Chó tấn công và những cái chết thương tâm
Bé Nam, 4 tuổi, ngụ ở Củ Chi, TP. HCM cùng bố mẹ sang trông nhà hộ cho một người bà con, bất ngờ bị chú chó béc-giê tấn công. Tai nạn xảy ra chỉ vài ngày sau Tết đã khiến nạn nhân qua đời vì vết thương quá nặng.
Sau tai nạn, tại Bệnh viện Nhiệt Đới, bé Nam người bê bết máu với nhiều vết thương ở mặt, ngực, mông, da đầu gần như bị bóc trần, nhiều vết răng cắm sâu vào hộp sọ. Tổn thương quá nặng đã khiến đứa con đầu của đôi vợ chồng trẻ qua đời.
Tháng 5/2013, bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên tiếp nhận một bệnh nhân trong tình trạng phát bệnh dại sau đó đã tử vong.
Trước đó, ngày 14/5, chị Bạc Thị Liêm (34 tuổi), ở Chiềng Chung – Thị trấn Tuần Giáo (Điện Biên) được người thân đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng tê bì tay phải, sợ nước, gió, khó thở, vật vã, kích động mạnh.
Trước các triệu chứng bất thường, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên đã xét nghiệm và kết luận chị Liêm đã bị nhiễm virut dại. Dù được các bác sĩ khẩn trương cấp cứu và tiêm thuốc nhưng do việc phát hiện quá muộn, sau khi điều trị, nạn nhân đã tử vong.
Điều đáng nói là ngoài chị Liêm, 2 người thân trong gia đình chị cũng đều bị cùng một con chó mang bệnh cắn từ đầu tháng hai. Tuy nhiên, 2 người còn lại chưa có biểu hiện phát bệnh. Ngay sau đó, 2 người đã được khuyến cáo lập tức đi tiêm vắc xin phòng dại.
Tháng 9/2011, tại thôn Độc Lập, xã Đạo Đức (Vị Xuyên, Hà Giang), một gia đình có đến 2 vợ chồng cùng bị chó dại ở trong thôn cắn. Người vợ là bà Nguyễn Thị Nùng, 62 tuổi, do sức đề kháng yếu, nên đã lên cơn dại rồi tử vong chỉ sau vài ngày tiêm phòng.
Còn người chồng phải tiêm vác xin kháng bệnh dại. Không chỉ riêng trường hợp trên, một người dân ở xã này cũng khẳng định, đã bị một con chó lang thang tự dưng tấn công khi đang đi phun thuốc ngoài đồng.
Năm 2010, một vụ việc đau lòng khác xảy ra khi bà Phạm Thị Ngắn (55 tuổi) ở buôn H’drát, xã Ea Kao, đã bị đàn chó becgie cắn chết.
Chiều ngày 21/1, bà Ngắn cùng hai cô gái tên Điệp và Trâm vào trang trại cà phê Công ty Trường Ngọc, thường được gọi là “rẫy ông Thành 507” để mót cà phê. Vừa nhặt được vài quả thì bất ngờ một con chó becgie to từ trong nhà nhảy xổ đến.
Điệp và Trâm nhanh chân leo vội được lên cây sầu riêng để tránh. Còn bà Ngắn loay hoay tìm cây cao để leo lên thì bị con chó nhảy lên kéo chân, quật ngã xuống đất cắn xé.
Khoảng năm phút sau, 4-5 con chó khác trong trang trại nhảy xổ ra, cùng cắn xé bà Ngắn. Khi mọi người trong buôn chạy ra thì bà Ngắn đã chết, trên người đầy những vết thương, hầu hết phần cơ thể đều bị chó cắn nát và ăn mất, ở đầu, tay và chân mất nhiều mảng da thịt.
Khi chó tấn công, xử lý thế nào?
