• Zalo

Tiền thu ngân sách từ bất động sản của TP.HCM giảm hơn 16%

Kinh tếThứ Hai, 14/01/2019 15:37:00 +07:00Google News

Nguồn thu ngân sách của TP.HCM từ bất động sản giảm mạnh trong năm 2018, trong khi đó nhiều dự án vẫn đình trệ do vướng pháp lý về đất đai.

Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thị trường bất động sản TP.HCM năm 2018 vẫn giữ được sự phát triển ổn định, không bị "bong bóng" và còn nằm trong chu kỳ phục hồi tăng trưởng, tuy nhiên vẫn sẽ phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề.

Theo đó, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu sụt giảm cả về nguồn cung dự án, sụt giảm nguồn cung sản phẩm nhà ở và số lượng giao dịch, sụt giảm về mức nộp tiền sử dụng đất vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Đồng thời, đã có dấu hiệu lệch pha cung - cầu sản phẩm nhà ở.

IMG_8895 copy

Thị trường bất động sản TP.HCM năm 2019 vẫn sẽ phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề. (Ảnh: Tuệ Lâm).

Cụ thể, trong năm 2018, tổng thu ngân sách TP.HCM là 268.780 tỷ đồng, đạt 100,03%, thu vượt hơn 7.000 tỷ đồng so với chỉ tiêu được giao. Trong đó, ước thu ngân sách từ đất khoảng 22.600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,32% tổng thu ngân sách. Số thu tiền sử dụng đất dự án là 13.868 tỷ đồng, chỉ còn chiếm 61,3% tổng nguồn thu về đất.

Tuy nhiên, so với năm 2017, số thu ngân sách từ đất đã giảm khoảng 4.570 tỷ đồng, giảm 16,8%; số thu tiền sử dụng đất dự án giảm khoảng 4.037 tỷ đồng, giảm đến 22,5%.

Đáng nói, số tiền thu ngân sách từ đất mà các doanh nghiệp và cá nhân còn nợ đến ngày 30/11/2018 đã lên đến 3.013 tỷ đồng. Tỷ trọng nguồn thu từ đất trong tổng thu ngân sách của thành phố năm 2018 đã sụt giảm 2,43% (Từ 11,75% năm 2017 xuống còn 9,32% năm 2018).

Điều này thể hiện rõ nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất, từ tiền sử dụng đất dự án bất động sản đã có dấu hiệu chững lại và có khả năng tiếp tục sụt giảm trong năm 2019.

Bên cạnh đó, quy mô thị trường bất động sản cũng bị sụt giảm khá lớn trong năm 2018.

Năm 2018, có 77 dự án nhà ở hình thành trong tương lai với 28.316 căn, quy mô thị trường giảm đến 34,1% so với năm 2017. Phân khúc cao cấp có giá bán trên 40 triệu đồng/m 2 chiếm 30%, tăng 4,5% so với năm 2017; Phân khúc trung cấp chiếm 45,3% tương đương năm 2017; Phân khúc bình dân chỉ còn chiếm 24,7% giảm 4,4% so với năm 2017. Số liệu trên đây cho thấy thị trường bất động sản thành phố chưa phát triển bền vững.

Thể chế hành chính và hệ thống quy phạm pháp luật chưa thật thống nhất, chưa đồng bộ; Thủ tục hành chính có liên quan đến dự án bất động sản bị trì trệ.

IMG_8984 copy

Nguồn thu ngân sách từ thị trường bất động sản TP.HCM đang đà giảm sâu (Ảnh: Tuệ lâm).

Những điểm nghẽn về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ đầu tư dự án, là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm sụt giảm nguồn cung dự án, nguồn cung nhà ở dẫn đến làm sụt giảm nguồn thu ngân sách nhà nước trong thời gian qua và cả trong năm 2019.

Một điểm đáng quan ngại là thị trường bất động sản thành phố lại tiếp tục tình trạng lệch pha cung - cầu. Cụ thể thị trường tiếp tục diễn biến dư thừa nguồn cung trong phân khúc bất động sản cao cấp và rất thiếu nhà ở trong phân khúc bình dân, tỷ lệ nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp trong phân khúc bất động sản cao cấp trên địa bàn thành phố cũng tăng mạnh so với năm 2017.

Hiện hàng tồn kho của 65 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán có tổng giá trị hàng tồn kho đã lên đến 201.921 tỷ đồng, trong đó, có một số doanh nghiệp của thành phố. 

Tuệ Lâm
Bình luận
vtcnews.vn