(VTC News) – Những người may mắn sóng sốt có lẽ sẽ không thể nào quên được đêm kinh hoàng xảy ra cách đây gần 4 thập niên.
Cơn đại hồng thủy
Ngày 4/8/1975, cơn bão số 3 của Trung Quốc trong mùa bão năm đó (cơn bão số 7503 có tên quốc tế là Nina) sau khi vượt qua Đài Loan đã đổ bộ vào đại lục.
Tại Hà Nam – một tỉnh miền Trung Trung Quốc, mưa lớn đã kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp từ 4/8 tới 8/8 với lượng mưa trung bình lên đến 1.605mm.
Mực nước các hồ thủy điện dâng cao ngoài mức dự tính của những người thiết kế đập thủy điện. Hồ thủy điện Bản Kiều trên sông Hoài được thiết kế chỉ có dung tích 492 triệu m3 nước, công suất thiết kế xả tối đa là 1.720 m3/s.
Trong khi đó, mưa dữ dội trong vòng nhiều ngày khiến tổng lượng nước đổ xuống hồ Bản Kiều đã lên tới 701,2 triệu m3, sau khi đập bị vỡ, lưu lượng xả đã đạt mức 17.000 m3/s.
Vụ vỡ đập xảy ra vào sáng 7/8, chỉ trong vòng vỏn vẹn 20 giờ đồng hồ, từ 4h ngày 7/8 tới 1h40 phút ngày 8/8, nước lũ nhấn chìm tất cả các làng mạc xung quanh bán kính 45km và cướp đi sinh mạng của hàng vạn người.
8h sáng 9/8/1975, chính quyền thành phố Trú Mã Điểm, tỉnh Hà Nam đã gửi điện khẩn tới Trung ương Đảng, Quốc vụ viện và Quân ủy Trung ương với nội dung:
“Trận mưa lớn từ ngày 5 tới ngày 8 với lượng mưa trung bình 800mm đã làm vỡ đập Bản Kiều lúc 0h40 ngày 8/9, nhiều làng xã, huyện bị nhấn chìm, rất nhiều người tử vong. Do ảnh hưởng nghiêm trọng do cơn đại hồng thủy, hơn 3 triệu người đã bị cô lập, tình hình đang hết sức nguy cấp”.
Ký ức kinh hoàng
Những người may mắn sống sót vẫn còn sợ hãi khi nhớ về đêm kinh hoàng ấy: “Trước khi lũ tới, chúng tôi nào có biết việc vỡ đập nguy hiểm tới mức nào. Trời tối đen như mực, trong tiếng mưa, tiếng gió rít, còn nghe văng vẳng tiếng hét của người dân…”
Một vị trưởng thôn tên Ngụy Trưởng Hà chưa thể quên được nỗi đau dù đã gần 40 năm đã trôi qua, bởi 4 trong 6 sáu thành viên gia đình ông đã thiệt mạng.
Mực nước các hồ thủy điện dâng cao ngoài mức dự tính của những người thiết kế đập thủy điện. Hồ thủy điện Bản Kiều trên sông Hoài được thiết kế chỉ có dung tích 492 triệu m3 nước, công suất thiết kế xả tối đa là 1.720 m3/s.
Vụ vỡ đập Bản Kiều là vụ vỡ đập lớn thứ 3 trên thế giới |
Vụ vỡ đập xảy ra vào sáng 7/8, chỉ trong vòng vỏn vẹn 20 giờ đồng hồ, từ 4h ngày 7/8 tới 1h40 phút ngày 8/8, nước lũ nhấn chìm tất cả các làng mạc xung quanh bán kính 45km và cướp đi sinh mạng của hàng vạn người.
Sự cố đã cướp đi sinh mạng hàng vạn người |
“Trận mưa lớn từ ngày 5 tới ngày 8 với lượng mưa trung bình 800mm đã làm vỡ đập Bản Kiều lúc 0h40 ngày 8/9, nhiều làng xã, huyện bị nhấn chìm, rất nhiều người tử vong. Do ảnh hưởng nghiêm trọng do cơn đại hồng thủy, hơn 3 triệu người đã bị cô lập, tình hình đang hết sức nguy cấp”.
