(VTC News) - Sáng nay, đông đảo người thân, văn nghệ sỹ và nhiều thế hệ bạn đọc đã đến đưa Tô Hoài – Cha đẻ của 'Dế mèn phiêu lưu ký' về với ‘Cát bụi chân ai’.
Không quản ngại mưa gió, rất đông đảo những người yêu mến nhà văn Tô Hoài đã có mặt tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Trần Thánh Tông – Hà Nội) tiễn đưa người cầm bút hiền từ và nhân hậu về đất mẹ.
Tô Hoài là cái tên đầy sự yêu mến, nhắc đến Tô Hoài là biết bao thế hệ bạn đọc hồi ức lại một thời tuổi thơ gắn bó với tác phẩm văn học sinh động trong từng câu chữ của Dế mèn phiêu lưu ký.
Ra đời từ chính những ký ức một thời niên thiếu, ‘cuốn sách gối đầu giường’ của mọi tuổi thơ ấy lập tức trở thành tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
Những Võ Sĩ bọ ngựa, Đám cưới chuột, Mụ Ngan…ra đời sau đó, cũng đưa cái tên Tô Hoài đến gần hơn với nhiều thế hệ tuổi thơ. Lối quan sát tinh tế, tỉ mỉ, lòng yêu mến và sự am hiểu tâm lý con trẻ đã khiến những câu chuyện bước ra từ thế giới loài vật tươi mới và đầy sống động.
Bước vào đời sống kháng chiến, Tô Hoài chuyển mình trong đề tài và cách tiếp cận hiện thực, người cầm bút đa tài ấy đưa đến cho người đọc cái nhìn mới mẻ, chân thực về đề tài miền núi. Truyện Tây Bắc hay Vợ chồng A Phủ được rút ra từ tập ấy là kết tinh của vốn sống, của tình yêu thương sâu nặng và lòng kính trọng của nhà văn đối với người dân các dân tộc miền núi Tây Bắc.
Câu chuyện tình yêu cất lên giữa hoang sơ của núi rừng Tây Bắc trong Vợ chồng A Phủ là khát vọng đẹp về cuộc sống bình yên, về tình yêu đôi lứa. Tác phẩm văn học xuất sắc này của Tô Hoài được chuyển thể lên màn ảnh và trở thành hình mẫu những tác phẩm viết về đề tài miền núi.
Sau năm 1954, Tô Hoài tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm văn học đỉnh cao, đánh dấu một chặng đường cầm bút với sức viết không mệt mỏi.
Tô Hoài còn được biết đến như một người con gắn bó thân thuộc với Hà Nội. Dưới con mắt của ông, Hà Nội hiện lên sinh động và đầy đủ cung bậc cảm xúc trong Chuyện cũ Hà Nội, Nhà nghèo, Mười năm…
Hơn 60 năm sau Dế mèn phiêu lưu ký, ở tuổi 83, bằng sức bền bỉ của một ngòi bút dồi dào sức viết, vượt lên tuổi tác và những cái bóng của hàng loạt tác phẩm đỉnh cao, Tô Hoài cho ra đời Cát bụi chân ai – tác phẩm được ví như cuốn hồi ký trung thực nhất của một nhà văn.
Nhiều người cho rằng, Cát bụi chân ai là một bứt phá trong hành trình văn học của nhà văn Tô Hoài, mang đến sự độc đáo, mới mẻ cho làng văn những năm đầu thập kỷ 90.
Những năm tháng cuối đời, cha đẻ của Dế mèn phiêu lưu ký vẫn đủ minh mẫn để hồi ức về một thời tuổi trẻ cầm bút, sống và chiến đấu trên những chiến trường ác liệt nhất, trong niềm rưng rưng xúc động.
Sau gần một thế kỷ cầm bút, để lại cho kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm văn chương vô giá, Tô Hoài trút hơi thở cuối cùng ngày 6/7, tại mảnh đất Hà Nội mà ông hằng gắn bó.
