(VTC News)- Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng phải quy định cụ thể về nơi tiếp công dân để hoạt động có hiệu quả.
Chiều 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đóng góp ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết về việc các cơ quan của Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Về nơi tiếp công dân, một số đại biểu cho rằng, quy định về “nơi tiếp công dân do cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc UBTVQH, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội lựa chọn khi cần thiết” là không rõ ràng, vì không biết khi nào và nơi nào là cần thiết.
Nhiều ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể trong Nghị quyết về trụ sở tiếp công dân của Quốc hội. Việc quy định Quốc hội có trụ sở tiếp công dân riêng nhằm khắc phục tình trạng người dân đến khiếu nại, tố cáo làm mất trật tự tại trụ sở Quốc hội như thời gian vừa qua.
Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháo luật Quốc hội cho biết để thực hiện quy định của Hiến pháp, dự thảo Nghị quyết thể hiện theo hướng không hạn chế đại biểu Quốc hội trong việc tiếp công dân.
Cụ thể quy định: ngoài trách nhiệm tiếp công dân ở Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội chủ động về thời gian, hình thức, địa điểm tiếp công dân cho phù hợp với điều kiện của đại biểu.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội tỏ ra băn khoăn về địa điểm tiếp công dân và tiếp nhận của đại biểu .
Vị đại biểu này nêu lên thực tế, khi đoàn đại biểu quốc hội phân công đại biểu Quốc hội tiếp công dân thì luôn phải có tới 3 công an bảo vệ. Thực tế, khi gặp đại biểu Quốc hội, người dân thường xô đẩy mong được sớm trình bày, giải quyết vụ việc.
"Thậm chí có người mới vào đã muốn hành hung luôn đại biểu Quốc hội. Tôi tiếp công dân ở Hà Nội ngày nào về thì ngày ấy vô cùng căng thẳng. Thậm chí nhiều hôm không cả lên được xe để về... Có đại biểu còn bị người dân mắc màn ở cổng để chờ.", đại biểu Nguyễn Đình Quyền chia sẻ.
Vì vậy, theo vị đại biểu này cần quy định điều kiện để đại biểu quốc hội tiếp công dân vào trong dự thảo nghị định.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cũng lấy ví dụ: "Khoảng 1 tháng có tới 10 ngày công dân đợi ở nhà tôi. Lúc đó bản thân tôi cũng rất lúng túng. Lúc đó, tôi đề nghị lên cơ quan và tôi sẽ tiếp nhận các đơn thư này".
Vị đại biểu này cho rằng, Ủy ban Tư pháp Quốc hội trong một năm giải quyết từ 7.000 – 10.000 đơn thư thì việc quy định không rõ ràng sẽ gây sức ép rất lớn đối với các đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo các Ủy ban Quốc hội chỉ bố trí một chỗ để tiếp công dân.
"Không phải mỗi ủy ban, mỗi hội đồng một chỗ. Vì rất phức tạp. Ai mà bố trí được bảo vệ, phục vụ. Vì vậy, các đồng chí phải bố trí một chỗ để phục vụ chu đáo. Chỗ đó do Ban dân nguyện làm đầu mối. Anh cứ tiếp các vấn đề của dân. Nếu người ta nói chuyện xử án thì làm hồ sơ, thủ tục đưa về Ủy ban pháp luật, nói chuyện đất đai thì đưa về Ủy ban kinh tế", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Đơn thư lòng vòng
Một số ý kiến đề nghị cần có giải pháp khắc phục tình trạng đơn, thư khiếu nại lòng vòng trong các cơ quan của Quốc hội.
Về vấn đề này, ông Phan Trung Lý cho biết, trong những năm gần đây tình trạng công dân gửi đơn, thư đến Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày càng tăng, diễn biến phức tạp, tạo ra tình trạng đơn, thư chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, vượt thẩm quyền…
Trong khi việc phân định lĩnh vực, thẩm quyền xử lý đơn thư của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội được căn cứ vào Luật tổ chức Quốc hội và việc tiếp nhận, xử lý đơn, thư nhằm mục đích phục vụ công tác chủ yếu là thẩm tra và giám sát, kiến nghị theo lĩnh vực của Hội đồng, các Ủy ban được giao.
Vì vậy, khi nhận được đơn, thư của công dân, các cơ quan của Quốc hội phải tổ chức phân loại, chuyển đến cơ quan xử lý theo lĩnh vực nên tình trạng chuyển đơn, thư lòng vòng là không tránh khỏi.
