(VTC News) – “Tôi rất buồn về câu chuyện giữa anh Đàm Vĩnh Hưng và chị Thanh Lam. Dùng lời lẽ như vậy để nói trên báo thì showbiz đang trở thành cái chợ rồi”– Đó là những chia sẻ của ca sĩ, giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Thuỳ Dung trước những lời qua tiếng lại giữa Đàm Vĩnh Hưng - Thanh Lam - Hồ Ngọc Hà.
Dùng lời lẽ như vậy thì showbiz đang trở thành cái chợ rồi
- Xem The Voice Vietnam chị đánh giá thế nào về chất lượng thí sinh năm nay? Có giọng ca nào khiến chị thích thú không?
Tôi không xem nhiều lắm nhưng thấy có điều đặc biệt của chương trình này là âm thanh rất hay, tiếng hát nét căng, lên được cả những hơi thở nhẹ của thí sinh. Và vì chương trình được ghi hình trước, âm thanh mix rất trau chuốt nên tôn được giọng hát của thí sinh lên rất nhiều. Có lẽ phải chờ đến chương trình trực tiếp thì mới có thể nhận xét chính xác được.
- The Voice Vietnam được mặc định là chương trình chỉ chú trọng vào giọng hát. Nhưng ở ghế huấn luyện viên, ngoài ca sĩ Thu Minh, còn có vẻ thuyết phục, người ta đang e ngại việc Đàm Vĩnh Hưng hay Hồ Ngọc Hà sẽ làm hỏng thí sinh khi họ vốn không nhiều căn bản?
Đào tạo một ca sỹ không thể tính bằng tháng, vài tháng được. Những điều tối thiểu như phải biết nhạc lý cơ bản, kỹ thuật thanh nhạc, cách lấy hơi, phân câu đều phải có một quá trình học tính bằng năm. Tôi không chắc lắm về tiêu chí của chương trình này. Nếu chỉ đơn thuần là giải trí thì thôi, thế nào cũng được. Nhưng để đào tạo ra một hoặc nhiều ca sỹ thì không thể dạy truyền khẩu theo kiểu nghệ nhân dân gian được.
- Để đào tạo một ca sĩ, theo chị vai trò của người định hướng, như ở The Voice là các huấn luyện viên, giữ vai trò quan trọng như thế nào?
Huấn luyện viên ở đây được coi như người thầy và thầy thì vô cùng quan trọng. Nên hay không nên là do thầy cả đấy!
- Ý kiến của ca sỹ Thanh Lam cho rằng, với khả năng hạn chế về trình độ thanh nhạc, cũng như trình độ sự phạm, Đàm Vĩnh Hưng và Hồ Ngọc Hà sẽ lấy gì dạy cho thí sinh của The Voice Vietnam. Chị có những e ngại này không khi xem The Voice?
Đây là chương trình cần độ rating cao, cần thu hút người xem để chạy nhiều quảng cáo nên sự lựa chọn Đàm Vĩnh Hưng và Hồ Ngọc Hà là quyết định của BTC.
Nhưng ở góc độ tôi nhìn thì với chương trình này Hưng và Hà lại đang mất mát nhiều vì vô tình để lộ "gót chân Asin" của mình.
Khán giả đang quên hay cố tình bỏ qua những điều chưa “tới” của họ để hâm mộ một hình ảnh, một thần tượng thì hãy giữ nguyên như vậy. Còn nếu đã là giám khảo, là thầy, là huấn luyện viên thì người ta phải được biết anh học ở đâu ra, tốt nghiệp hạng mấy, bằng cấp thế nào, học cái gì để làm thầy người ta chứ.
Tôi rất buồn về câu chuyện giữa anh Đàm Vĩnh Hưng và chị Thanh Lam. Dùng lời lẽ như vậy để nói nhau trên báo thì showbiz đang trở thành cái chợ rồi. Tôi tưởng tượng đến một cuộc cãi vã giữa chợ và khán giả túm năm tụm bảy, thoải mái bàn tán, được một buổi mua vui miễn phí, kết cục chắc chắn là sẽ không ai thắng và tất cả đều thua vì mất đi tình yêu của khán giả.
Xem The Voice mà buồn
- Người ta bảo, Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà tuy trình độ chuyên môn không tốt, nhưng biết nắm cơ hội. Chỉ riêng việc họ dạy cho thí sinh cách nắm bắt cơ hội và tạo cho các thí sinh cơ hội để nổi tiếng thôi đã là đáng quý rồi. Còn chuyện chuyên môn không quan trọng, bởi các thí sinh The Voice vốn đã có căn bản, không cần dạy sâu về chuyên môn. Chị thấy sao về ý kiến này?
