Không qua được kỳ tuyển dụng viên chức, một tiến sĩ Vật lý học tại Pháp và một thạc sĩ tốt nghiệp ở Anh tiếp tục làm hợp đồng tại Trường THPT chuyên Hà Nội.
Hiệu trưởng THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, bà Lê Thị Oanh, cho biết thông tin trên tại buổi làm việc với đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội về tổ chức bộ máy, sử dụng biên chế hành chính sự nghiệp sáng 21/8.
Theo bà Oanh, trường đang có một giáo viên hợp đồng là tiến sĩ Vật lý ở Pháp về. Nhà trường rất muốn tuyển dụng người này để giảng dạy môn Vật lý bằng tiếng Anh, nhưng trong quy chế chung về tuyển dụng của thành phố thì giáo viên này không thuộc diện đặc cách (có hai hình thức tuyển dụng là xét tuyển đặc cách và xét tuyển).
Khi tổ chức xét tuyển, vị tiến sĩ trên cũng không nằm trong nhóm có số điểm cao do sự khác nhau giữa đào tạo trong nước và nước ngoài. Điểm của tiến sĩ Vật lý ở nước ngoài chỉ đạt 8, trong khi nhiều thí sinh học trong nước đạt loại giỏi với 9,5 điểm.
“Theo quy định thì xét điểm từ cao xuống thấp, nên tiến sĩ Vật lý không đỗ trong kỳ xét tuyển viên chức của nhà trường”, bà Oanh nói và cho biết thêm, một giáo viên hợp đồng của trường tốt nghiệp thạc sĩ tại Anh cũng gặp tình huống tương tự. Vì vậy, bà hiệu trưởng đề nghị có cơ chế riêng để thu hút những đối tượng trên.
Chia sẻ với lãnh đạo THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Chủ tịch HĐND Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh cho rằng, không cần so sánh thí sinh tốt nghiệp ở nước ngoài với thí sinh tốt nghiệp trong nước, kể cả việc so sánh các thí sinh học ở trong nước cũng đã thấy bất hợp lý.
Chủ tịch Hội đồng cho hay, học sinh học các trường ĐH Dân lập tỷ lệ giỏi rất nhiều, trong khi đó nếu học ở trường ĐH công lập đạt bằng giỏi rất khó. Chính sách của nhà nước là không được phân biệt dân lập và công lập nên khi xét tuyển, các thí sinh học công lập thường bị thiệt thòi hơn.
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, trước đây các đối tượng thủ khoa đại học trong nước, bằng giỏi, xuất sắc ở nước ngoài sẽ được tuyển thẳng. Tuy nhiên, sau khi có quy định mới của Chính phủ, các đối tượng trên không phải qua kỳ thi tuyển dụng nhưng vẫn phải qua vòng thi sát hạch.
Thông báo kết quả sát hạch công chức năm 2014 của Sở Nội vụ cho thấy, 41 thí sinh nộp hồ sơ sát hạch vào các Sở, ngành, quận, huyện của thành phố. Đây là những thủ khoa đại học trong nước, tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài. Kết quả sát hạch, 10 thí sinh không đạt yêu cầu (6 thí sinh là thủ khoa các trường ĐH trong nước, 4 thí sinh bằng giỏi nước ngoài).
Kết quả kiểm tra, sát hạch công chức kỳ tuyển dụng năm 2013 cũng cho kết quả tương tự. Có 14/43 thí sinh diện xét tuyển đặc cách “không đạt yêu cầu” (trong đó 9 thí sinh có điểm không đạt và 5 thí sinh bỏ sát hạch).
Một thông tin khác được hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đưa ra tại buổi làm việc, theo thống kê của nhà trường, số các em học sinh sau khi tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước về làm việc cho các cơ quan của thành phố không nhiều và các em làm việc cho các cơ quan của TP HCM nhiều hơn Hà Nội. “Chúng ta phải có cơ chế thu hút nguồn nhân tài này về làm việc cho thành phố”, bà Hiệu trưởng đề xuất.
Theo VNE
Theo bà Oanh, trường đang có một giáo viên hợp đồng là tiến sĩ Vật lý ở Pháp về. Nhà trường rất muốn tuyển dụng người này để giảng dạy môn Vật lý bằng tiếng Anh, nhưng trong quy chế chung về tuyển dụng của thành phố thì giáo viên này không thuộc diện đặc cách (có hai hình thức tuyển dụng là xét tuyển đặc cách và xét tuyển).
Khi tổ chức xét tuyển, vị tiến sĩ trên cũng không nằm trong nhóm có số điểm cao do sự khác nhau giữa đào tạo trong nước và nước ngoài. Điểm của tiến sĩ Vật lý ở nước ngoài chỉ đạt 8, trong khi nhiều thí sinh học trong nước đạt loại giỏi với 9,5 điểm.
“Theo quy định thì xét điểm từ cao xuống thấp, nên tiến sĩ Vật lý không đỗ trong kỳ xét tuyển viên chức của nhà trường”, bà Oanh nói và cho biết thêm, một giáo viên hợp đồng của trường tốt nghiệp thạc sĩ tại Anh cũng gặp tình huống tương tự. Vì vậy, bà hiệu trưởng đề nghị có cơ chế riêng để thu hút những đối tượng trên.
Chia sẻ với lãnh đạo THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Chủ tịch HĐND Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh cho rằng, không cần so sánh thí sinh tốt nghiệp ở nước ngoài với thí sinh tốt nghiệp trong nước, kể cả việc so sánh các thí sinh học ở trong nước cũng đã thấy bất hợp lý.
Chủ tịch Hội đồng cho hay, học sinh học các trường ĐH Dân lập tỷ lệ giỏi rất nhiều, trong khi đó nếu học ở trường ĐH công lập đạt bằng giỏi rất khó. Chính sách của nhà nước là không được phân biệt dân lập và công lập nên khi xét tuyển, các thí sinh học công lập thường bị thiệt thòi hơn.
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, trước đây các đối tượng thủ khoa đại học trong nước, bằng giỏi, xuất sắc ở nước ngoài sẽ được tuyển thẳng. Tuy nhiên, sau khi có quy định mới của Chính phủ, các đối tượng trên không phải qua kỳ thi tuyển dụng nhưng vẫn phải qua vòng thi sát hạch.
Thông báo kết quả sát hạch công chức năm 2014 của Sở Nội vụ cho thấy, 41 thí sinh nộp hồ sơ sát hạch vào các Sở, ngành, quận, huyện của thành phố. Đây là những thủ khoa đại học trong nước, tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài. Kết quả sát hạch, 10 thí sinh không đạt yêu cầu (6 thí sinh là thủ khoa các trường ĐH trong nước, 4 thí sinh bằng giỏi nước ngoài).
Kết quả kiểm tra, sát hạch công chức kỳ tuyển dụng năm 2013 cũng cho kết quả tương tự. Có 14/43 thí sinh diện xét tuyển đặc cách “không đạt yêu cầu” (trong đó 9 thí sinh có điểm không đạt và 5 thí sinh bỏ sát hạch).
Một thông tin khác được hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đưa ra tại buổi làm việc, theo thống kê của nhà trường, số các em học sinh sau khi tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước về làm việc cho các cơ quan của thành phố không nhiều và các em làm việc cho các cơ quan của TP HCM nhiều hơn Hà Nội. “Chúng ta phải có cơ chế thu hút nguồn nhân tài này về làm việc cho thành phố”, bà Hiệu trưởng đề xuất.
Theo VNE
Bình luận