(VTC News) – Chuyên gia luật cho rằng, việc tước bằng lái xe và tịch thu phương tiện sẽ là lời cảnh báo tác động đến tâm lý của nhiều người tham gia giao thông.
Tại văn bản gửi tới Chính phủ mới đây về việc cho phép thực hiện một số quy định xử phạt vi phạm hành chính nhằm kéo giảm tai nạn và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã đề xuất cho phép các Bộ, ngành, địa phương thực hiện thí điểm một số quy định xử phạt và bắt đầu áp dụng từ ngày 15/3.
Trong các nội dung được đề xuất, đáng chú ý và gây nhiều sự quan tâm hơn cả là quy định về việc phạt tiền, tịch thu phương tiện là xe ô tô và tước bằng lái xe trong một thời hạn nhất định khi phát hiện người điều khiển xe có nồng độ cồn trên 80mg/100ml hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở và tịch thu xe máy đi trên đường cao tốc.
Liên quan đến vấn đề này, phóng viên VTC News đã phỏng vấn luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư Interla, Hà Nội.
Luật sư Trương Quốc Hòe |
Việc Ủy ban ATGT Quốc gia đưa ra đề xuất này như một giải pháp mạnh để ngăn chặn vi phạm giao thông và giảm tải tỷ lệ tai nạn giao thông là vô cùng cần thiết. Hiện nay phần lớn số vụ tai nạn giao thông gây ra do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia vượt quá mức cho phép.
Tình hình tham gia giao thông của Việt Nam đang lâm vào tình trạng báo động. Mà phần lớn lỗi là do ý thức của người tham gia giao thông không chấp hành đúng quy định về an toàn khi điều khiển phương tiện.
Hiện luật giao thông đường bộ mới chỉ đưa ra được một số chế tài như xử phạt hành chính, tạm giữ bằng lái… Tuy nhiên, với những chế tài này vẫn chưa đủ răn đe và nâng cao được ý thức của người tham gia giao thông.
Để quản lý tốt vấn đề này, đảm bảo ATGT, tôi nghĩ cơ quan chức năng chỉ cần tăng cường tuần tra kiểm soát, làm thật nghiêm, có thể nâng mức xử phạt và nâng thời gian tạm giữ phương tiện có thời hạn lên, kết hợp áp dụng việc ghi hình phạt nguội… cũng sẽ đảm bảo tính răn đe, ngăn ngừa vi phạm.
CSGT kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. |
Việc tước bằng lái xe và tịch thu phương tiện sẽ là lời cảnh báo tác động đến tâm lý của nhiều người tham gia giao thông.
Tuy nhiên, xem xét các quy định pháp lý có liên quan đến vấn đề này thì giải pháp được đề xuất cũng có nhiều điểm chưa hợp lý, có phần mâu thuẫn với các văn bản pháp luật hiện hành. Nếu thực hiện đề xuất tước bằng lái xe và tịch thu phương tiện, các cơ quan chức năng sẽ phải giải quyết được những điểm chưa hợp lý đó.
Tuy nhiên, xem xét các quy định pháp lý có liên quan đến vấn đề này thì giải pháp được đề xuất cũng có nhiều điểm chưa hợp lý, có phần mâu thuẫn với các văn bản pháp luật hiện hành. Nếu thực hiện đề xuất tước bằng lái xe và tịch thu phương tiện, các cơ quan chức năng sẽ phải giải quyết được những điểm chưa hợp lý đó.
- Ông có thể nói rõ hơn về những điểm chưa hợp lý mà cơ quan chức năng sẽ gặp phải nếu áp dụng hình thức tước bằng lái xe và tịch thu phương tiện?
Thứ nhất, trong trường hợp người điều khiển xe là của chính chủ xe thì đây là tài sản được hình thành hợp pháp của cá nhân. Căn cứ theo quy định tại Điều 32, Điều 51 Hiến pháp năm 2013 thì quyền sở hữu đối với tài sản của cá nhân được pháp luật bảo hộ.
Vì vậy, việc đưa ra quy định về tịch thu phương tiện khi người điều khiển có nồng độ cồn thuộc trường hợp trên là đang vi phạm đến quyền sở hữu của cá nhân. Khi người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá mức như trên mà gây tai nạn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì cũng vẫn không bị tịch thu theo quy định tại Điều 41 Bộ luật hình sự vì đây không phải công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội và cũng không phải tài sản do phạm tội mà có.