"Đây là vấn đề rất phức tạp xảy ra đối với Quốc hội từ nhiều năm nay nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục", ông Phan Trung Lý thừa nhận.
Vì vậy, một số đại biểu đề nghị cần quy định cải tiến việc chuyển đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị giữa các cơ quan của Quốc hội, ban thuộc UBTVQH tránh thủ tục hành chính rườm rà.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc chuyển đơn thư lòng vòng khiến ông "bức xúc" từ lâu. "Như thế thì dân buồn lắm".
Phạm Thịnh
Chiều 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đóng góp ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết về việc các cơ quan của Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Về nơi tiếp công dân, một số đại biểu cho rằng, quy định về “nơi tiếp công dân do cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc UBTVQH, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội lựa chọn khi cần thiết” là không rõ ràng, vì không biết khi nào và nơi nào là cần thiết.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền |
Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháo luật Quốc hội cho biết để thực hiện quy định của Hiến pháp, dự thảo Nghị quyết thể hiện theo hướng không hạn chế đại biểu Quốc hội trong việc tiếp công dân.
Cụ thể quy định: ngoài trách nhiệm tiếp công dân ở Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội chủ động về thời gian, hình thức, địa điểm tiếp công dân cho phù hợp với điều kiện của đại biểu.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội tỏ ra băn khoăn về địa điểm tiếp công dân và tiếp nhận của đại biểu .
Vị đại biểu này nêu lên thực tế, khi đoàn đại biểu quốc hội phân công đại biểu Quốc hội tiếp công dân thì luôn phải có tới 3 công an bảo vệ. Thực tế, khi gặp đại biểu Quốc hội, người dân thường xô đẩy mong được sớm trình bày, giải quyết vụ việc.
"Thậm chí có người mới vào đã muốn hành hung luôn đại biểu Quốc hội. Tôi tiếp công dân ở Hà Nội ngày nào về thì ngày ấy vô cùng căng thẳng. Thậm chí nhiều hôm không cả lên được xe để về... Có đại biểu còn bị người dân mắc màn ở cổng để chờ.", đại biểu Nguyễn Đình Quyền chia sẻ.
Vì vậy, theo vị đại biểu này cần quy định điều kiện để đại biểu quốc hội tiếp công dân vào trong dự thảo nghị định.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cũng lấy ví dụ: "Khoảng 1 tháng có tới 10 ngày công dân đợi ở nhà tôi. Lúc đó bản thân tôi cũng rất lúng túng. Lúc đó, tôi đề nghị lên cơ quan và tôi sẽ tiếp nhận các đơn thư này".
|
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo các Ủy ban Quốc hội chỉ bố trí một chỗ để tiếp công dân.
"Không phải mỗi ủy ban, mỗi hội đồng một chỗ. Vì rất phức tạp. Ai mà bố trí được bảo vệ, phục vụ. Vì vậy, các đồng chí phải bố trí một chỗ để phục vụ chu đáo. Chỗ đó do Ban dân nguyện làm đầu mối. Anh cứ tiếp các vấn đề của dân. Nếu người ta nói chuyện xử án thì làm hồ sơ, thủ tục đưa về Ủy ban pháp luật, nói chuyện đất đai thì đưa về Ủy ban kinh tế", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Đơn thư lòng vòng
Một số ý kiến đề nghị cần có giải pháp khắc phục tình trạng đơn, thư khiếu nại lòng vòng trong các cơ quan của Quốc hội.
Về vấn đề này, ông Phan Trung Lý cho biết, trong những năm gần đây tình trạng công dân gửi đơn, thư đến Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày càng tăng, diễn biến phức tạp, tạo ra tình trạng đơn, thư chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, vượt thẩm quyền…
Việc khiếu nại, tố cáo ngày càng tăng |
Vì vậy, khi nhận được đơn, thư của công dân, các cơ quan của Quốc hội phải tổ chức phân loại, chuyển đến cơ quan xử lý theo lĩnh vực nên tình trạng chuyển đơn, thư lòng vòng là không tránh khỏi.
"Đây là vấn đề rất phức tạp xảy ra đối với Quốc hội từ nhiều năm nay nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục", ông Phan Trung Lý thừa nhận.
Vì vậy, một số đại biểu đề nghị cần quy định cải tiến việc chuyển đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị giữa các cơ quan của Quốc hội, ban thuộc UBTVQH tránh thủ tục hành chính rườm rà.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc chuyển đơn thư lòng vòng khiến ông "bức xúc" từ lâu. "Như thế thì dân buồn lắm".
Phạm Thịnh
Bình luận