện trao đổi với NSND Bùi Đắc Sừ, thành viên hội đồng cấp Bộ và cấp Nhà nước, ông chia sẻ rằng, từng nhiều lần ngồi ghế hội đồng, ông luôn làm đúng theo tinh thần trách nhiệm được giao, không tư lợi, không làm những điều khuất tất để mang tiếng và ngượng với đồng nghiệp.
Tuy nhiên, có một lần mà đến giờ, không chỉ ông mà các thành viên hội đồng khác cũng cảm thấy ân hận.
Đó là trường hợp của một họa sĩ sân khấu. Theo đánh giá của ông Bùi Đắc Sừ chỉ người này chỉ xứng NSƯT, dù có tên trong danh sách xét tặng NSND. Các thành viên trong hội đồng cũng đồng ý như vậy. Nhưng sau đó, nghệ sĩ này đến từng nhà của các thành viên để “nói khó” rằng, em biết mình kém, nhưng em chỉ xin anh một phiếu để khi công bố kết quả cho đỡ ngượng.
Ai dè, khi hội đồng công bố kết quả, ông này có tất cả phiếu thuận của hội đồng. Lúc này, những người “cầm cân nẩy mực” mới té ngửa là hóa ra, ai cũng được nghệ sĩ này đến nhà “nói khó” câu đó. Cuối cùng thì người này vẫn được phong NSND.
Cứ cho là vì “sự đã rồi” khi công bố kết quả, nhưng theo quy chế, các trường hợp được hội đồng chuyên ngành thông qua và trình lên thì vẫn còn một hội đồng cuối cùng là cấp quốc gia. Hội đồng này có sự đại diện nhiều lĩnh vực, cấp lãnh đạo trong nghành văn hóa để rà soát lại các trường hợp. Họ vẫn có quyền gạt đi các trường hợp không xứng đáng (nhưng không được đề xuất thêm).
Vậy thì sao trường hợp “đi đêm”, ăn gian này vẫn không bị xét lại? Các thành viên hội đồng vì sao không ai dám nói ra sai sót “bị gài” này?
Vi phạm quy chế, vi phạm đạo đức: Người gạt, người được bỏ qua
Tại đợt xét duyệt lần này, có một số trường hợp nghệ sĩ được đánh giá là “cánh chim đầu đàn” của ngành nhưng khi ra hội đồng lại gặp phải nhận xét rất gây tranh cãi là “vi phạm quy chế”, “có vấn đề về đạo đức”.
Như nghệ sĩ múa Minh Thu- chuyên viên phòng nghệ thuật- Cục nghệ thuật biểu diễn. Trong quá trình tiếp xúc với các thành viên hội đồng, các nghệ sĩ, chúng tôi đều nhận được các đánh giá khen ngợi tài năng dành cho nghệ sĩ Minh Thu.
12 huy chương vàng với nghệ sĩ múa có thể được coi là một kỷ lục, bởi với ngành múa rất ít hội diễn và đạt huy chương vàng là vô cùng khó.
Số lượng huy chương cho các đoàn cũng luôn bị khống chế là không vượt quá 30%. Vậy nhưng, trong 17 năm gắn bó với ngành múa chuyên nghiệp, nghệ sĩ Minh Thu đã liên tục gặt hái huy chương. Thế nhưng, danh hiệu NSƯT tưởng đơn giản thế mà sao xa vời với chị đến vậy?
Trong cuộc tiếp xúc với báo chí mới đây, nghệ sĩ Minh Thu không dưới 3 lần nói trong tức tưởi vì hội đồng cấp cơ sở là Cục nghệ thuật biểu diễn đã nói không đúng về mình trên báo chí.
Nói chị vi phạm quy chế khi là người của Cục mà lại thành lập đoàn múa tư nhân. Nhưng trong văn bản Số 12/QĐ-GMVN ký ngày 22/12/2010 mà nghệ sĩ này cung cấp cho báo chí thì được biết, “Quyết định thành lập Đoàn múa Khám Phá hiện thuộc Công ty TNHH Dịch vụ truyền thông Gương mặt Việt Nam, trên cơ sở tiếp nhận Đoàn múa Khám Phá do Tuyết Minh sáng lập năm 2005.
