Hội thảo “Tác động của mạng xã hội đến tuổi vị thành niên – Những điều cha mẹ cần chú ý” với sự tham gia chia sẻ Thạc sỹ Nguyễn Đình Thành – Giám đốc Tư vấn Chiến lược Truyền thông Le Bros và Thạc sỹ Bùi Việt Hà – Giảng viên khoa Báo chí – Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội nhân văn đã đem đến cho các bậc cha mẹ nhiều kiến thức bổ ích.
Chia sẻ với các bậc phụ huynh, ông Nguyễn Đình Thành chia sẻ những lợi ích to lớn của mạng xã hội như: giúp các em cập nhật, chia sẻ các thông tin liên quan tới học tập, sở thích, mối quan tâm; tạo điều kiện để các em thể hiện bản thân, tăng cường và mở rộng mối quan hệ với bạn bè; giải trí với nhiều ứng dụng và trò chơi hấp dẫn.
Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng xấu tới tuổi vị thành niên. Đó là các tác động về cả thể chất và tinh thần, thậm chí là mắc một số chứng bệnh nguy hiểm như trầm cảm, thiếu tự tin. Việc tiếp nhận những nguồn thông tin xấu, sai lệch sẽ ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành vi của trẻ, thậm chí đã xuất hiện các vụ lừa đảo.
"Tốc độ “tương tác” nhanh chóng khiến những thông tin, hình ảnh cá nhân của các em có thể bị lợi dụng, bôi nhọ. Điều này trở nên nguy hại hơn khi cuộc sống bận rộn, các bậc phụ huynh ít có thời gian để quan tâm nhiều tới trẻ và trở thành mối lo lớn cho các bậc cha mẹ", ông Thành lưu ý các bậc phụ huynh.
Diễn giả Nguyễn Đình Thành khuyến khích phụ huynh tìm hiểu rõ về bản chất của mạng xã hội cũng như nhu cầu sử dụng mạng xã hội của trẻ, không nên cấm đoán trẻ trong việc tham gia mạng xã hội.
Phụ huynh cần là người định hướng các em sử dụng mạng xã hội một cách đúng mức, khai thác được những hiệu quả tích cực mà mạng xã hội có thể đem lại.
“Cha mẹ không nên cấm trẻ vì càng cấm, các em các dễ nảy sinh thái độ chống lại sự cưỡng ép của bố mẹ mà nên nhẹ nhàng tiếp cận, hướng dẫn, giúp các em có định hướng đúng đắn khi sử dụng mạng xã hội. Làm bạn với trẻ, chia sẻ để các em có hành động đúng, đồng thời theo dõi các hoạt động của trẻ trên mạng xã hội cũng sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu và quan tâm được hơn tới con em của mình.” – ông Nguyễn Đình Thành chia sẻ.
Ông Thành cũng khuyên các bậc phụ huynh chỉ nên cho con em dùng khoảng 1 tiếng đồng hồ vào buổi tối để vào các mạng xã hội vì nếu dùng nhiều có thể bị nghiện.
Thạc sỹ Bùi Việt Hà, giảng viên môn "Hiểu biết truyền thông" tại trường phổ thông liên cấp Olympiachia sẻ: “Tôi luôn nhấn mạnh với học trò rằng, tự chúng ta không thể kiểm soát được thế giới truyền thông hay mạng xã hội, chúng ta cũng không thể “cấm” người khác bàn luận, thậm chí nói xấu về chúng ta, nhưng đừng vì thế mà chúng ta khiếp sợ, lo lắng hay thậm chí là từ chối thế giới công nghệ này".
Bà Hà cũng cho rằng tất cả những phản ứng đó đều mang tính tiêu cực. Tốt hơn cả là chúng ta hãy học cách để có thể làm chủ được quá trình truyền thông của mình. Nhưng để có thể vững vàng như vậy, chính chúng ta phải sống có bản lĩnh và tự rèn luyện bản thân mình không ngừng nghỉ.
Thay vì chúng ta sử dụng mạng xã hội một cách “ngây thơ” như tán phét, chat, post ảnh đẹp, chúng ta phải hiểu rõ hơn bản chất của việc truyền thông trên mạng xã hội ra sao.
Nếu không tỉnh táo, những thông tin mà các em chia sẻ trên Facebook, có thể sẽ là con dao hai lưỡi, biến các em vào thế nguy hiểm (bị theo dõi, gạ gẫm, lừa gạt), hoặc nằm trong danh sách quảng cáo của vô khối nhãn hàng, hoặc đơn giản là làm mất đi một cơ hội nào đó trong cuộc đời.
Để hiểu biết về truyền thông đại chúng và làm chủ quá trình truyền thông cá nhân của mình cho học sinh, trường Phổ thông liên cấp Olympia còn tổ chức các buổi thảo luận và thực hành để các thầy cô giáo và học sinh cùng chia sẻ quan điểm, những kỹ năng, kinh nghiệm của mình liên quan đến mạng xã hội.
Vị giảng viên này cũng cho rằng thông qua các môn học chính khóa về truyền thông, học sinh được hướng dẫn sử dụng mạng xã hội ngay từ những bước đi căn bản nhất như xác định mục tiêu tham gia mạng xã hội của em là gì, nắm vững công nghệ để tự mình quyết định sẽ truyền thông như thế nào, các kỹ thuật nho nhỏ để các em có thể khai thác tối đa khả năng truyền đạt và thuyết phục của mình v.v…
Hội thảo “Tác động của mạng xã hội đến tuổi vị thành niên – Những điều cha mẹ cần chú ý” do trường Phổ thông liên cấp Olympia tổ chức.