Tôi xin khẳng định ngay là chuyên môn không bao giờ là không quan trọng. Nếu chuyên môn không quan trọng thì chỉ gọi là cuộc chơi thôi, đây là cuộc thi “Giọng hát Việt” cơ mà. Nổi tiếng thời này gần với tai tiếng lắm, nổi tiếng theo nghĩa đó có lẽ không phải học nhiều. Nhưng để làm thầy thì phải học nhiều lắm.
Câu trước bạn nói với tôi là người ta lo ngại giám khảo làm hỏng thí sinh vì thiếu căn bản, bây giờ lại nói người ta bảo thí sinh vốn đã có căn bản. Vậy ở đây ai là thầy ai là trò? Nhà sản xuất chọn thầy cho thí sinh, rồi lại cho phép thí sinh chọn lại thầy cho mình, điều xưa nay cấm kỵ.
Trò chọn thầy mà nói thẳng trước mặt các thầy khác, các thầy thì tranh nhau nói, vui có, không hay có để lôi kéo học sinh trước mặt nhau. Format này áp dụng ở Việt nam không hợp vì chúng ta được giáo dục luôn kính trọng thầy cô và môi trường sư phạm không bao giờ có chuyện các thầy cô, huấn luyện viên tranh giành học sinh trước mặt học sinh và bàn dân thiên hạ như vậy. Đem cả đạo đức ra để mua vui!!!
- Việc các thí sinh có giọng hát mang đẳng cấp cỡ một diva, được nhào nặn bởi một người thầy là sao thị trường như Đàm Vĩnh Hưng và Hồ Ngọc Hà, kết quả ra lò, theo dự đoán của chị sẽ là gì? Thí sinh sẽ chịu thiệt thòi gì không khi gu và trình độ của thầy ở mức bình dân như thế?
Văn hóa có cao có thấp, người thưởng thức văn hóa cũng vậy. Ở hầu hết các nước chương trình truyền hình luôn là một biên độ rất rộng về văn hóa. Cao cấp có, bình dân có và thậm chí là nhảm nhí nữa và kênh nào cũng có khán giả riêng. Vậy nghe gì, xem gì cũng là một cách thể hiện văn hóa. Truyền hình nhà mình là sóng quảng bá và dân mình thì số đông là dễ dãi.
Vậy nên chăng, khán giả cũng cần phải nghiêm khắc với các chương trình giải trí, lựa chọn cho riêng mình những món ăn tinh thần phù hợp, không thích, không bổ ích thì không nên xem...
Xét cho cùng, đây là một game show thôi mà, một chương trình giải trí được góp mặt bởi những ngôi sao giải trí. Vậy thì cái sự học ở đây cũng mang tính giải trí phục vụ lên hình thôi, bỏ qua sự lo lắng của bạn đi.
Nhưng có điều tôi trăn trở là truyền hình và báo chí có trọng trách rất lớn để định hướng cho người dân về văn hóa, đúng hơn là về tầm vóc văn hóa của một đất nước. Liệu dân trí có thấp đi không khi người có quyết định cao nhất là người định hướng, là giám khảo trong cuộc thi này chỉ để câu khách thế thôi, còn học thuật, còn trí tuệ và sự nhân văn trong hành xử thì không đề cao, gần như bị bỏ quên... Xem mà buồn.
- Gần đây việc có quá nhiều các chương trình tìm kiếm tài năng ca hát trên truyền hình, cơ hội nổi tiếng với các giọng ca trẻ trở nên dễ dàng hơn. Nhưng đồng nghĩa với nó là sự dễ dãi trong tiêu chí đánh giá tài năng. Nhiều khi những giọng hát rất thiếu căn bản vẫn được tung hô quá mức. Điều này có dẫn đến những ảo tưởng về tài năng cho các thí sinh không, theo chị?
Cá nhân tôi cũng đề nghị những người mang trọng trách giám khảo nên xem lại các điều khoản với nhà tổ chức để tiết chế lời khen, giúp các bạn trẻ hiểu đúng về thực lực của mình và để người nghe không cảm thấy ngượng.
Ban giám khảo cũng đừng diễn quá, khen như thể thí sinh ấy là thần tượng của chính họ, tôi thấy ngượng lắm. Khen ở mức độ chừng mực sẽ là động lực cho các bạn trẻ cố gắng hơn nữa nhưng nếu khen như mưa như gió sẽ là cách ngắn nhất để họ dừng lại vì chủ quan, mù lòa với sự cố gắng vì thỏa mãn với mình. Như thế rất phản giáo dục.