Đoàn múa Khám Phá được sử dụng trụ sở, tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản của công ty trong các giao dịch với cơ quan, tổ chức bên ngoài". Theo đó, ngay sau quyết định thành lập Đoàn múa Khám Phá, nghệ sĩ Tuyết Minh từ vai trò sáng lập đoàn đã xin đứng ở vị trí cố vấn để không vi phạm quy chế.
Người đứng đầu đoàn múa hiện nay được ghi trong quyết định thành lập là bà Đoàn Khánh Diệp chứ không phải nghệ sĩ Tuyết Minh.
Ngoài vấn đề này, tại Hội đồng cấp Nhà nước, nghệ sĩ Tuyết Minh bị trượt và được hội đồng này trả lời là do vi phạm quy chế, có vấn đề về đạo đức. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi được biết, nghệ sĩ Tuyết Minh cũng từng xảy ra một hai lần va chạm về lời nói với lãnh đạo, nhưng để thành văn bản hay quyết định vi phạm thì chị chưa nhận được.
“Án tại hồ sơ”, nhưng trong khi không có bằng chứng cụ thể, xác thực, chỉ căn cứ vào lời nói mà các thành viên hội đồng vẫn đồng thuận không bỏ phiếu cho nghệ sĩ Minh Thu.
Trong khi đó, trường hợp của ông Bùi Đắc Sừ, vi phạm quy chế của cơ quan khi ông còn làm trưởng đoàn lại vẫn được phong NSND đợt 6/2007. Bản thân ông Sừ cũng thừa nhận với phóng viên, ông có làm sai nguyên tắc chi tiêu của đoàn khi trích 10% tiền vở diễn cho địa phương trong khi chưa có quy định. Sau đó, ông bỏ chức trưởng đoàn và sang phòng nghệ thuật làm việc là do “tự ái”.
Dù vậy, ông Sừ vẫn được tín nhiệm giữ nhiều trọng trách tại Nhà hát chèo VN, nhận các giải thưởng lớn của nhà nước trao tặng. Và mới đây nhất, do không có văn bản giấy tớ chứng minh ông Sừ tham ô công quỹ như lời nghệ sĩ Minh Thu tố cáo (văn bản chỉ ghi ông Sừ làm sai nguyên tắc chi tiêu), một tờ báo đã phải đính chính.
Vậy thì với trường hợp của nghệ sĩ Tuyết Minh, khi không có văn bản vi vi phạm quy chế làm việc của cơ quan, sao vẫn được coi là bằng chứng để trượt danh hiệu?
Có nghệ sĩ ví von: Nghệ sĩ Minh Thu phát biểu trên facebook cá nhân rằng, “còn Bùi Đắc Sừ ngồi ghế hội đồng thì ngành chèo còn thiệt”. Vậy sao không thấy ông “tự ái” như khi rời ghế trưởng đoàn sang làm chuyên viên? Vẫn kiên trì ngồi ghế hội đồng hết mùa này đến mùa khác?
Trượt NSND chỉ vì “ghét cái thái độ”
Một thành viên hội đồng nghệ thuật năm nay (chúng tôi xin phép giấu tên) tiết lộ lý do khiến cố nghệ sĩ Nguyễn Anh Dũng bị trượt danh hiệu NSND từ đợt 7/2011.
Người này kể rằng: Khi còn làm Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, nghệ sĩ Anh Dũng được mời làm thành viên hội đồng xét duyệt. Có một thực tế là không phải thành viên hội đồng nào cũng có khả năng bao quát hết các lĩnh vực sân khấu khác, không biết hết tài năng của từng diễn viên được xét, nhất là lĩnh vực phim ảnh.
Nhưng nghệ sĩ Anh Dũng do đóng nhiều phim nên cũng quen mặt hết các diễn viên. Vì vậy, đến hồ sơ nào ông cũng nói “cậu này từng là học trò của tôi ấy mà”.