Bạn cần đề phòng trước bất kỳ một con chó lạ nào, luôn nhắc nhở mình rằng một con chó không quen biết sẽ dễ cho mình là kẻ xâm nhập hoặc là mối đe dọa.
Đừng bao giờ tiếp cận một con chó lạ, đặc biệt khi nó bị xích hoặc nhốt sau hàng rào, trong xe hơi. Đừng vuốt ve con chó – kể cả chó của mình – mà không cho nó nhìn thấy và ngửi bạn trước. Đừng quấy rối khi nó đang ngủ, ăn, gặm đồ chơi hoặc đang chăm sóc con.
Đừng bao giờ quay lưng lại trước mặt con chó và bỏ chạy. Bản năng của chó là săn đuổi nên nếu bạn chạy nó sẽ cố đuổi bắt bạn.
Khi bị chó tấn công: Đừng bao giờ hét lên và bỏ chạy. Bạn hãy đứng im, 2 tay ở 2 bên, tránh nhìn thẳng vào mắt chó.
Một khi con chó đã mất hứng thú với mình, hãy từ từ đi lui cho đến khi nó không còn nhìn thấy mình.
Nếu thấy chó vẫn hung năng không chịu buông tha thì cúi xuống nhặt đá, dép hoặc tháo giầy để phòng bị. Động tác này có thể khiến con chó sợ mà bỏ chạy.
Nếu con chó nhảy xổ vào mình, hãy ném đá, dép, áo khoác, ví, xe đạp, hoặc bất cứ thứ gì bạn có thể.
Nếu bạn bị ngã xuống đất, hãy cuộn tròn người lại, dùng hay tay che tai và nằm im, cố gắng không hét hoặc lăn lộn.
BS Nguyễn Đình Sang (Chuyên khoa Bác sĩ gia đình, Trung tâm y tế quận 1, TP.HCM) cho rằng: Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Nó thường được lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn (chiếm 90%). Ngoài ra nó còn lây qua người qua vết cắn của chồn, dơi, gấu, cầy, sóc, chó rừng.
Hiếm hơn, bệnh dại còn được lây qua đường hô hấp do không khí chứa nhiều siêu vi trùng dại trong các hang động có nhiều dơi sinh sống.
Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:
Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.
Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín. Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.
Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).
Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.
Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.
Nam Anh (Tổng hợp)
Bé Nam, 4 tuổi, ngụ ở Củ Chi, TP. HCM cùng bố mẹ sang trông nhà hộ cho một người bà con, bất ngờ bị chú chó béc-giê tấn công. Tai nạn xảy ra chỉ vài ngày sau Tết đã khiến nạn nhân qua đời vì vết thương quá nặng.
Chó tấn công khiến nhiều trẻ em, người già tử vong rất thương tâm. |
Tháng 5/2013, bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên tiếp nhận một bệnh nhân trong tình trạng phát bệnh dại sau đó đã tử vong.
Trước đó, ngày 14/5, chị Bạc Thị Liêm (34 tuổi), ở Chiềng Chung – Thị trấn Tuần Giáo (Điện Biên) được người thân đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng tê bì tay phải, sợ nước, gió, khó thở, vật vã, kích động mạnh.
Trước các triệu chứng bất thường, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên đã xét nghiệm và kết luận chị Liêm đã bị nhiễm virut dại. Dù được các bác sĩ khẩn trương cấp cứu và tiêm thuốc nhưng do việc phát hiện quá muộn, sau khi điều trị, nạn nhân đã tử vong.
Điều đáng nói là ngoài chị Liêm, 2 người thân trong gia đình chị cũng đều bị cùng một con chó mang bệnh cắn từ đầu tháng hai. Tuy nhiên, 2 người còn lại chưa có biểu hiện phát bệnh. Ngay sau đó, 2 người đã được khuyến cáo lập tức đi tiêm vắc xin phòng dại.
