(VTC News) - TS Nguyễn Bá Hải đã thuyết phục được Thủ tướng đồng ý đầu tư kinh phí để thực hiện dự án sản xuất kính dành cho người khiếm thị.
Sáng 11/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp mặt các nhà khoa học trẻ tiêu biểu năm 2015 tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá cao, biểu dương các nhà khoa học trẻ Việt Nam về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian qua.
Thủ tướng cho biết Chính phủ luôn mong muốn các nhà khoa học trẻ đem nhiệt huyết, tài năng và niềm đam mê của mình, tiếp tục theo đuổi hoài bão nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng dành thời gian để lắng nghe những đề xuất của các nhà khoa học trẻ về nhiều chính sách nhằm tiếp tục thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng sáng tạo của giới khoa học.
“Chính phủ sẽ làm hết sức mình và với trách nhiệm cao nhất để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục-đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đáng chú ý, trong buổi trò chuyện với Thủ tướng, TS Nguyễn Bá Hải (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) đã trình bày một cách đầy thuyết phục những ý tưởng nghiên cứu chế tạo kính dẫn đường cho người khiếm thị, máy pha cà phê, cho đến robot có thể dạy tiếng Anh…
Ngay sau đó, Thủ tướng đã rất quan tâm đến tác dụng của kính dẫn đường đối với người khiếm thị và giá thành, nhu cầu thực tế của sản phẩm. TS Nguyễn Bá Hải cho biết anh sẵn sàng tặng sáng chế này cho xã hội, cho Nhà nước. Trong những năm qua, TS Hải đã tặng miễn phí hàng nghìn chiếc kính cho người khiếm thị.
Trước phần trình bày đầy thuyết phục của TS Hải, Thủ tướng đã đánh giá cao sáng chế kính thông minh “Mắt thần” (Haptic Eyes) của TS. Nguyễn Bá Hải đến từ Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.
Kính thông minh “Mắt thần” là một loại kính điện tử gọn nhẹ, trong một khoảng cách nhất định được lập trình sẵn, kính sẽ nhận diện các vật cản trái phải, trên dưới, đứng yên hay di động; sau đó, thiết bị sẽ báo rung cho người sử dụng biết để chọn hướng đi an toàn, hỗ trợ người dùng dễ dàng hơn trong hòa nhập cuộc sống.
Được biết, TS. Nguyễn Bá Hải đã từ chối việc thương mại hóa sản phẩm này và mong muốn phân phối sản phẩm tới người mù với giá gốc, không lấy lãi.
Sau khi nghe TS. Nguyễn Bá Hải trình bày dự án cũng như tìm hiểu rõ về thiết bị "mắt thần", về khó khăn khi thành lập doanh nghiệp với mục tiêu phi lợi nhuận phục vụ người khiếm thị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hỏi TS. Nguyễn Bá Hải về số tiền cho chương trình này.
TS. Nguyễn Bá Hải cho biết ở Việt Nam hiện có khoảng 1,2 triệu người khiếm thị, trong đó có khoảng 300.000 người mù. Mục tiêu của chương trình là tặng kính cho người mù.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Bá Hải cũng thông tin giá thành hiện nay khoảng 2 triệu đồng/chiếc, nếu sản xuất theo quy mô lớn hơn có thể giảm xuống còn 1,3-1,5 triệu đồng/chiếc. Giá thành sản phẩm còn phụ thuộc vào quy mô sản xuất.
Trước những thông tin chia sẻ của TS Nguyễn Bá Hải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ KH&CN, Bí thư Trung ương Đoàn chủ trì phối hợp với TS. Nguyễn Bá Hải lập đề án cụ thể cung cấp thiết bị hỗ trợ người mù do chính người Việt Nam sản xuất. Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho đề án này.
Trước thông tin này, TS Nguyễn Bá Hải cho biết rất vui mừng vì trước kia do e ngại nên chưa tiếp cận được với các nguồn kinh phí của Nhà nước, các quỹ phát triển khoa học công nghệ.
Minh Đức
Sáng 11/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp mặt các nhà khoa học trẻ tiêu biểu năm 2015 tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá cao, biểu dương các nhà khoa học trẻ Việt Nam về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian qua.
Thủ tướng gặp gỡ các nhà khoa học trẻ: Ảnh VGP |
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng dành thời gian để lắng nghe những đề xuất của các nhà khoa học trẻ về nhiều chính sách nhằm tiếp tục thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng sáng tạo của giới khoa học.
“Chính phủ sẽ làm hết sức mình và với trách nhiệm cao nhất để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục-đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ”, Thủ tướng nhấn mạnh.
TS Nguyễn Bá Hải (Ảnh: Tiền Phong) |
Ngay sau đó, Thủ tướng đã rất quan tâm đến tác dụng của kính dẫn đường đối với người khiếm thị và giá thành, nhu cầu thực tế của sản phẩm. TS Nguyễn Bá Hải cho biết anh sẵn sàng tặng sáng chế này cho xã hội, cho Nhà nước. Trong những năm qua, TS Hải đã tặng miễn phí hàng nghìn chiếc kính cho người khiếm thị.
Trước phần trình bày đầy thuyết phục của TS Hải, Thủ tướng đã đánh giá cao sáng chế kính thông minh “Mắt thần” (Haptic Eyes) của TS. Nguyễn Bá Hải đến từ Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.
Kính thông minh “Mắt thần” là một loại kính điện tử gọn nhẹ, trong một khoảng cách nhất định được lập trình sẵn, kính sẽ nhận diện các vật cản trái phải, trên dưới, đứng yên hay di động; sau đó, thiết bị sẽ báo rung cho người sử dụng biết để chọn hướng đi an toàn, hỗ trợ người dùng dễ dàng hơn trong hòa nhập cuộc sống.
Được biết, TS. Nguyễn Bá Hải đã từ chối việc thương mại hóa sản phẩm này và mong muốn phân phối sản phẩm tới người mù với giá gốc, không lấy lãi.
Sau khi nghe TS. Nguyễn Bá Hải trình bày dự án cũng như tìm hiểu rõ về thiết bị "mắt thần", về khó khăn khi thành lập doanh nghiệp với mục tiêu phi lợi nhuận phục vụ người khiếm thị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hỏi TS. Nguyễn Bá Hải về số tiền cho chương trình này.
TS. Nguyễn Bá Hải cho biết ở Việt Nam hiện có khoảng 1,2 triệu người khiếm thị, trong đó có khoảng 300.000 người mù. Mục tiêu của chương trình là tặng kính cho người mù.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Bá Hải cũng thông tin giá thành hiện nay khoảng 2 triệu đồng/chiếc, nếu sản xuất theo quy mô lớn hơn có thể giảm xuống còn 1,3-1,5 triệu đồng/chiếc. Giá thành sản phẩm còn phụ thuộc vào quy mô sản xuất.
TS Nguyễn Bá Hải hướng dẫn cách sử dụng kính điện tử giúp tránh vật cản cho học sinh khiếm thị |
Trước thông tin này, TS Nguyễn Bá Hải cho biết rất vui mừng vì trước kia do e ngại nên chưa tiếp cận được với các nguồn kinh phí của Nhà nước, các quỹ phát triển khoa học công nghệ.
Bình luận