Vậy là các ông hội đồng khác thấy “ngứa mắt”, cho như thế là kiêu căng. Khi nghệ sĩ Anh Dũng được xét NSND thì các thành viên không bỏ phiếu vì “ghét cái thái độ” chứ không phải vì vấn đề tài năng hay đạo đức.
Từ chuyện cảm tính này mà khi nghệ sĩ này qua đời, ngành văn hóa đã phải truy tặng danh hiệu khi nghệ sĩ Anh Dũng đã qua đời. Câu chuyện gây nuối tiếc và cả trách cứ khi đã chậm trễ trong việc vinh danh, làm giảm đi ý nghĩa cua danh hiệu cao quý.
Hay như có trường hợp nghệ sĩ từng mang dao đến dọa lãnh đạo ngành mình vì bất đồng trong công việc, phải điều chuyển sang đơn vị khác. Nhưng tại đây, nghệ sĩ này vẫn được được xét các danh hiệu cao nhất.
NSƯT Minh Thu cũng được những người trong giới đánh giá là cánh chim đầu đàn của ngành chèo. Là con gái của NSND Mạnh Tuấn- người được mệnh danh là "vua hề làng chèo", nghệ sĩ Minh Thu đã thừa hưởng nhiều tinh túy của cha mình để lại cho ngành chèo. Bà cùng với nghệ sĩ Thanh Ngoan, Xuân Hinh, Khắc Tư, được đánh giá điển hình của ngành chèo, được giới trong nghề nể phục về tài năng.
Năm 1997, bà được phong NSƯT, nhưng đã 18 năm trôi qua, dù đã về hưu nhưng bà vẫn miệt mài truyền thụ các vai chèo mẫu cho thế hệ trẻ, vẫn gặt hái huy chương. Sau NSƯT, bà có thêm 2 HCV nhưng vẫn không được xét NSND. Lý do được đưa ra là “diễn xạo”, “ngoại hình không phù hợp”.
Nghệ sĩ Xuân Hinh cũng được đa số người dân trong nghề đánh giá là quá xứng đáng, để lại dấu ấn số 1 với các vai hề chèo. Anh không chỉ hát chèo mà còn hát văn, hát xẩm, đóng góp vào việc bảo tồn nghệ thuật truyền thống khi bỏ kinh phí để sưu tầm, hoàn thành DVD 8 trích đoạn chèo tiêu biểu như: Hề cu Sứt, Thầy bói đi chợ, Phù thủy sợ ma, Hề mồi đố đá, Lý trưởng mẹ Đốp, Hề gậy theo thầy, Thị Màu lên chùa, Thầy đồ dạy học. Với những đóng góp này, anh được vinh danh trong lễ trao giải San Francisco Award 2013 do một tổ chức của Mỹ trao tặng.
Lý do anh không được xét NSND đợt này là bởi không có huy chương. Thực ra, đã từ lâu, Xuân Hinh tự rút lui khỏi các hội diễn vì không còn tin tưởng. Nhiều nghệ sĩ tên tuổi được vinh danh nhưng vẫn có không ít trường hợp tài năng không có mà vẫn được trao huy chương để có đủ thành tích nhận danh hiệu.
Vì cảm tính, chỉ “nghe nói” nên mới có chuyện, nghệ sĩ tài năng Diễm Lộc của ngành chèo đã 76 tuổi vẫn còn trong danh sách xét. Có thành viên hội đồng ngỡ ngàng cứ nghĩ bà phải được phong NSND từ lâu rồi mà sao vẫn “ngồi cùng mâm” với thế hệ học trò trong danh sách.
Lý do cũng là bị “soi” về đời sống cá nhân của bà khi còn trẻ. Sau lần bị trượt, bà tự ái không làm đơn nữa, chỉ miệt mài với việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức trong mấy chục năm qua cho thế hệ trẻ đến tận bây giờ.
Lần này là do các con bà thấy tiếc cho mẹ mà làm đơn xin xét. Thật đáng mừng là trong danh sách NSND được thông qua đợt này đã có tên nghệ sĩ Diễm Lộc.
