Nữ diễn viên hài đã vượt qua chính mình, cởi bỏ được nỗi uất ức và trầm uất của mình trong 3 năm qua để thanh thản đón mùa xuân mới.
Tết này tôi không về được. Bốn năm không ăn Tết Việt Nam, dần dần tôi cũng quen với cảm giác hụt hẫng và trống trải của năm nào. Năm đầu tiên ăn Tết ở Mỹ, tôi hụt hẫng kinh khủng.
Giờ giao thừa ở Việt Nam thì ở Mỹ là ban ngày, tôi cứ nghĩ đến những việc mình thường làm ở nhà vào thời khắc ấy: dọn dẹp trang trí nhà cửa, thắp nhang lên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên… mà nhớ nhà đến phát khóc.
Gọi điện về cho ba mẹ cũng nghẹn ngào nói không nên lời, riết rồi mẹ cũng quen, thương lắm. Đúng là số phận, nghệ sĩ là người cứ sống lênh đênh suốt.
Đến giờ giao thừa bên này thì ở nhà mình đã là trưa mùng 1 Tết rồi. Khi đó chưa quen cảm thấy hụt hẫng và buồn lắm vì không có ai xung quanh, mọi người đều đi làm nên tôi thấy mình lẻ loi vô cùng.
Nhưng tối 30 ở đây cũng có cúng giao thừa, nhất là ở những khu đông người Việt Nam sinh sống. Người ta cũng đốt pháo, cũng có chợ Tết, cũng bán mai, đào. Đó là một loại hoa rừng ở Mỹ giống hoa mai hoa đào, cũng đẹp lắm.
Ngoài chợ, người ta cũng chơi bầu cua cá cọp, cũng đánh bài và đặc biệt là được đốt pháo. Mỗi năm Tết đến, ở đây cũng có gian hàng bánh chưng, gian hàng chợ Tết đủ cả, cũng vui. Những ngày đó ở khu vực chợ Tết của người Việt mình, mọi người đến rất đông, có lúc còn bị kẹt xe nữa.
Rồi thời gian qua dần, bé Cát mỗi ngày mỗi lớn. Con bé thông minh, ngoan ngoãn và rất thương mẹ. Cho nó đi đâu chơi hay nói gì với nó là nó nhớ như in, không sai chút nào. Cho con đi cùng, mình làm gì tốt về nó cũng nói mà làm gì “xấu”, con cũng về nói luôn. Cảm giác buồn và hụt hẫng mỗi lúc đón năm mới cũng vơi dần.
Rồi bận chạy show nữa, cứ từ giao thừa cho đến ngoài mùng 10 Tết mới bớt công việc. Đối với nghệ sĩ, những ngày lễ không phải là mùa xuân, những ngày lễ là những ngày phải đi làm. Họ chỉ nghỉ ngơi khi người khác đi làm và đi làm khi người khác nghỉ ngơi, giải trí. Giờ cứ mỗi năm mới đến, tôi chỉ cảm thấy sợ vì mình sẽ già thêm một tuổi.
Đối với tôi, Sài Gòn vẫn luôn là nơi thân yêu mà tôi nhớ mãi. Tôi đón năm mới ở Sài Gòn cũng hơn chục năm và được nhìn thấy sự thay đổi mỗi năm.
Tôi không biết mọi người hay chú ý đến điều gì mỗi khi Tết về ở Sài Gòn nhưng tôi thì có một “thú vui”: quan sát hoa tươi những ngày này. Nếu năm nào hoa nhiều, được mùa thi ngoài đường phố đẹp lắm.
Những đường phố trang trí bằng hoa nhìn rất thích. Nhưng cũng có những năm, có lẽ do thời tiết, hoa nhìn chán lắm, làm mất đi không khí mùa xuân. Ở Mỹ, Tết vẫn phải đi làm, những người nghệ sĩ như tôi thì càng phải làm nhiều hơn nữa. Ở đây, chỉ những người già đã nghỉ hưu, người nội trợ hay người thất nghiệp mới được nghỉ và có khái niệm “đi chơi Tết”.
Có lẽ đấy là điểm khác biệt lớn nhất trong ngày Tết ở đây chứ về bản sắc văn hóa Việt Nam thì ở đâu cũng thế. Giao thừa ở đây người Việt cũng đi chùa, đi hái lộc đông lắm. Họ cũng lì xì cho con cháu. Tôi thích điều này vì nó đúng nghĩa là “mừng tuổi”, chỉ tượng trưng 1, 2 USD chứ không phải bị “biến dạng” như việc lì xì bây giờ.
Dù quen thuộc với những món ăn ở Mỹ nhưng thịt kho hột vịt và bánh chưng, bánh tét là những món không thể thiếu trong những ngày Tết ở nhà tôi. Chúng bắt buộc phải có dù tôi không ăn nhiều bởi… ăn bánh chưng mập lắm.
Tuy Nguyệt Cát còn nhỏ chưa hiểu nhiều về ngày Tết cổ truyền nhưng năm nay tôi sẽ cho con mặc áo dài, dẫn con đi chợ Tết Việt Nam cho con thấy được không khí chợ Tết và nói với con về ngày Tết cổ truyền. Mọi năm trước Tết, tôi hay thu xếp về thăm gia đình vài ngày rồi mới đi, coi như mình đón Tết trước với mọi người nhưng năm nay thì không về được.
Đêm giao thừa, chắc chắn phải gọi điện cho Nguyệt Cát chúc mừng năm mới đến ông bà ngoại và cậu ở nhà. Rồi mẹ sẽ nghẹn ngào, tôi cũng nghẹn ngào và Nguyệt Cát sẽ là người ôm tôi mà nói “Con yêu mẹ”. Chỉ thế thôi là đủ ấm áp ở nơi xứ người. Năm mới, cầu mong sức khỏe và bình an đến với gia đình tôi và tất cả những người tôi yêu thương. Còn tôi, đón xuân năm nay thấy nhẹ lòng lắm rồi!