Phạm Thịnh
Thạc sỹ Bùi Việt Hà và Thạc sỹ Nguyễn Đình Thành chia sẻ với các bậc phụ huynh những kiến thức về mạng xã hội |
Chia sẻ với các bậc phụ huynh, ông Nguyễn Đình Thành chia sẻ những lợi ích to lớn của mạng xã hội như: giúp các em cập nhật, chia sẻ các thông tin liên quan tới học tập, sở thích, mối quan tâm; tạo điều kiện để các em thể hiện bản thân, tăng cường và mở rộng mối quan hệ với bạn bè; giải trí với nhiều ứng dụng và trò chơi hấp dẫn.
Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng xấu tới tuổi vị thành niên. Đó là các tác động về cả thể chất và tinh thần, thậm chí là mắc một số chứng bệnh nguy hiểm như trầm cảm, thiếu tự tin. Việc tiếp nhận những nguồn thông tin xấu, sai lệch sẽ ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành vi của trẻ, thậm chí đã xuất hiện các vụ lừa đảo.
"Tốc độ “tương tác” nhanh chóng khiến những thông tin, hình ảnh cá nhân của các em có thể bị lợi dụng, bôi nhọ. Điều này trở nên nguy hại hơn khi cuộc sống bận rộn, các bậc phụ huynh ít có thời gian để quan tâm nhiều tới trẻ và trở thành mối lo lớn cho các bậc cha mẹ", ông Thành lưu ý các bậc phụ huynh.
Diễn giả Nguyễn Đình Thành khuyến khích phụ huynh tìm hiểu rõ về bản chất của mạng xã hội cũng như nhu cầu sử dụng mạng xã hội của trẻ, không nên cấm đoán trẻ trong việc tham gia mạng xã hội.
Phụ huynh cần là người định hướng các em sử dụng mạng xã hội một cách đúng mức, khai thác được những hiệu quả tích cực mà mạng xã hội có thể đem lại.
“Cha mẹ không nên cấm trẻ vì càng cấm, các em các dễ nảy sinh thái độ chống lại sự cưỡng ép của bố mẹ mà nên nhẹ nhàng tiếp cận, hướng dẫn, giúp các em có định hướng đúng đắn khi sử dụng mạng xã hội. Làm bạn với trẻ, chia sẻ để các em có hành động đúng, đồng thời theo dõi các hoạt động của trẻ trên mạng xã hội cũng sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu và quan tâm được hơn tới con em của mình.” – ông Nguyễn Đình Thành chia sẻ.
Nhiều phụ huynh còn chia sẻ chính câu chuyện của gia đình mình trong việc sử dụng mạng xã hội |
Thạc sỹ Bùi Việt Hà, giảng viên môn "Hiểu biết truyền thông" tại trường phổ thông liên cấp Olympiachia sẻ: “Tôi luôn nhấn mạnh với học trò rằng, tự chúng ta không thể kiểm soát được thế giới truyền thông hay mạng xã hội, chúng ta cũng không thể “cấm” người khác bàn luận, thậm chí nói xấu về chúng ta, nhưng đừng vì thế mà chúng ta khiếp sợ, lo lắng hay thậm chí là từ chối thế giới công nghệ này".
Bà Hà cũng cho rằng tất cả những phản ứng đó đều mang tính tiêu cực. Tốt hơn cả là chúng ta hãy học cách để có thể làm chủ được quá trình truyền thông của mình. Nhưng để có thể vững vàng như vậy, chính chúng ta phải sống có bản lĩnh và tự rèn luyện bản thân mình không ngừng nghỉ.
Thay vì chúng ta sử dụng mạng xã hội một cách “ngây thơ” như tán phét, chat, post ảnh đẹp, chúng ta phải hiểu rõ hơn bản chất của việc truyền thông trên mạng xã hội ra sao.
Nếu không tỉnh táo, những thông tin mà các em chia sẻ trên Facebook, có thể sẽ là con dao hai lưỡi, biến các em vào thế nguy hiểm (bị theo dõi, gạ gẫm, lừa gạt), hoặc nằm trong danh sách quảng cáo của vô khối nhãn hàng, hoặc đơn giản là làm mất đi một cơ hội nào đó trong cuộc đời.
Để hiểu biết về truyền thông đại chúng và làm chủ quá trình truyền thông cá nhân của mình cho học sinh, trường Phổ thông liên cấp Olympia còn tổ chức các buổi thảo luận và thực hành để các thầy cô giáo và học sinh cùng chia sẻ quan điểm, những kỹ năng, kinh nghiệm của mình liên quan đến mạng xã hội.
Vị giảng viên này cũng cho rằng thông qua các môn học chính khóa về truyền thông, học sinh được hướng dẫn sử dụng mạng xã hội ngay từ những bước đi căn bản nhất như xác định mục tiêu tham gia mạng xã hội của em là gì, nắm vững công nghệ để tự mình quyết định sẽ truyền thông như thế nào, các kỹ thuật nho nhỏ để các em có thể khai thác tối đa khả năng truyền đạt và thuyết phục của mình v.v…
Hội thảo “Tác động của mạng xã hội đến tuổi vị thành niên – Những điều cha mẹ cần chú ý” do trường Phổ thông liên cấp Olympia tổ chức.
Phạm Thịnh
Bình luận