Và còn nhiều nữa những cái tên “cây đa cây đề” của sân khấu bị đánh trượt chỉ vì những lý do thiếu cơ sở, quá soi xét vào cá tính, cái tôi của nghệ sĩ mà phủ nhận những công lao và tài năng được đánh giá là chưa có người thứ 2 thay thế, như Minh Thu, Thanh Ngoan, Xuân Hinh...
Nguồn: Gia đình xã hội
Chuyện hi hữu: Thành viên hội đồng bị “gài bẫy”
Quá trình xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND trải qua 4 cấp, cấp thấp nhất cũng 5-7 người, cấp cao nhất là Hội đồng quốc gia cỡ chừng 30 thành viên của nhiều lĩnh vực. Để hiểu hết về các lĩnh vực khác là điều không phải thành viên nào cũng làm được.
Thế nên, chuyện sai sót là không tránh khỏi. Câu hỏi đặt ra, tại sao nghệ sĩ có sai sót, thậm chí là vạ miệng cũng bị đưa lên bàn cân đợt này qua đợt khác, nhưng chuyện hội đồng làm sai lại “chìm xuồng”?
Trong câu chuyện trao đổi với NSND Bùi Đắc Sừ, thành viên hội đồng cấp Bộ và cấp Nhà nước, ông chia sẻ rằng, từng nhiều lần ngồi ghế hội đồng, ông luôn làm đúng theo tinh thần trách nhiệm được giao, không tư lợi, không làm những điều khuất tất để mang tiếng và ngượng với đồng nghiệp.
Tuy nhiên, có một lần mà đến giờ, không chỉ ông mà các thành viên hội đồng khác cũng cảm thấy ân hận.
NSND Bùi Đắc Sừ trao đổi với phóng viên xung quanh câu chuyện xét tặng danh hiệu |
Ai dè, khi hội đồng công bố kết quả, ông này có tất cả phiếu thuận của hội đồng. Lúc này, những người “cầm cân nẩy mực” mới té ngửa là hóa ra, ai cũng được nghệ sĩ này đến nhà “nói khó” câu đó. Cuối cùng thì người này vẫn được phong NSND.
Cứ cho là vì “sự đã rồi” khi công bố kết quả, nhưng theo quy chế, các trường hợp được hội đồng chuyên ngành thông qua và trình lên thì vẫn còn một hội đồng cuối cùng là cấp quốc gia. Hội đồng này có sự đại diện nhiều lĩnh vực, cấp lãnh đạo trong nghành văn hóa để rà soát lại các trường hợp. Họ vẫn có quyền gạt đi các trường hợp không xứng đáng (nhưng không được đề xuất thêm).
Vậy thì sao trường hợp “đi đêm”, ăn gian này vẫn không bị xét lại? Các thành viên hội đồng vì sao không ai dám nói ra sai sót “bị gài” này?
Vi phạm quy chế, vi phạm đạo đức: Người gạt, người được bỏ qua
Tại đợt xét duyệt lần này, có một số trường hợp nghệ sĩ được đánh giá là “cánh chim đầu đàn” của ngành nhưng khi ra hội đồng lại gặp phải nhận xét rất gây tranh cãi là “vi phạm quy chế”, “có vấn đề về đạo đức”.
Như nghệ sĩ múa Minh Thu- chuyên viên phòng nghệ thuật- Cục nghệ thuật biểu diễn. Trong quá trình tiếp xúc với các thành viên hội đồng, các nghệ sĩ, chúng tôi đều nhận được các đánh giá khen ngợi tài năng dành cho nghệ sĩ Minh Thu.
12 huy chương vàng với nghệ sĩ múa có thể được coi là một kỷ lục, bởi với ngành múa rất ít hội diễn và đạt huy chương vàng là vô cùng khó.
Số lượng huy chương cho các đoàn cũng luôn bị khống chế là không vượt quá 30%. Vậy nhưng, trong 17 năm gắn bó với ngành múa chuyên nghiệp, nghệ sĩ Minh Thu đã liên tục gặt hái huy chương. Thế nhưng, danh hiệu NSƯT tưởng đơn giản thế mà sao xa vời với chị đến vậy?
