Mức thu phí đường bộ đối với ôtô sẽ từ 10.000-200.000 đồng/vé/lượt tùy trọng tải xe.
Theo đó, năm 2013, áp dụng mức thu tối đa không quá 2 lần mức thu tối thiểu khung. Năm 2014 áp dụng mức thu tối đa không quá 2,5 mức thu tối thiểu khung (riêng mức thu xe nhóm 5 tối đa không quá 2 lần mức thu tối thiểu khung);
Năm 2015 áp dụng mức thu tối đa khống quá 3 lần mức thu tối thiểu khung (riêng mức thu xe nhóm 5 tối đa không quá 180.000 đồng/vé lượt); Từ năm 2016 trở đi áp dụng mức thu không quá mức thu tối đa khung.
Vẫn thu đúng, đủ theo đầu phương tiện
Trước đó phí bảo trì đường bộ sẽ bắt đầu được thu theo đầu phương tiện ô tô và xe máy từ ngày 1/1/2013.
Với ôtô, mức phí thấp nhất là 130.000 đồng một tháng, áp dụng cho xe dưới 9 chỗ. Mức phí cao nhất 1,04 triệu đồng dành cho xe tải, xe chuyên dùng trọng tải trên 27 tấn. Chủ xe ôtô đóng phí theo chu kỳ đăng kiểm tại cơ quan đăng kiểm. Sau khi nộp phí, cơ quan này sẽ dán Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp.
Mức thu 50.000 đồng một năm được áp với xe máy dưới 100cc; xe có dung tích trên 100cc được áp khung phí từ 100.000 đến 150.000 đồng. UBND cấp tỉnh, thành sẽ quyết định mức thu phù hợp với địa phương mình.
Liên tục có những quyết định thu phí giao thông được đưa ra gây nhiều bức xúc cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên mới đây trong phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định không hề có sự trùng lặp, phí chồng phí.
Theo Phó Thủ tướng, hiện trên quốc lộ 1 có 33 trạm thu phí và sắp có thêm 17 trạm mới, tuy nhiên, cứ cách 70km mới có một trạm thu phí.
Bộ trưởng Thăng: Không có chuyện phí chồng phí
Trước đó, báo cáo gửi tới các đại biểu Quốc hội Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cũng khẳng định không có chuyện phí chồng phí.
Theo bộ trưởng Thăng, tính đến hết tháng 4/2013, số tiền thu phí chuyển về quỹ bảo trì Trung ương là 1.400 tỷ đồng.
‘Việc tổ chức thu phí bảo đảm minh bạch, rõ ràng và tạo thuận lợi cho chủ phương tiện nộp phí sử dụng đường bộ đúng quy định. Hội đồng quản lý quỹ đã phân bổ công khai nguồn vốn cho từng tuyến đường, hạng mục công việc cụ thể để sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn”, ông Thăng cho biết.
Tăng phí, tăng trạm thu
Đây là quy định mức thu được nêu trong dự thảo ‘Thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ’ Bộ Tài chính vừa lấy ý kiến hoàn thiện.
Theo đó, mức thu phí đường bộ đối với ôtô từ 10.000-200.000 đồng/vé/lượt tùy trọng tải xe. Cụ thể, đối với ôtô dưới 10 chỗ thì mức thu tối thiểu mỗi vé là 10.000 đồng/lượt và tối đa là 35.000 đồng/ lượt; đối với xe từ 10-30 chỗ giá vé tối thiểu 15.000 đồng và tối đa 52.000 đồng/lượt...
Đặc biệt lần này Bộ còn đưa ra lộ trình thực hiện được quy định sẽ áp dụng mức thu phí đường bộ đối với ôtô sẽ tăng dần.
Tham gia giao thông chủ phương tiện hiện phải đóng cả phí bảo trì đường bộ và phí tham gia giao thông tại các trạm thu phí |
Theo đó, năm 2013, áp dụng mức thu tối đa không quá 2 lần mức thu tối thiểu khung. Năm 2014 áp dụng mức thu tối đa không quá 2,5 mức thu tối thiểu khung (riêng mức thu xe nhóm 5 tối đa không quá 2 lần mức thu tối thiểu khung);
Năm 2015 áp dụng mức thu tối đa khống quá 3 lần mức thu tối thiểu khung (riêng mức thu xe nhóm 5 tối đa không quá 180.000 đồng/vé lượt); Từ năm 2016 trở đi áp dụng mức thu không quá mức thu tối đa khung.
Vẫn thu đúng, đủ theo đầu phương tiện
Trước đó phí bảo trì đường bộ sẽ bắt đầu được thu theo đầu phương tiện ô tô và xe máy từ ngày 1/1/2013.
Với ôtô, mức phí thấp nhất là 130.000 đồng một tháng, áp dụng cho xe dưới 9 chỗ. Mức phí cao nhất 1,04 triệu đồng dành cho xe tải, xe chuyên dùng trọng tải trên 27 tấn. Chủ xe ôtô đóng phí theo chu kỳ đăng kiểm tại cơ quan đăng kiểm. Sau khi nộp phí, cơ quan này sẽ dán Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp.
Mức thu 50.000 đồng một năm được áp với xe máy dưới 100cc; xe có dung tích trên 100cc được áp khung phí từ 100.000 đến 150.000 đồng. UBND cấp tỉnh, thành sẽ quyết định mức thu phù hợp với địa phương mình.
Liên tục có những quyết định thu phí giao thông được đưa ra gây nhiều bức xúc cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên mới đây trong phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định không hề có sự trùng lặp, phí chồng phí.
Theo Phó Thủ tướng, hiện trên quốc lộ 1 có 33 trạm thu phí và sắp có thêm 17 trạm mới, tuy nhiên, cứ cách 70km mới có một trạm thu phí.
Bộ trưởng Thăng: Không có chuyện phí chồng phí
Trước đó, báo cáo gửi tới các đại biểu Quốc hội Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cũng khẳng định không có chuyện phí chồng phí.
Theo bộ trưởng Thăng, tính đến hết tháng 4/2013, số tiền thu phí chuyển về quỹ bảo trì Trung ương là 1.400 tỷ đồng.
‘Việc tổ chức thu phí bảo đảm minh bạch, rõ ràng và tạo thuận lợi cho chủ phương tiện nộp phí sử dụng đường bộ đúng quy định. Hội đồng quản lý quỹ đã phân bổ công khai nguồn vốn cho từng tuyến đường, hạng mục công việc cụ thể để sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn”, ông Thăng cho biết.
Bình luận