(VTC News) – Tiêm kích MiG 21 và “phi đội bay đêm” đã trở thành nỗi khiếp đảm số 1 của pháo đài bay B-52 trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.
Thời kì đầu, không quân Việt Nam chỉ được trang bị MiG 17. Đến tháng 12/1965, tiêm kích MiG 21 được trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Về tính năng cũng như vũ khí mang theo, đương nhiên MiG 21 hơn hẳn MiG 17.
“Lúc đầu, Mỹ cho rằng lực lượng bắn B-52 là MiG 21. Họ rất sợ MiG 21. Trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử, MiG 21 chủ yếu đánh ban ngày và cũng tham gia đánh vào ban đêm nữa.
Vào thời điểm đó, Không quân Việt Nam đã thành lập “phi đội bay đêm” chuyên đánh B-52 vì B-52 hoạt động về đêm. Đồng chí Phạm Tuân và đồng chí Vũ Xuân Thiều đều thuộc phi đội bay đêm này”, chị Nguyệt cho biết.
MiG 21 – hung thần trên không của B-52
Trong 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, Không quân Nhân dân Việt Nam đã sử dụng tiêm kích MiG 21 bắn rơi 2 máy bay B-52.
Một chiếc B-52 đã bị MiG 21 do phi công Phạm Tuân điều khiển bắn rơi vào đêm 27/12/1972. Chiếc B-52 thứ hai bị MiG 21 do phi công Vũ Xuân Thiều điều khiển bắn rơi vào đêm ngày hôm sau – 28/12/1972. Tuy nhiên, do bắn ở cự ly rất gần nên đồng chí Vũ Xuân Thiều đã anh dũng hi sinh.
Dẫn chúng tôi tới thăm chiếc MiG 21 hiện đang được trưng bày ngoài trời ở bảo tàng Phòng không – Không quân, chị Nguyệt giới thiệu: “Đây chính là chiếc máy bay MiG 21 số hiệu 5121 mà đồng chí Phạm Tuân từng sử dụng, lập được chiến công xuất sắc.
Những ngôi sao sơn trên máy bay chính là thành tích chiến đấu của chiếc máy bay này. Chiếc MiG 21 này đã bắn rơi 8 máy bay của Mỹ và được phép sơn trên đó 8 ngôi sao”.
Còn theo ông Vũ Đình Rạng (quê ở xã Nam Thắng huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) - người đầu tiên bắn gục B-52 - mỗi loại máy bay có tính năng riêng.
“MiG-17 cũng như MiG-21 đều cơ động tốt nhưng MiG-17 tốc độ nhỏ hơn, dùng súng khi công kích là chính. MiG-21 đánh trên cao, tốc độ lớn, đánh địch bằng tên lửa. Đoàn học lái MiG-21 trong đó có các phi công Lê Thanh Đạo, Nguyễn Tiến Sâm, Phạm Phú Thái, Hà Quang Hưng, Nguyễn Công Huy, Vũ Đình Rạng… “, ông Rạng nhớ lại.
Theo Wikipedia, hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này, và hiện nay MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia sau 50 năm khi nó bay lần đầu tiên. Có khoảng 10.352 chiếc MiG-21 được chế tạo.
“Dù MiG-21 thiếu radar tầm xa, tên lửa, và mang bom hạng nặng so với những máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ cùng thời của Mỹ, nhưng MiG-21 tỏ ra là một đối thủ đầy thách thức trong tay những phi công lão luyện đặc biệt khi được sử dụng trong tấn công tốc độ cao và công kích nhanh.
Không quân Nhân dân Việt Nam là lực lượng không quân duy nhất trên thế giới tấn công trực tiếp được loại máy bay này cho đến thời điểm năm 2010”, Wikipedia cho biết.
Theo cuốn “Bí mật các chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam” của tác giả Cảnh Dương, Đông A, máy bay chiến thuật của Mỹ luôn thất thế trong không chiến với các loại máy bay MiG 17 và MiG 21 của Việt Nam, không thể bảo vệ các máy bay cường kích ném bom, mặc dù luôn áp đảo về số lượng.