Nguồn: Gia đình và xã hội
Tết này tôi không về được. Bốn năm không ăn Tết Việt Nam, dần dần tôi cũng quen với cảm giác hụt hẫng và trống trải của năm nào. Năm đầu tiên ăn Tết ở Mỹ, tôi hụt hẫng kinh khủng.
Giờ giao thừa ở Việt Nam thì ở Mỹ là ban ngày, tôi cứ nghĩ đến những việc mình thường làm ở nhà vào thời khắc ấy: dọn dẹp trang trí nhà cửa, thắp nhang lên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên… mà nhớ nhà đến phát khóc.
Đến giờ giao thừa bên này thì ở nhà mình đã là trưa mùng 1 Tết rồi. Khi đó chưa quen cảm thấy hụt hẫng và buồn lắm vì không có ai xung quanh, mọi người đều đi làm nên tôi thấy mình lẻ loi vô cùng.
Nhưng tối 30 ở đây cũng có cúng giao thừa, nhất là ở những khu đông người Việt Nam sinh sống. Người ta cũng đốt pháo, cũng có chợ Tết, cũng bán mai, đào. Đó là một loại hoa rừng ở Mỹ giống hoa mai hoa đào, cũng đẹp lắm.
Ngoài chợ, người ta cũng chơi bầu cua cá cọp, cũng đánh bài và đặc biệt là được đốt pháo. Mỗi năm Tết đến, ở đây cũng có gian hàng bánh chưng, gian hàng chợ Tết đủ cả, cũng vui. Những ngày đó ở khu vực chợ Tết của người Việt mình, mọi người đến rất đông, có lúc còn bị kẹt xe nữa.
Rồi thời gian qua dần, bé Cát mỗi ngày mỗi lớn. Con bé thông minh, ngoan ngoãn và rất thương mẹ. Cho nó đi đâu chơi hay nói gì với nó là nó nhớ như in, không sai chút nào. Cho con đi cùng, mình làm gì tốt về nó cũng nói mà làm gì “xấu”, con cũng về nói luôn. Cảm giác buồn và hụt hẫng mỗi lúc đón năm mới cũng vơi dần.
Rồi bận chạy show nữa, cứ từ giao thừa cho đến ngoài mùng 10 Tết mới bớt công việc. Đối với nghệ sĩ, những ngày lễ không phải là mùa xuân, những ngày lễ là những ngày phải đi làm. Họ chỉ nghỉ ngơi khi người khác đi làm và đi làm khi người khác nghỉ ngơi, giải trí. Giờ cứ mỗi năm mới đến, tôi chỉ cảm thấy sợ vì mình sẽ già thêm một tuổi.
Tôi không biết mọi người hay chú ý đến điều gì mỗi khi Tết về ở Sài Gòn nhưng tôi thì có một “thú vui”: quan sát hoa tươi những ngày này. Nếu năm nào hoa nhiều, được mùa thi ngoài đường phố đẹp lắm.
Những đường phố trang trí bằng hoa nhìn rất thích. Nhưng cũng có những năm, có lẽ do thời tiết, hoa nhìn chán lắm, làm mất đi không khí mùa xuân. Ở Mỹ, Tết vẫn phải đi làm, những người nghệ sĩ như tôi thì càng phải làm nhiều hơn nữa. Ở đây, chỉ những người già đã nghỉ hưu, người nội trợ hay người thất nghiệp mới được nghỉ và có khái niệm “đi chơi Tết”.
Có lẽ đấy là điểm khác biệt lớn nhất trong ngày Tết ở đây chứ về bản sắc văn hóa Việt Nam thì ở đâu cũng thế. Giao thừa ở đây người Việt cũng đi chùa, đi hái lộc đông lắm. Họ cũng lì xì cho con cháu. Tôi thích điều này vì nó đúng nghĩa là “mừng tuổi”, chỉ tượng trưng 1, 2 USD chứ không phải bị “biến dạng” như việc lì xì bây giờ.
Dù quen thuộc với những món ăn ở Mỹ nhưng thịt kho hột vịt và bánh chưng, bánh tét là những món không thể thiếu trong những ngày Tết ở nhà tôi. Chúng bắt buộc phải có dù tôi không ăn nhiều bởi… ăn bánh chưng mập lắm.
Tuy Nguyệt Cát còn nhỏ chưa hiểu nhiều về ngày Tết cổ truyền nhưng năm nay tôi sẽ cho con mặc áo dài, dẫn con đi chợ Tết Việt Nam cho con thấy được không khí chợ Tết và nói với con về ngày Tết cổ truyền. Mọi năm trước Tết, tôi hay thu xếp về thăm gia đình vài ngày rồi mới đi, coi như mình đón Tết trước với mọi người nhưng năm nay thì không về được.
Đêm giao thừa, chắc chắn phải gọi điện cho Nguyệt Cát chúc mừng năm mới đến ông bà ngoại và cậu ở nhà. Rồi mẹ sẽ nghẹn ngào, tôi cũng nghẹn ngào và Nguyệt Cát sẽ là người ôm tôi mà nói “Con yêu mẹ”. Chỉ thế thôi là đủ ấm áp ở nơi xứ người. Năm mới, cầu mong sức khỏe và bình an đến với gia đình tôi và tất cả những người tôi yêu thương. Còn tôi, đón xuân năm nay thấy nhẹ lòng lắm rồi!
Nguồn: Gia đình và xã hội
Bình luận