(VTC News) - Tập đoàn Thiên Thanh do ông Phạm Công Danh làm chủ tịch hiện là chủ nhân của nhiều khách sạn lớn như Green Plaza Đà Nẵng, khách sạn Tam Kỳ, khu du lịch Long Hải Beach Resort.
Cái tên “Thiên Thanh Group” vốn không có nhiều người biết đến, chô đến khi nổi như "cồn” cùng với gói giải cứu bất động sản 50.000 tỷ đồng.
Tại buổi Họp báo “Tổ chức phát triển thị trường ngành xây dựng chuyên nghiệp” do Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) và Tập đoàn Thiên Thanh tổ chức, thì gói tín dụng 50.000 tỷ đồng sẽ được tung ra thông qua chuỗi liên kết 4 nhà.
Theo thông tin từ cuộc họp báo, tập đoàn này sẽ hướng tới là nhà tổ chức cung ứng vật liệu xây dựng, chủ trì xây dựng sàn kinh doanh vật liệu xây dựng - trang thiết bị nội thất nhằm kết nối các đối tượng có nhu cầu vật liệu xây dựng là các chủ đầu tư, nhà thầu với nhà sản xuất trên cả nước.
Tập đoàn Thiên Thanh là 1 trong 6 cổ đông lớn của VNCB bên cạnh các tên tuổi lớn khác như Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Công ty Lương thực Long An…
Theo thông tin từ website của Tập đoàn Thiên Thanh, tiền thân của Tập đoàn là Hãng Gạch Bông Hương Sơn được thành lập và hoạt động tại Quảng Ngãi.
Tập đoàn chuyên kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng chế biến từ ciment: gạch bông, ngói ciment, ống cống ciment…nổi tiếng tại không chỉ tại Quảng Ngãi mà mở rộng ra các tỉnh miền Trung và các tỉnh thành khác.
Ngoài ra, Hương Sơn còn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với các công trình được ghi dấu ấn: Tòa Giám Mục Đà Nẵng (Đại học Kinh Tế Đà Nẵng), Đại chủng viện Hoà Khánh (Đại học Bách Khoa Đà Nẵng), Bệnh viện C Đà Nẵng…
Công ty có trụ sở tại 90 Đường số 3, Cư xá Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, TP.HCM và văn phòng Giao dịch : 302 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TP.HCM.
Từ năm 2008, công ty đã có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và giữ nguyên cho đến hiện nay. Trong đó, ông Phạm Công Danh nắm 80% vốn và bà Quách Kim Chi nắm 20%.
Tập đoàn Thiên Thanh hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực như kinh doanh vật liệu xây dựng, siêu thị ô tô, phát triển bất động sản, đầu tư khách sạn…
Khi đầu tư vào ngân hàng Đại Tín (Trustbank), tiền thân của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, tỷ lệ sở hữu ban đầu của Thiên Thanh là xấp xỉ 10%, tương ứng lượng cổ phiếu có mệnh giá gần 300 tỷ đồng. Sau đó, Thiên Thanh và nhóm cổ đông liên quan tiếp tục góp thêm 4.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ của ngân hàng lên 7.500 đồng.
Ngoài ra, tập đoàn đa ngành này sở hữu một hệ thống các công ty con bao quát nhiều lĩnh vực kinh tế.