THÔNG TIN VỀ VỤ SCANDAL THANH LAM - HÀ HỒ - MR ĐÀM |
Dùng lời lẽ như vậy thì showbiz đang trở thành cái chợ rồi
- Xem The Voice Vietnam chị đánh giá thế nào về chất lượng thí sinh năm nay? Có giọng ca nào khiến chị thích thú không?
Tôi không xem nhiều lắm nhưng thấy có điều đặc biệt của chương trình này là âm thanh rất hay, tiếng hát nét căng, lên được cả những hơi thở nhẹ của thí sinh. Và vì chương trình được ghi hình trước, âm thanh mix rất trau chuốt nên tôn được giọng hát của thí sinh lên rất nhiều. Có lẽ phải chờ đến chương trình trực tiếp thì mới có thể nhận xét chính xác được.
"Tôi rất buồn về câu chuyện giữa anh Đàm Vĩnh Hưng và chị Thanh Lam. Dùng lời lẽ như vậy để nói trên báo thì showbiz đang trở thành cái chợ rồi. " - Ca sĩ Thuỳ Dung chia sẻ. |
- The Voice Vietnam được mặc định là chương trình chỉ chú trọng vào giọng hát. Nhưng ở ghế huấn luyện viên, ngoài ca sĩ Thu Minh, còn có vẻ thuyết phục, người ta đang e ngại việc Đàm Vĩnh Hưng hay Hồ Ngọc Hà sẽ làm hỏng thí sinh khi họ vốn không nhiều căn bản?
Đào tạo một ca sỹ không thể tính bằng tháng, vài tháng được. Những điều tối thiểu như phải biết nhạc lý cơ bản, kỹ thuật thanh nhạc, cách lấy hơi, phân câu đều phải có một quá trình học tính bằng năm. Tôi không chắc lắm về tiêu chí của chương trình này. Nếu chỉ đơn thuần là giải trí thì thôi, thế nào cũng được. Nhưng để đào tạo ra một hoặc nhiều ca sỹ thì không thể dạy truyền khẩu theo kiểu nghệ nhân dân gian được.
- Để đào tạo một ca sĩ, theo chị vai trò của người định hướng, như ở The Voice là các huấn luyện viên, giữ vai trò quan trọng như thế nào?
Huấn luyện viên ở đây được coi như người thầy và thầy thì vô cùng quan trọng. Nên hay không nên là do thầy cả đấy!
- Ý kiến của ca sỹ Thanh Lam cho rằng, với khả năng hạn chế về trình độ thanh nhạc, cũng như trình độ sự phạm, Đàm Vĩnh Hưng và Hồ Ngọc Hà sẽ lấy gì dạy cho thí sinh của The Voice Vietnam. Chị có những e ngại này không khi xem The Voice?
Đây là chương trình cần độ rating cao, cần thu hút người xem để chạy nhiều quảng cáo nên sự lựa chọn Đàm Vĩnh Hưng và Hồ Ngọc Hà là quyết định của BTC.
Nhưng ở góc độ tôi nhìn thì với chương trình này Hưng và Hà lại đang mất mát nhiều vì vô tình để lộ "gót chân Asin" của mình.
Khán giả đang quên hay cố tình bỏ qua những điều chưa “tới” của họ để hâm mộ một hình ảnh, một thần tượng thì hãy giữ nguyên như vậy. Còn nếu đã là giám khảo, là thầy, là huấn luyện viên thì người ta phải được biết anh học ở đâu ra, tốt nghiệp hạng mấy, bằng cấp thế nào, học cái gì để làm thầy người ta chứ.
Tôi rất buồn về câu chuyện giữa anh Đàm Vĩnh Hưng và chị Thanh Lam. Dùng lời lẽ như vậy để nói nhau trên báo thì showbiz đang trở thành cái chợ rồi. Tôi tưởng tượng đến một cuộc cãi vã giữa chợ và khán giả túm năm tụm bảy, thoải mái bàn tán, được một buổi mua vui miễn phí, kết cục chắc chắn là sẽ không ai thắng và tất cả đều thua vì mất đi tình yêu của khán giả.
Xem The Voice mà buồn
- Người ta bảo, Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà tuy trình độ chuyên môn không tốt, nhưng biết nắm cơ hội. Chỉ riêng việc họ dạy cho thí sinh cách nắm bắt cơ hội và tạo cho các thí sinh cơ hội để nổi tiếng thôi đã là đáng quý rồi. Còn chuyện chuyên môn không quan trọng, bởi các thí sinh The Voice vốn đã có căn bản, không cần dạy sâu về chuyên môn. Chị thấy sao về ý kiến này?
Tôi xin khẳng định ngay là chuyên môn không bao giờ là không quan trọng. Nếu chuyên môn không quan trọng thì chỉ gọi là cuộc chơi thôi, đây là cuộc thi “Giọng hát Việt” cơ mà. Nổi tiếng thời này gần với tai tiếng lắm, nổi tiếng theo nghĩa đó có lẽ không phải học nhiều. Nhưng để làm thầy thì phải học nhiều lắm.