Ông đi rồi, nhưng những trang sách hồn nhiên con trẻ còn sống mãi, những giai điệu âm nhạc và tình yêu đẹp đẽ của hoang sơ núi rừng còn sống mãi, cả cái tên Tô Hoài đầy sự yêu mến của ông, còn sống mãi…
An Yên
Không quản ngại mưa gió, rất đông đảo những người yêu mến nhà văn Tô Hoài đã có mặt tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Trần Thánh Tông – Hà Nội) tiễn đưa người cầm bút hiền từ và nhân hậu về đất mẹ.
(Ảnh: Qúy Đoàn/ VnExpress) |
Ra đời từ chính những ký ức một thời niên thiếu, ‘cuốn sách gối đầu giường’ của mọi tuổi thơ ấy lập tức trở thành tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
Những Võ Sĩ bọ ngựa, Đám cưới chuột, Mụ Ngan…ra đời sau đó, cũng đưa cái tên Tô Hoài đến gần hơn với nhiều thế hệ tuổi thơ. Lối quan sát tinh tế, tỉ mỉ, lòng yêu mến và sự am hiểu tâm lý con trẻ đã khiến những câu chuyện bước ra từ thế giới loài vật tươi mới và đầy sống động.
Bước vào đời sống kháng chiến, Tô Hoài chuyển mình trong đề tài và cách tiếp cận hiện thực, người cầm bút đa tài ấy đưa đến cho người đọc cái nhìn mới mẻ, chân thực về đề tài miền núi. Truyện Tây Bắc hay Vợ chồng A Phủ được rút ra từ tập ấy là kết tinh của vốn sống, của tình yêu thương sâu nặng và lòng kính trọng của nhà văn đối với người dân các dân tộc miền núi Tây Bắc.
Câu chuyện tình yêu cất lên giữa hoang sơ của núi rừng Tây Bắc trong Vợ chồng A Phủ là khát vọng đẹp về cuộc sống bình yên, về tình yêu đôi lứa. Tác phẩm văn học xuất sắc này của Tô Hoài được chuyển thể lên màn ảnh và trở thành hình mẫu những tác phẩm viết về đề tài miền núi.
Vĩnh biệt Tô Hoài - người cầm bút không mệt mỏi gần một thế kỷ |
Tô Hoài còn được biết đến như một người con gắn bó thân thuộc với Hà Nội. Dưới con mắt của ông, Hà Nội hiện lên sinh động và đầy đủ cung bậc cảm xúc trong Chuyện cũ Hà Nội, Nhà nghèo, Mười năm…
Hơn 60 năm sau Dế mèn phiêu lưu ký, ở tuổi 83, bằng sức bền bỉ của một ngòi bút dồi dào sức viết, vượt lên tuổi tác và những cái bóng của hàng loạt tác phẩm đỉnh cao, Tô Hoài cho ra đời Cát bụi chân ai – tác phẩm được ví như cuốn hồi ký trung thực nhất của một nhà văn.
Nhiều người cho rằng, Cát bụi chân ai là một bứt phá trong hành trình văn học của nhà văn Tô Hoài, mang đến sự độc đáo, mới mẻ cho làng văn những năm đầu thập kỷ 90.
Những năm tháng cuối đời, cha đẻ của Dế mèn phiêu lưu ký vẫn đủ minh mẫn để hồi ức về một thời tuổi trẻ cầm bút, sống và chiến đấu trên những chiến trường ác liệt nhất, trong niềm rưng rưng xúc động.
Sau gần một thế kỷ cầm bút, để lại cho kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm văn chương vô giá, Tô Hoài trút hơi thở cuối cùng ngày 6/7, tại mảnh đất Hà Nội mà ông hằng gắn bó.
Ông đi rồi, nhưng những trang sách hồn nhiên con trẻ còn sống mãi, những giai điệu âm nhạc và tình yêu đẹp đẽ của hoang sơ núi rừng còn sống mãi, cả cái tên Tô Hoài đầy sự yêu mến của ông, còn sống mãi…
An Yên
Bình luận