Cụ thể như Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh; Công ty TNHH Quốc tế Thiên Thanh; Công ty TNHH MTV Khách sạn Thiên Thanh Tam Kỳ - Quảng Nam; Công ty TNHH MTV Khách sạn Green Plaza Đà Nẵng; Salon Auto Thiên Thanh; Trung tâm Kinh doanh VLXD - TTBNT Thiên Thanh; Trung tâm Kinh doanh – Dịch vụ Ôtô Thiên Thanh; Siêu thị Ôtô Thiên Thanh – Bình Dương;
Trung tâm Tư vấn Đầu tư Tài chính; Trung tâm Giao dịch Bất động sản; Tổ hợp TM-DV-KS Thiên Thanh Quảng Ngãi; Nhà hàng Thiên Thanh 27 Tú Xương, Phường 6, Quận 3, TP.HCM; Chi nhánh Hà Nội; Chi nhánh Đà Nẵng; Chi nhánh Quảng Ngãi;…
Trong lĩnh vực bất động sản, Thiên Thanh Group cũng nắm giữ một số lượng lớn bất động sản với các dự án tầm cỡ. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến: Khu Du lịch nghỉ dưỡng Long Hải Bearch Resort (Bà Rịa – Vũng Tàu); Khu phức hợp TM-DV Thiên Thanh Đà Nẵng; Khách sạn Thiên Thanh Tam Kỳ (Quảng Nam); Dự án Tổ hợp TM – DV – KS Thiên Thanh Quảng Ngãi; Dự án Trung tâm Kinh doanh Dịch vụ Oto Thiên Thanh; Khu cao ốc Khách sạn - văn phòng Green Plaza Đà Nẵng; Dự án trung tâm Thương mại VLXD-TTBNT Thiên Thanh; Khách sạn - Nhà hàng 43 Nguyễn Văn Giai; Dự án khu dân cư Tây Thạnh; Dự án Nhà hàng 27 Tú Xương; Quản lý trung tâm Vật liệu xây dựng – Trang thiết bị nội thất Thiên Thanh tại 302 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TP.HCM…”
Một trong những thương vụ lớn đầu tiên của Thiên Thanh được nhiều người biết đến là mua lại Khách sạn Green Plaza (Đà Nẵng) từ Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam vào đầu năm 2009 với giá khoảng 350 tỷ đồng.
Sau đó, Thiên Thanh tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực du lịch - khách sạn – nhà hàng như Khách sạn Tam Kỳ (Quảng Nam), Khu Du lịch nghỉ dưỡng Long Hải Bearch Resort (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Năm 2011, Thiên Thanh chính thức sở hữu một loạt khu đất và dự định sẽ triển khai rất nhiều dự án bất động sản, trung tâm thương mại như Khu phức hợp Thiên Thanh Plaza tại Đà Nẵng (tổng vốn dự kiến 750 triệu USD) trên nền sân vận động Chi Lăng cũ, Trung tâm Thương mại VLXD – trang thiết bị nội thất tại 302 Tô Hiến Thành (TP.HCM), Trung tâm Kinh doanh dịch vụ ô tô…
Châu Anh
Cái tên “Thiên Thanh Group” vốn không có nhiều người biết đến, chô đến khi nổi như "cồn” cùng với gói giải cứu bất động sản 50.000 tỷ đồng.
Tại buổi Họp báo “Tổ chức phát triển thị trường ngành xây dựng chuyên nghiệp” do Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) và Tập đoàn Thiên Thanh tổ chức, thì gói tín dụng 50.000 tỷ đồng sẽ được tung ra thông qua chuỗi liên kết 4 nhà.
Tập đoàn Thiên Thanh giàu cỡ nào? |
Tập đoàn Thiên Thanh là 1 trong 6 cổ đông lớn của VNCB bên cạnh các tên tuổi lớn khác như Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Công ty Lương thực Long An…
Theo thông tin từ website của Tập đoàn Thiên Thanh, tiền thân của Tập đoàn là Hãng Gạch Bông Hương Sơn được thành lập và hoạt động tại Quảng Ngãi.
Tập đoàn chuyên kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng chế biến từ ciment: gạch bông, ngói ciment, ống cống ciment…nổi tiếng tại không chỉ tại Quảng Ngãi mà mở rộng ra các tỉnh miền Trung và các tỉnh thành khác.
Ngoài ra, Hương Sơn còn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với các công trình được ghi dấu ấn: Tòa Giám Mục Đà Nẵng (Đại học Kinh Tế Đà Nẵng), Đại chủng viện Hoà Khánh (Đại học Bách Khoa Đà Nẵng), Bệnh viện C Đà Nẵng…
Công ty có trụ sở tại 90 Đường số 3, Cư xá Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, TP.HCM và văn phòng Giao dịch : 302 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TP.HCM.