Ký ức kinh hoàng
Những người may mắn sống sót vẫn còn sợ hãi khi nhớ về đêm kinh hoàng ấy: “Trước khi lũ tới, chúng tôi nào có biết việc vỡ đập nguy hiểm tới mức nào. Trời tối đen như mực, trong tiếng mưa, tiếng gió rít, còn nghe văng vẳng tiếng hét của người dân…”
Một vị trưởng thôn tên Ngụy Trưởng Hà chưa thể quên được nỗi đau dù đã gần 40 năm đã trôi qua, bởi 4 trong 6 sáu thành viên gia đình ông đã thiệt mạng.
Ông kể lại: “Khoảng 4h chiều, trời tối đen và bắt đầu mưa to. Cả nhà tôi bắt đầu di tản, tìm những chỗ cao để trú. Tôi bế hai đứa con và dẫn theo một đứa khác bước ra sân, thấy nước đã ngập mênh mông.
Tôi đặt mẹ già ngồi vào chiếc máy kéo dựng ở sân, khi quay lại, nước đã dâng cao, cả chiếc máy và mẹ tôi đều bị cuốn trôi. Tôi lại lao ra ngoài đường, ngập trong nước lũ và phải uống không biết bao nhiêu ngụm nước, tôi nghe thấy tiếng người lớn, trẻ con gào khóc…”
Ông Ngô Quế Lan – một người dân khác trong thôn nói: “Tôi và đứa cháu 11 tuổi bị ngập trong nước, bỗng một bức tường đổ sập đè lên người cháu tôi, may sao dòng nước lớn cuốn qua đẩy bức tường sang một bên, cháu tôi thoát ra được, nhưng ngờ đâu ngay sau đó lại bị nước cuốn trôi, tôi vô vọng nhìn vào bóng tối mịt mù, cố gắng bám vào mọi thứ để khỏi bị cuốn đi”.
Một người khác tên là Ngụy Thế Hưng, có 2 người thân thiệt mạng nói: “Trước khi nước dâng, tôi cố kiếm dây thừng để kéo cha mẹ lên những chỗ cao lánh nạn. Lúc nước dâng cao ngập phòng, tôi đang cố kéo hai người lên mái nhà sợi dây bị đứt, cha mẹ tôi cứ thế bị cuốn đi.
Những cột nước trắng xóa ập đến tới tấp, mọi vật bị cuốn theo dòng nước, tiếng la hét, gào khóc vang lên, tôi nghe thấy tiếng ai đó hét lên: “Bám lấy vật gì đó, cố bám lấy vật gì đó!"
Trung Quốc gọi đây là “sự cố 75.8”, vụ vỡ đập Bản Kiều xếp thứ 3 trong số những vụ vỡ đập lớn nhất thế giới. “Sự cố 75.8” đã phá hủy một nguồn năng lượng khổng lồ đang cung cấp cho Trung Quốc, cướp đi sinh mạng hàng chục vạn người, đẩy 11 triệu người vào tình trạng vô gia cư và hiện vẫn là nỗi kinh hoàng không thể nào quên đối với những người may mắn sống sót.
Hoàng Nhi
Hình ảnh người dân bơi trong nước lũ |
Ông Ngô Quế Lan – một người dân khác trong thôn nói: “Tôi và đứa cháu 11 tuổi bị ngập trong nước, bỗng một bức tường đổ sập đè lên người cháu tôi, may sao dòng nước lớn cuốn qua đẩy bức tường sang một bên, cháu tôi thoát ra được, nhưng ngờ đâu ngay sau đó lại bị nước cuốn trôi, tôi vô vọng nhìn vào bóng tối mịt mù, cố gắng bám vào mọi thứ để khỏi bị cuốn đi”.
Sự cố "75.8" mãi là nỗi kinh hoàng không thể nào quên của những người sống sót |
Những cột nước trắng xóa ập đến tới tấp, mọi vật bị cuốn theo dòng nước, tiếng la hét, gào khóc vang lên, tôi nghe thấy tiếng ai đó hét lên: “Bám lấy vật gì đó, cố bám lấy vật gì đó!"
Trung Quốc gọi đây là “sự cố 75.8”, vụ vỡ đập Bản Kiều xếp thứ 3 trong số những vụ vỡ đập lớn nhất thế giới. “Sự cố 75.8” đã phá hủy một nguồn năng lượng khổng lồ đang cung cấp cho Trung Quốc, cướp đi sinh mạng hàng chục vạn người, đẩy 11 triệu người vào tình trạng vô gia cư và hiện vẫn là nỗi kinh hoàng không thể nào quên đối với những người may mắn sống sót.
Hoàng Nhi
Bình luận