Nghệ sĩ múa Tuyết Minh nhiều lần rơi nước mắt ấm ức khi tường trình sự việc với phóng viên |
Nói chị vi phạm quy chế khi là người của Cục mà lại thành lập đoàn múa tư nhân. Nhưng trong văn bản Số 12/QĐ-GMVN ký ngày 22/12/2010 mà nghệ sĩ này cung cấp cho báo chí thì được biết, “Quyết định thành lập Đoàn múa Khám Phá hiện thuộc Công ty TNHH Dịch vụ truyền thông Gương mặt Việt Nam, trên cơ sở tiếp nhận Đoàn múa Khám Phá do Tuyết Minh sáng lập năm 2005.
Đoàn múa Khám Phá được sử dụng trụ sở, tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản của công ty trong các giao dịch với cơ quan, tổ chức bên ngoài". Theo đó, ngay sau quyết định thành lập Đoàn múa Khám Phá, nghệ sĩ Tuyết Minh từ vai trò sáng lập đoàn đã xin đứng ở vị trí cố vấn để không vi phạm quy chế.
Người đứng đầu đoàn múa hiện nay được ghi trong quyết định thành lập là bà Đoàn Khánh Diệp chứ không phải nghệ sĩ Tuyết Minh.
Ngoài vấn đề này, tại Hội đồng cấp Nhà nước, nghệ sĩ Tuyết Minh bị trượt và được hội đồng này trả lời là do vi phạm quy chế, có vấn đề về đạo đức. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi được biết, nghệ sĩ Tuyết Minh cũng từng xảy ra một hai lần va chạm về lời nói với lãnh đạo, nhưng để thành văn bản hay quyết định vi phạm thì chị chưa nhận được.
“Án tại hồ sơ”, nhưng trong khi không có bằng chứng cụ thể, xác thực, chỉ căn cứ vào lời nói mà các thành viên hội đồng vẫn đồng thuận không bỏ phiếu cho nghệ sĩ Minh Thu.
Kết luận của Nhà hát chèo Việt Nam về những sai sót của ông Bùi Đắc Sừ khi ông còn làm trưởng đoàn |
Dù vậy, ông Sừ vẫn được tín nhiệm giữ nhiều trọng trách tại Nhà hát chèo VN, nhận các giải thưởng lớn của nhà nước trao tặng. Và mới đây nhất, do không có văn bản giấy tớ chứng minh ông Sừ tham ô công quỹ như lời nghệ sĩ Minh Thu tố cáo (văn bản chỉ ghi ông Sừ làm sai nguyên tắc chi tiêu), một tờ báo đã phải đính chính.
Vậy thì với trường hợp của nghệ sĩ Tuyết Minh, khi không có văn bản vi vi phạm quy chế làm việc của cơ quan, sao vẫn được coi là bằng chứng để trượt danh hiệu?
Có nghệ sĩ ví von: Nghệ sĩ Minh Thu phát biểu trên facebook cá nhân rằng, “còn Bùi Đắc Sừ ngồi ghế hội đồng thì ngành chèo còn thiệt”. Vậy sao không thấy ông “tự ái” như khi rời ghế trưởng đoàn sang làm chuyên viên? Vẫn kiên trì ngồi ghế hội đồng hết mùa này đến mùa khác?
Trượt NSND chỉ vì “ghét cái thái độ”
Một thành viên hội đồng nghệ thuật năm nay (chúng tôi xin phép giấu tên) tiết lộ lý do khiến cố nghệ sĩ Nguyễn Anh Dũng bị trượt danh hiệu NSND từ đợt 7/2011.
Người này kể rằng: Khi còn làm Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, nghệ sĩ Anh Dũng được mời làm thành viên hội đồng xét duyệt. Có một thực tế là không phải thành viên hội đồng nào cũng có khả năng bao quát hết các lĩnh vực sân khấu khác, không biết hết tài năng của từng diễn viên được xét, nhất là lĩnh vực phim ảnh.