Phi đội bay đêm – Nỗi khiếp đảm của Mỹ
Theo hồi ức của Đại tá phi công Nguyễn Công Huy (quê huyện Thường Tín, Hà Nội), tháng 7-1968, cấp trên quyết định thành lập Đại đội bay đánh đêm. Đây là cái nôi nuôi dưỡng, trưởng thành của nhiều phi công xuất sắc như: Phạm Tuân, Vũ Đăng Kính, Vũ Xuân Thiều, Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây...
“Theo phương án được xây dựng, đội ngũ phi công Đại đội bay đánh đêm say mê tập luyện từng giai đoạn: Từ việc phát hiện B-52 thế nào, có cần mở ra-đa hay không, mở ở cự ly bao nhiêu, bay tránh lực lượng tiêm kích yểm hộ ra làm sao, tiếp cận thế nào và phóng tên lửa ở cự ly nào thì hiệu quả nhất, phóng mấy quả? Máy bay mình thoát ly ra khỏi trận địa về hạ cánh thế nào?... Các tình huống huấn luyện rất chi tiết, tỉ mỉ và chính xác.
Đêm 20-11-1971, máy bay do Vũ Đình Rạng điều khiển cất cánh từ sân bay Anh Sơn đã bắn bị thương một chiếc B-52 của giặc. Trận đánh này là chiến công đầu tiên của không quân ta đánh B-52. Trận đánh khẳng định: Không quân ta có thể tiêu diệt được pháo đài bay B-52 của giặc Mỹ”, ông Huy nhớ lại.
Có thể nói, các phi công Đại đội bay đánh đêm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh máy bay B-52, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bầu trời Tổ quốc, trở thành một bộ phận huyền thoại trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.
Minh Quân
Đó là lời giới thiệu của chị Trần Thị Như Nguyệt - nhân viên Ban trưng bày, tuyên truyền thuộc Bảo tàng Phòng không – Không quân về loại máy bay do Liên Xô sản xuất.
Thời kì đầu, không quân Việt Nam chỉ được trang bị MiG 17. Đến tháng 12/1965, tiêm kích MiG 21 được trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Về tính năng cũng như vũ khí mang theo, đương nhiên MiG 21 hơn hẳn MiG 17.
“Lúc đầu, Mỹ cho rằng lực lượng bắn B-52 là MiG 21. Họ rất sợ MiG 21. Trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử, MiG 21 chủ yếu đánh ban ngày và cũng tham gia đánh vào ban đêm nữa.
Vào thời điểm đó, Không quân Việt Nam đã thành lập “phi đội bay đêm” chuyên đánh B-52 vì B-52 hoạt động về đêm. Đồng chí Phạm Tuân và đồng chí Vũ Xuân Thiều đều thuộc phi đội bay đêm này”, chị Nguyệt cho biết.
MiG 21 tại Bảo tàng Phòng không - Không quân Việt Nam (Ảnh: Minh Quân) |
MiG 21 – hung thần trên không của B-52
Trong 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, Không quân Nhân dân Việt Nam đã sử dụng tiêm kích MiG 21 bắn rơi 2 máy bay B-52.
Một chiếc B-52 đã bị MiG 21 do phi công Phạm Tuân điều khiển bắn rơi vào đêm 27/12/1972. Chiếc B-52 thứ hai bị MiG 21 do phi công Vũ Xuân Thiều điều khiển bắn rơi vào đêm ngày hôm sau – 28/12/1972. Tuy nhiên, do bắn ở cự ly rất gần nên đồng chí Vũ Xuân Thiều đã anh dũng hi sinh.
Dẫn chúng tôi tới thăm chiếc MiG 21 hiện đang được trưng bày ngoài trời ở bảo tàng Phòng không – Không quân, chị Nguyệt giới thiệu: “Đây chính là chiếc máy bay MiG 21 số hiệu 5121 mà đồng chí Phạm Tuân từng sử dụng, lập được chiến công xuất sắc.