Câu trước bạn nói với tôi là người ta lo ngại giám khảo làm hỏng thí sinh vì thiếu căn bản, bây giờ lại nói người ta bảo thí sinh vốn đã có căn bản. Vậy ở đây ai là thầy ai là trò? Nhà sản xuất chọn thầy cho thí sinh, rồi lại cho phép thí sinh chọn lại thầy cho mình, điều xưa nay cấm kỵ.
Trò chọn thầy mà nói thẳng trước mặt các thầy khác, các thầy thì tranh nhau nói, vui có, không hay có để lôi kéo học sinh trước mặt nhau. Format này áp dụng ở Việt nam không hợp vì chúng ta được giáo dục luôn kính trọng thầy cô và môi trường sư phạm không bao giờ có chuyện các thầy cô, huấn luyện viên tranh giành học sinh trước mặt học sinh và bàn dân thiên hạ như vậy. Đem cả đạo đức ra để mua vui!!!
"Liệu dân trí có thấp đi không khi người có quyết định cao nhất là người định hướng, là giám khảo trong cuộc thi này chỉ để câu khách thế thôi, còn học thuật, còn trí tuệ và sự nhân văn trong hành xử thì không đề cao, gần như bị bỏ quên... Xem mà buồn" - giảng viên, ca sĩ Thùy Dung. |
- Việc các thí sinh có giọng hát mang đẳng cấp cỡ một diva, được nhào nặn bởi một người thầy là sao thị trường như Đàm Vĩnh Hưng và Hồ Ngọc Hà, kết quả ra lò, theo dự đoán của chị sẽ là gì? Thí sinh sẽ chịu thiệt thòi gì không khi gu và trình độ của thầy ở mức bình dân như thế?
Văn hóa có cao có thấp, người thưởng thức văn hóa cũng vậy. Ở hầu hết các nước chương trình truyền hình luôn là một biên độ rất rộng về văn hóa. Cao cấp có, bình dân có và thậm chí là nhảm nhí nữa và kênh nào cũng có khán giả riêng. Vậy nghe gì, xem gì cũng là một cách thể hiện văn hóa. Truyền hình nhà mình là sóng quảng bá và dân mình thì số đông là dễ dãi.
Vậy nên chăng, khán giả cũng cần phải nghiêm khắc với các chương trình giải trí, lựa chọn cho riêng mình những món ăn tinh thần phù hợp, không thích, không bổ ích thì không nên xem...
Xét cho cùng, đây là một game show thôi mà, một chương trình giải trí được góp mặt bởi những ngôi sao giải trí. Vậy thì cái sự học ở đây cũng mang tính giải trí phục vụ lên hình thôi, bỏ qua sự lo lắng của bạn đi.
Nhưng có điều tôi trăn trở là truyền hình và báo chí có trọng trách rất lớn để định hướng cho người dân về văn hóa, đúng hơn là về tầm vóc văn hóa của một đất nước. Liệu dân trí có thấp đi không khi người có quyết định cao nhất là người định hướng, là giám khảo trong cuộc thi này chỉ để câu khách thế thôi, còn học thuật, còn trí tuệ và sự nhân văn trong hành xử thì không đề cao, gần như bị bỏ quên... Xem mà buồn.
- Gần đây việc có quá nhiều các chương trình tìm kiếm tài năng ca hát trên truyền hình, cơ hội nổi tiếng với các giọng ca trẻ trở nên dễ dàng hơn. Nhưng đồng nghĩa với nó là sự dễ dãi trong tiêu chí đánh giá tài năng. Nhiều khi những giọng hát rất thiếu căn bản vẫn được tung hô quá mức. Điều này có dẫn đến những ảo tưởng về tài năng cho các thí sinh không, theo chị?
Cá nhân tôi cũng đề nghị những người mang trọng trách giám khảo nên xem lại các điều khoản với nhà tổ chức để tiết chế lời khen, giúp các bạn trẻ hiểu đúng về thực lực của mình và để người nghe không cảm thấy ngượng.
Ban giám khảo cũng đừng diễn quá, khen như thể thí sinh ấy là thần tượng của chính họ, tôi thấy ngượng lắm. Khen ở mức độ chừng mực sẽ là động lực cho các bạn trẻ cố gắng hơn nữa nhưng nếu khen như mưa như gió sẽ là cách ngắn nhất để họ dừng lại vì chủ quan, mù lòa với sự cố gắng vì thỏa mãn với mình. Như thế rất phản giáo dục.
Bình luận