Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh dư luận Trung Quốc phẫn nộ vì hành vi bạo lực diễn ra ở bến tàu hỏa Côn Minh (tỉnh Vân Nam). Một nhóm người bịt mặt, cầm dao giết hàng chục người vô tội, trong đó có nhiều trẻ em.
Một cảnh bạo lực trong Thủy Hử, phim của đài CCTV sản xuất, ra mắt năm 1998. |
Tuy nhiên phần đông người làm trong lĩnh vực phim ảnh cũng như độc giả phản đối, cho rằng đây là đề xuất vô lý.
Nhân vật Lý Quỳ trong Thủy Hử bản 1998. |
Độc giả cũng bình luận sôi nổi về đề xuất này. Một người viết: 'Thủy Hử là một trong bốn danh tác cổ điển người người đều biết. Nếu cấm chiếu, sau này chắc cũng cấm cả sách? Hơn nữa, nếu Thủy Hử không phù hợp với thời đại vì bạo lực, vậy một số tác phẩm thời chống Nhật, nhiều tình tiết bạo lực thế có phù hợp thời đại không?'.
'Tứ đại danh tác anh muốn cấm mà cấm được sao? Để trở thành quốc túy phải có ý nghĩa thực sự của nó. Đó là danh tác không bao giờ lỗi thời'.
'Thế Tây Du Ký cũng cấm đi, bạo lực đầy ra đấy, Hồng Lâu Mộng cũng cấm nốt, ủy mị quá', những người khác viết.
Có người liên hệ: 'Khoan nói đến cấm chiếu Thủy Hử. Giờ có hiện tượng nhiều phim không tôn trọng nguyên tác, cải biên lộn xộn. Bây giờ có bao nhiêu trẻ nhỏ biết được nội dung chính của Thủy Hử. Phim truyền hình hiện nay có mấy phim tôn trọng nguyên tác?'.
Lại có ý kiến phân tích: 'Nếu thực sự có người nảy sinh ý nghĩ bạo lực vì xem Thủy Hử, người đó không được giáo dục tốt từ nhỏ'.
QQ nhận xét: 'Đành rằng có câu 'Trẻ không đọc Thủy Hử' nhưng để duy trì trật tự mà cấm chiếuphim thì nghe có vẻ ấu trĩ, hoang đường. Lấy ví dụ đơn giản để so sánh. Con dao là công cụ thái rau nhưng cũng có thể trở thành công cụ giết người. Nhưng không thể vì thế mà cấm bán dao'.
Tranh Thủy Hử của Đới Đôn Bang. |
Bình luận