Những ngôi sao sơn trên máy bay chính là thành tích chiến đấu của chiếc máy bay này. Chiếc MiG 21 này đã bắn rơi 8 máy bay của Mỹ và được phép sơn trên đó 8 ngôi sao”.
Còn theo ông Vũ Đình Rạng (quê ở xã Nam Thắng huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) - người đầu tiên bắn gục B-52 - mỗi loại máy bay có tính năng riêng.
Du khách nước ngoài tới bảo tàng chiêm ngưỡng MiG 21 từng bắn hạ B-52 (Ảnh: Minh Quân) |
“MiG-17 cũng như MiG-21 đều cơ động tốt nhưng MiG-17 tốc độ nhỏ hơn, dùng súng khi công kích là chính. MiG-21 đánh trên cao, tốc độ lớn, đánh địch bằng tên lửa. Đoàn học lái MiG-21 trong đó có các phi công Lê Thanh Đạo, Nguyễn Tiến Sâm, Phạm Phú Thái, Hà Quang Hưng, Nguyễn Công Huy, Vũ Đình Rạng… “, ông Rạng nhớ lại.
Theo Wikipedia, hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này, và hiện nay MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia sau 50 năm khi nó bay lần đầu tiên. Có khoảng 10.352 chiếc MiG-21 được chế tạo.
“Dù MiG-21 thiếu radar tầm xa, tên lửa, và mang bom hạng nặng so với những máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ cùng thời của Mỹ, nhưng MiG-21 tỏ ra là một đối thủ đầy thách thức trong tay những phi công lão luyện đặc biệt khi được sử dụng trong tấn công tốc độ cao và công kích nhanh.
Không quân Nhân dân Việt Nam là lực lượng không quân duy nhất trên thế giới tấn công trực tiếp được loại máy bay này cho đến thời điểm năm 2010”, Wikipedia cho biết.
Theo cuốn “Bí mật các chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam” của tác giả Cảnh Dương, Đông A, máy bay chiến thuật của Mỹ luôn thất thế trong không chiến với các loại máy bay MiG 17 và MiG 21 của Việt Nam, không thể bảo vệ các máy bay cường kích ném bom, mặc dù luôn áp đảo về số lượng.
Nụ cười sau một chuyến xuất kích của Đại đội bay đánh đêm. Ảnh: Tư liệu |
Phi đội bay đêm – Nỗi khiếp đảm của Mỹ
Theo hồi ức của Đại tá phi công Nguyễn Công Huy (quê huyện Thường Tín, Hà Nội), tháng 7-1968, cấp trên quyết định thành lập Đại đội bay đánh đêm. Đây là cái nôi nuôi dưỡng, trưởng thành của nhiều phi công xuất sắc như: Phạm Tuân, Vũ Đăng Kính, Vũ Xuân Thiều, Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây...
“Theo phương án được xây dựng, đội ngũ phi công Đại đội bay đánh đêm say mê tập luyện từng giai đoạn: Từ việc phát hiện B-52 thế nào, có cần mở ra-đa hay không, mở ở cự ly bao nhiêu, bay tránh lực lượng tiêm kích yểm hộ ra làm sao, tiếp cận thế nào và phóng tên lửa ở cự ly nào thì hiệu quả nhất, phóng mấy quả? Máy bay mình thoát ly ra khỏi trận địa về hạ cánh thế nào?... Các tình huống huấn luyện rất chi tiết, tỉ mỉ và chính xác.
Đêm 20-11-1971, máy bay do Vũ Đình Rạng điều khiển cất cánh từ sân bay Anh Sơn đã bắn bị thương một chiếc B-52 của giặc. Trận đánh này là chiến công đầu tiên của không quân ta đánh B-52. Trận đánh khẳng định: Không quân ta có thể tiêu diệt được pháo đài bay B-52 của giặc Mỹ”, ông Huy nhớ lại.
Có thể nói, các phi công Đại đội bay đánh đêm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh máy bay B-52, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bầu trời Tổ quốc, trở thành một bộ phận huyền thoại trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.
Minh Quân
Bình luận