• Zalo

Tiến sỹ, lương y Nguyễn Hoàng: Cây mùi phòng chống tốt sởi

Sức khỏeThứ Năm, 17/04/2014 09:36:00 +07:00Google News

(VTC News) – Tiến sỹ - lương y Nguyễn Hoàng nói về cách phòng, chữa bệnh sởi cho con bằng phương pháp cổ truyền.

(VTC News) – Tiến sỹ - lương y Nguyễn Hoàng nói về cách phòng, chữa bệnh sởi cho con bằng phương pháp cổ truyền.

Dùng hạt mùi, lá mùi đúng cách


Bệnh sởi phát triển mạnh, nhiều bà mẹ truyền tay nhau bài thuốc phòng, chữa sởi bằng lá mùi, hạt mùi già. 
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng không nên dùng hạt mùi để tắm cho con.

Bệnh nhi sởi cần được cách ly. 
Để có thông tin cụ thể về vấn đề này, phóng viên VTC News đã trao đổi với Tiến sỹ - lương y Nguyễn Hoàng (nguyên giảng viên khoa dược liệu, ĐH Dược Hà Nội).


Tiến sỹ Hoàng cho biết:  Với bệnh sởi, ở giai đoạn nào cũng có thể dùng lá mùi hoặc hạt mùi già. Hạt mùi già, lá mùi đều có thể được sử dụng để phòng chống bệnh sởi.

 

Trẻ mắc sởi thường bị sốt cao, khi đó, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ, bổ sung nhiều nước.
PGS - TS Lê Thanh Hải
 
Với trẻ em, dùng lá mùi, hạt mùi tắm tuần vài lần. Cách làm như sau: lấy khoảng 30 đến 50gr hạt mùi cho vào nước đun sôi để nguội.


Sau khi tắm cho trẻ theo cách bình thường xong, dùng nước này lau lên người trẻ. Vào mùa này, mẹ có thể làm cho con hàng ngày, mỗi ngày 1 lần hoặc vài lần/tuần.

Khi trẻ bắt đầu lên sởi, các bà mẹ có thể dùng 50 – 70 gr hạt mùi già đun sôi với 100ml nước và 100ml rượu. Đun xong phải đậy nắp để nguội bớt. Lấy nước đó phun lên toàn bộ cơ thể trừ mặt, đầu. Dung dịch này sẽ kích thích sởi mọc lên hết cho chóng khỏi.

Khi trẻ bị bội nhiễm sởi, có lở loét, các mẹ có thể dùng kim ngân hoa, ké đầu ngựa, sài đất tươi, hoặc khô tắm cho trẻ.
Nếu để tắm thì dùng 30 – 50 gr mỗi thứ/lần.

Ngoài tắm, có thể cho trẻ dùng qua đường uống. Lấy chính nước lá mùi già, hạt mùi già hoặc nước đun từ kim ngân hoa, ké đầu ngựa, sài đất khoảng nửa chén/lần cho uống. Ngày uống 2 – 3 lần.

Lương y Hoàng cho rằng, trước đây, đã từng có nhiều trẻ bị sởi nhưng vì thông tin truyền thông không mạnh mẽ như hiện nay nên nhiều người không biết. Với trẻ bị sởi không nên kiêng tắm rửa mà cần kiêng nước lạnh, tránh nơi gió lùa.

Điều trị theo Tây y


Theo PGS – TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV Nhi TW, việc cần thiết để tránh sởi đầu tiên là phải tiêm vắc xin để phòng qua các thế hệ, mẹ tiêm phòng để truyền miễn dịch cho con dưới 9 tháng tuổi. Con đủ 9 tháng tuổi cần phải tiêm vắc xin phòng sởi mũi đầu tiên, sau đó tiêm nhắc lại mũi 2.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trong giai đoạn 2000-2012, nhờ có vắc xin đã cứu sống cho 13,8 triệu trẻ em trên thế giới.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục y tế dự phòng cho biết: Phân tích các trường hợp mắc sởi tại nước ta thời gian vừa qua cho thấy đa số bệnh nhân mắc sởi đều không được tiêm chủng hoặc không rõ về tình trạng tiêm chủng (87,6%).

Rất ít trẻ đã tiêm vắc xin đủ mũi bị mắc bệnh (4,2%), đồng thời tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao số ca mắc xảy ra rải rác, điều này cho thấy việc tiêm vắc xin phòng bệnh sởi đã đạt được hiệu quả tốt tạo được nền miễn dịch cao trong cộng đồng.
sởi
Cho trẻ uống nhiều nước, hạ sốt, tăng cường dinh dưỡng.

Phân tích theo nhóm tuổi thấy chủ yếu số trẻ mắc dưới 10 tuổi, trong đó trẻ dưới 9 tháng tuổi chiếm tỷ lệ thấp do miễn dịch của mẹ truyền cho con có thể bảo vệ trẻ trong vòng 9 tháng sau khi ra đời. Thực tế hầu hết các nước trên thế giới áp dụng tiêm mũi vắc xin sởi đầu tiên trong khoảng 9 - 12 tháng tuổi.

Về điều trị bệnh sởi theo phương pháp Tây y, PGS Hải nói: Khi bị bệnh sởi, bệnh nhân phải được cách ly tại nhà hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế tại địa phương điều trị để tránh lây truyền qua đường hô hấp. Các mẹ cần chăm sóc con theo chế độ đặc biệt, tránh bị nặng do biến chứng.

Trẻ mắc sởi thường bị sốt cao, khi đó, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ, bổ sung nhiều nước.

Thời gian cách ly trẻ trong suốt giai đoạn viêm long cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban. Trẻ cần ở trong môi trường thoáng mát, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ uống nhiều nước. Người chăm sóc trẻ cũng như trẻ cần được vệ sinh tay chân. Nếu nặng, bệnh nhân sẽ được điều trị tại viện theo phác đồ do Bộ y tế ban hành.

PGS Hải nhấn mạnh, các bà mẹ không nên vượt tuyến, tập trung đông tại 1 nơi sẽ gây ra nhiễm chéo bệnh. Bản thân bệnh sởi không nguy hiểm nhưng sẽ là rất nguy hiểm nếu bị bội nhiễm và biến chứng trên thể trạng những trẻ có bệnh.


» PGĐ viện Nhi: Ngành y nên công nhận dịch sởi
» Giúp con bạn tránh mắc sởi
» Không tiêm phòng sởi, bé gái nguy hiểm tính mạng
» 200.000 trẻ sẽ được tiêm vaccine sởi
» Đã 3 trẻ tử vong, Hà Nội quyết dập nhanh dịch sởi
» 3 người chết vì sởi, làm sao phòng tránh?
» Dịch sởi tấn công người Hà Nội
» Nhiều trẻ bỏ tiêm vaccine, bệnh sởi bùng phát


Nguyễn Tâm


Bình luận
vtcnews.vn