Bên cạnh đó, việc tịch thu tài sản cũng không phải là hình phạt bổ sung của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Điều 202 Bộ luật hình sự.
|
Lỗi do điều khiển xe khi sử dụng rượu bia, người điều khiển phương tiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính với mức theo quy định hiện nay là khoảng từ 2.000.000 đồng – 15.000.000 đồng và còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 02 tháng.
Bên cạnh đó, do chưa có hậu quả đáng tiếc xảy ra khi lái xe sử dụng rượu, bia nên việc tịch thu phương tiện trong trường hợp này cũng là chưa thực sự cần thiết.
Thứ hai, trường hợp người điều khiển phương tiện không phải là chủ sở hữu của xe ôtô mà lại tịch thu phương tiện khi người này sử dụng rượu bia như giải pháp trên thì điều này cũng là đi ngược lại với các quy định của bộ luật dân sự về quyền sở hữu của cá nhân bởi vì:
Tài sản nếu bị tịch thu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ sở hữu tài sản vì họ bị mất tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình trong khi đó, việc người khác sử dụng xe của họ là theo hợp đồng thuê, mượn … là các hợp đồng được phép giao dịch theo quy định của bộ luật dân sự.
Bên cạnh đó, trong trường hợp người điều khiển phương tiện sử dụng xe của cơ quan nhà nước mà bị tịch thu thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước vì đây là xe công.
Ngoài ra, nếu áp dụng quy định này, lượng xe ô tô của cá nhân có khả năng sẽ gia tăng nhanh hơn, gây áp lực cho hệ thống giao thông bởi vì nhiều người không thể mượn, thuê xe để sử dụng do chủ sở hữu có tâm lý e ngại sợ bị tịch thu mất xe.
Ngoài ra, nếu áp dụng quy định này, lượng xe ô tô của cá nhân có khả năng sẽ gia tăng nhanh hơn, gây áp lực cho hệ thống giao thông bởi vì nhiều người không thể mượn, thuê xe để sử dụng do chủ sở hữu có tâm lý e ngại sợ bị tịch thu mất xe.
Thứ ba, xét ở khía cạnh văn bản pháp luật, theo giải pháp được đề xuất, trong trường hợp sử dụng rượu bia vượt quá mức cho phép thì người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt hành chính với mức từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, bị tước Giấy phép lái xe tối đa 2 năm, thi lại Luật giao thông và tịch thu phương tiện nếu thuộc trường hợp trên. Các giải pháp này đều có thay đổi so với quy định cũ tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP.
Video tịch thu xe máy nếu đi vào đường cao tốc
- Cụ thể cần có những thay đổi như thế nào để vẫn có thể áp dụng được biện pháp xử phạt theo đề xuất của Ủy ban ATGT Quốc gia mà không vi phạm các văn bản pháp luật hiện hành?
Theo tôi, nếu thực hiện các giải pháp này thì Chính phủ phải sửa đổi, bổ sung nghị định đã ban hành trước đó hoặc phải ban hành một nghị định mới về việc xử phạt vi phạm an toàn giao thông chứ không thể thực hiện ngay sau đề xuất này của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
Thứ tư, trong các quy định về xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về an toàn giao thông đã có quy định về áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện vi phạm nên việc đưa ra quy định tịch thu phương tiện vừa không phù hợp với các luật có liên quan vừa chưa thực sự cần thiết.
Thứ năm, đối với người tham gia giao thông mà vi phạm quy định trên thì tâm lý trước hết là sợ bị tịch thu mất xe nên vừa có thể hành động liều lĩnh (có thể cố tình tăng tốc để vượt qua kiểm soát của cơ quan chức năng – Điều này là rất nguy hiểm) hoặc có thể “thương lượng” để không bị tịch thu phương tiện (hành vi đưa tiền hối lộ - Điều này sẽ gia tăng tiêu cực của ngành giao thông). Vì vậy, việc đưa giải pháp này vào áp dụng cần phải được xem xét kỹ lưỡng.
Thứ sáu, việc xử lý các xe bị tịch thu cũng là vấn đề nan giải bởi vì sẽ phải có quyết định lưu giữ, bảo quản, bán đấu giá… rất nhiều thủ tục phiền phức.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Quyết (thực hiện)
Bình luận