Nhưng nghệ sĩ Anh Dũng do đóng nhiều phim nên cũng quen mặt hết các diễn viên. Vì vậy, đến hồ sơ nào ông cũng nói “cậu này từng là học trò của tôi ấy mà”.
Cố nghệ sĩ Anh Dũng từng bị trượt danh hiệu mà theo một thành viên nghệ thuật là chỉ vì ghét thái độ |
Từ chuyện cảm tính này mà khi nghệ sĩ này qua đời, ngành văn hóa đã phải truy tặng danh hiệu khi nghệ sĩ Anh Dũng đã qua đời. Câu chuyện gây nuối tiếc và cả trách cứ khi đã chậm trễ trong việc vinh danh, làm giảm đi ý nghĩa cua danh hiệu cao quý.
Hay như có trường hợp nghệ sĩ từng mang dao đến dọa lãnh đạo ngành mình vì bất đồng trong công việc, phải điều chuyển sang đơn vị khác. Nhưng tại đây, nghệ sĩ này vẫn được được xét các danh hiệu cao nhất.
Nghệ sĩ Minh Thu được hầu hết người trong nghề đánh giá là con chim đầu đàn của ngành chèo. Tuy nhiên, ông Bùi Đắc Sừ lại cho rằng, bà diễn xạo, hình thức không phù hợp nên chỉ xứng là NSƯT |
Năm 1997, bà được phong NSƯT, nhưng đã 18 năm trôi qua, dù đã về hưu nhưng bà vẫn miệt mài truyền thụ các vai chèo mẫu cho thế hệ trẻ, vẫn gặt hái huy chương. Sau NSƯT, bà có thêm 2 HCV nhưng vẫn không được xét NSND. Lý do được đưa ra là “diễn xạo”, “ngoại hình không phù hợp”.
Nghệ sĩ Xuân Hinh cũng được đa số người dân trong nghề đánh giá là quá xứng đáng, để lại dấu ấn số 1 với các vai hề chèo. Anh không chỉ hát chèo mà còn hát văn, hát xẩm, đóng góp vào việc bảo tồn nghệ thuật truyền thống khi bỏ kinh phí để sưu tầm, hoàn thành DVD 8 trích đoạn chèo tiêu biểu như: Hề cu Sứt, Thầy bói đi chợ, Phù thủy sợ ma, Hề mồi đố đá, Lý trưởng mẹ Đốp, Hề gậy theo thầy, Thị Màu lên chùa, Thầy đồ dạy học. Với những đóng góp này, anh được vinh danh trong lễ trao giải San Francisco Award 2013 do một tổ chức của Mỹ trao tặng.
Nghệ sĩ Xuân Hinh được một tổ chức của Mỹ vinh danh vì có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn nghệ thuật truyền thống |
Vì cảm tính, chỉ “nghe nói” nên mới có chuyện, nghệ sĩ tài năng Diễm Lộc của ngành chèo đã 76 tuổi vẫn còn trong danh sách xét. Có thành viên hội đồng ngỡ ngàng cứ nghĩ bà phải được phong NSND từ lâu rồi mà sao vẫn “ngồi cùng mâm” với thế hệ học trò trong danh sách.
Lý do cũng là bị “soi” về đời sống cá nhân của bà khi còn trẻ. Sau lần bị trượt, bà tự ái không làm đơn nữa, chỉ miệt mài với việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức trong mấy chục năm qua cho thế hệ trẻ đến tận bây giờ.
Lần này là do các con bà thấy tiếc cho mẹ mà làm đơn xin xét. Thật đáng mừng là trong danh sách NSND được thông qua đợt này đã có tên nghệ sĩ Diễm Lộc.
Và còn nhiều nữa những cái tên “cây đa cây đề” của sân khấu bị đánh trượt chỉ vì những lý do thiếu cơ sở, quá soi xét vào cá tính, cái tôi của nghệ sĩ mà phủ nhận những công lao và tài năng được đánh giá là chưa có người thứ 2 thay thế, như Minh Thu, Thanh Ngoan, Xuân Hinh...
Nguồn: Gia đình xã hội
Bình luận