Tháng 9/2011, tại thôn Độc Lập, xã Đạo Đức (Vị Xuyên, Hà Giang), một gia đình có đến 2 vợ chồng cùng bị chó dại ở trong thôn cắn. Người vợ là bà Nguyễn Thị Nùng, 62 tuổi, do sức đề kháng yếu, nên đã lên cơn dại rồi tử vong chỉ sau vài ngày tiêm phòng.
Còn người chồng phải tiêm vác xin kháng bệnh dại. Không chỉ riêng trường hợp trên, một người dân ở xã này cũng khẳng định, đã bị một con chó lang thang tự dưng tấn công khi đang đi phun thuốc ngoài đồng.
Năm 2010, một vụ việc đau lòng khác xảy ra khi bà Phạm Thị Ngắn (55 tuổi) ở buôn H’drát, xã Ea Kao, đã bị đàn chó becgie cắn chết.
Chiều ngày 21/1, bà Ngắn cùng hai cô gái tên Điệp và Trâm vào trang trại cà phê Công ty Trường Ngọc, thường được gọi là “rẫy ông Thành 507” để mót cà phê. Vừa nhặt được vài quả thì bất ngờ một con chó becgie to từ trong nhà nhảy xổ đến.
Điệp và Trâm nhanh chân leo vội được lên cây sầu riêng để tránh. Còn bà Ngắn loay hoay tìm cây cao để leo lên thì bị con chó nhảy lên kéo chân, quật ngã xuống đất cắn xé.
Khoảng năm phút sau, 4-5 con chó khác trong trang trại nhảy xổ ra, cùng cắn xé bà Ngắn. Khi mọi người trong buôn chạy ra thì bà Ngắn đã chết, trên người đầy những vết thương, hầu hết phần cơ thể đều bị chó cắn nát và ăn mất, ở đầu, tay và chân mất nhiều mảng da thịt.
Khi chó tấn công, xử lý thế nào?
Bạn cần đề phòng trước bất kỳ một con chó lạ nào, luôn nhắc nhở mình rằng một con chó không quen biết sẽ dễ cho mình là kẻ xâm nhập hoặc là mối đe dọa.
Khi thấy chó lạ ngoài đường bạn cần biết cách xử lý để tránh bị chó cắn. |
Đừng bao giờ quay lưng lại trước mặt con chó và bỏ chạy. Bản năng của chó là săn đuổi nên nếu bạn chạy nó sẽ cố đuổi bắt bạn.
Khi bị chó tấn công: Đừng bao giờ hét lên và bỏ chạy. Bạn hãy đứng im, 2 tay ở 2 bên, tránh nhìn thẳng vào mắt chó.
Một khi con chó đã mất hứng thú với mình, hãy từ từ đi lui cho đến khi nó không còn nhìn thấy mình.
Nếu thấy chó vẫn hung năng không chịu buông tha thì cúi xuống nhặt đá, dép hoặc tháo giầy để phòng bị. Động tác này có thể khiến con chó sợ mà bỏ chạy.
Nếu con chó nhảy xổ vào mình, hãy ném đá, dép, áo khoác, ví, xe đạp, hoặc bất cứ thứ gì bạn có thể.
Nếu bạn bị ngã xuống đất, hãy cuộn tròn người lại, dùng hay tay che tai và nằm im, cố gắng không hét hoặc lăn lộn.
BS Nguyễn Đình Sang (Chuyên khoa Bác sĩ gia đình, Trung tâm y tế quận 1, TP.HCM) cho rằng: Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Nó thường được lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn (chiếm 90%). Ngoài ra nó còn lây qua người qua vết cắn của chồn, dơi, gấu, cầy, sóc, chó rừng.
Hiếm hơn, bệnh dại còn được lây qua đường hô hấp do không khí chứa nhiều siêu vi trùng dại trong các hang động có nhiều dơi sinh sống.
Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:
Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.
Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín. Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.
Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).
Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.
Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.
Nam Anh (Tổng hợp)
Bình luận