Từ năm 2008, công ty đã có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và giữ nguyên cho đến hiện nay. Trong đó, ông Phạm Công Danh nắm 80% vốn và bà Quách Kim Chi nắm 20%.
Tập đoàn Thiên Thanh hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực như kinh doanh vật liệu xây dựng, siêu thị ô tô, phát triển bất động sản, đầu tư khách sạn…
Khi đầu tư vào ngân hàng Đại Tín (Trustbank), tiền thân của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, tỷ lệ sở hữu ban đầu của Thiên Thanh là xấp xỉ 10%, tương ứng lượng cổ phiếu có mệnh giá gần 300 tỷ đồng. Sau đó, Thiên Thanh và nhóm cổ đông liên quan tiếp tục góp thêm 4.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ của ngân hàng lên 7.500 đồng.
Ngoài ra, tập đoàn đa ngành này sở hữu một hệ thống các công ty con bao quát nhiều lĩnh vực kinh tế.
Cụ thể như Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh; Công ty TNHH Quốc tế Thiên Thanh; Công ty TNHH MTV Khách sạn Thiên Thanh Tam Kỳ - Quảng Nam; Công ty TNHH MTV Khách sạn Green Plaza Đà Nẵng; Salon Auto Thiên Thanh; Trung tâm Kinh doanh VLXD - TTBNT Thiên Thanh; Trung tâm Kinh doanh – Dịch vụ Ôtô Thiên Thanh; Siêu thị Ôtô Thiên Thanh – Bình Dương;
Trung tâm Tư vấn Đầu tư Tài chính; Trung tâm Giao dịch Bất động sản; Tổ hợp TM-DV-KS Thiên Thanh Quảng Ngãi; Nhà hàng Thiên Thanh 27 Tú Xương, Phường 6, Quận 3, TP.HCM; Chi nhánh Hà Nội; Chi nhánh Đà Nẵng; Chi nhánh Quảng Ngãi;…
Trong lĩnh vực bất động sản, Thiên Thanh Group cũng nắm giữ một số lượng lớn bất động sản với các dự án tầm cỡ. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến: Khu Du lịch nghỉ dưỡng Long Hải Bearch Resort (Bà Rịa – Vũng Tàu); Khu phức hợp TM-DV Thiên Thanh Đà Nẵng; Khách sạn Thiên Thanh Tam Kỳ (Quảng Nam); Dự án Tổ hợp TM – DV – KS Thiên Thanh Quảng Ngãi; Dự án Trung tâm Kinh doanh Dịch vụ Oto Thiên Thanh; Khu cao ốc Khách sạn - văn phòng Green Plaza Đà Nẵng; Dự án trung tâm Thương mại VLXD-TTBNT Thiên Thanh; Khách sạn - Nhà hàng 43 Nguyễn Văn Giai; Dự án khu dân cư Tây Thạnh; Dự án Nhà hàng 27 Tú Xương; Quản lý trung tâm Vật liệu xây dựng – Trang thiết bị nội thất Thiên Thanh tại 302 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TP.HCM…”
Một trong những thương vụ lớn đầu tiên của Thiên Thanh được nhiều người biết đến là mua lại Khách sạn Green Plaza (Đà Nẵng) từ Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam vào đầu năm 2009 với giá khoảng 350 tỷ đồng.
Sau đó, Thiên Thanh tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực du lịch - khách sạn – nhà hàng như Khách sạn Tam Kỳ (Quảng Nam), Khu Du lịch nghỉ dưỡng Long Hải Bearch Resort (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Năm 2011, Thiên Thanh chính thức sở hữu một loạt khu đất và dự định sẽ triển khai rất nhiều dự án bất động sản, trung tâm thương mại như Khu phức hợp Thiên Thanh Plaza tại Đà Nẵng (tổng vốn dự kiến 750 triệu USD) trên nền sân vận động Chi Lăng cũ, Trung tâm Thương mại VLXD – trang thiết bị nội thất tại 302 Tô Hiến Thành (TP.HCM), Trung tâm Kinh doanh dịch vụ ô tô…
Châu Anh
Bình luận