(VTC News) – Trong 4 năm thực hiện chủ trương không tiền mệnh giá nhỏ dưới 5.000 đồng, Ngân hàng Nhà nước đã tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước 1.500 tỷ đồng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cơ bản đã hoàn thành cung ứng tiền đến các địa phương, đã có chỉ đạo ngân hàng thương mại về cung ứng về số lượng và cơ cấu mệnh giá các loại tiền.
Theo đó, năm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chủ trương triển khai từ 2013. Đó là hạn chế sử dụng tiền mệnh giá nhỏ, từ 5.000 trở xuống.
Chủ trương này được thực hiện nhằm đảm bảo mục tiêu in ấn của ngân sách Nhà nước, tiết kiệm chi tiêu xã hội, giảm tiền nhỏ lẻ trong đền chùa.
Cục trưởng Cục phát hành và Kho quỹ ông Nguyễn Chí Thành cho biết chủ trương này đã được xã hội ghi nhận và ủng hộ vì tiết kiệm được ngân sách không nhỏ.
Cụ thể, việc không phát hành mới tiền lẻ qua 4 năm (2013, 2014, 2015, 2016) tiết kiệm cho ngân sách khoảng 1.500 tỷ đồng. Đây là chi phí in ấn, vận chuyển, đóng gói, phân loại, kiểm đếm…
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết thêm, các chi phí tiết kiệm được từ không in tiền lẻ cụ thể như sau: riêng năm 2013 chủ trương không in tiền mệnh giá 500 đồng giúp tiết kiệm 95 tỷ đồng; năm 2014 không in tiền mới mệnh giá dưới 2.000 đồng tiết kiệm hơn 340 tỷ đồng. Năm 2015 không in tiền mới mệnh giá dưới 5.000 đồng tiết kiệm 580 tỷ đồng. Năm 2016 không in tiền mệnh giá dưới 5.000 đồng tiết kiệm 416 tỷ đồng.
Phó Thống đốc cho biết đánh giá mấy năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp các Bộ ngành, tỉnh thành phố làm tốt công tác truyền thông, hạn chế việc tiền nhỏ lẻ sử dụng không đúng mục đích, phản cảm như trước đây. Ông Tú khẳng định năm nay tiếp tục thực hiện chủ trương này và thực hiện quyết liệt hơn.
Đồng thời với việc không in tiền mới mệnh giá nhỏ, Ngân hàng Nhà nước cũng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc đổi tiền lẻ trái phép.
Thanh Hà
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cơ bản đã hoàn thành cung ứng tiền đến các địa phương, đã có chỉ đạo ngân hàng thương mại về cung ứng về số lượng và cơ cấu mệnh giá các loại tiền.
Theo đó, năm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chủ trương triển khai từ 2013. Đó là hạn chế sử dụng tiền mệnh giá nhỏ, từ 5.000 trở xuống.
Chủ trương này được thực hiện nhằm đảm bảo mục tiêu in ấn của ngân sách Nhà nước, tiết kiệm chi tiêu xã hội, giảm tiền nhỏ lẻ trong đền chùa.
Cụ thể, việc không phát hành mới tiền lẻ qua 4 năm (2013, 2014, 2015, 2016) tiết kiệm cho ngân sách khoảng 1.500 tỷ đồng. Đây là chi phí in ấn, vận chuyển, đóng gói, phân loại, kiểm đếm…
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết thêm, các chi phí tiết kiệm được từ không in tiền lẻ cụ thể như sau: riêng năm 2013 chủ trương không in tiền mệnh giá 500 đồng giúp tiết kiệm 95 tỷ đồng; năm 2014 không in tiền mới mệnh giá dưới 2.000 đồng tiết kiệm hơn 340 tỷ đồng. Năm 2015 không in tiền mới mệnh giá dưới 5.000 đồng tiết kiệm 580 tỷ đồng. Năm 2016 không in tiền mệnh giá dưới 5.000 đồng tiết kiệm 416 tỷ đồng.
Phó Thống đốc cho biết đánh giá mấy năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp các Bộ ngành, tỉnh thành phố làm tốt công tác truyền thông, hạn chế việc tiền nhỏ lẻ sử dụng không đúng mục đích, phản cảm như trước đây. Ông Tú khẳng định năm nay tiếp tục thực hiện chủ trương này và thực hiện quyết liệt hơn.
Đồng thời với việc không in tiền mới mệnh giá nhỏ, Ngân hàng Nhà nước cũng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc đổi tiền lẻ trái phép.
Thanh Hà
Bình luận