(VTC News) – Mẹ bỏ đi, bố gồng mình nuôi 4 con cùng mẹ già, thế rồi bố cũng mất, cô con gái đầu bị lao phổi, gia cảnh thật quá thương tâm.
Sinh năm 1999, em Nguyễn Tuyết Nhi đang trong những tháng ngày đau đớn điều trị tại bệnh viện Phổi Hà Nội với thể trạng yếu ớt, hơi thở thều thào, da xanh xao, hốc hác.
Tôi đã gặp em Nguyễn Tuyết Nhi tại bệnh viện Phổi Hà Nội vào một ngày mưa rả rich. Nhi ốm yếu, gầy gò với những trận ho dai dẳng khiến lòng người không khỏi xót xa. Đôi mắt em đờ đẫn sau những đợt điều trị của bệnh viện.
Cuộc trò chuyện với Nhi diễn ra trong một phòng bệnh gồm những bệnh nhân bị viêm phổi rất nặng, ở một góc căn phòng, Nhi được chị Hằng (người thân gia đình) chăm sóc.
Giọng nói thều thào, yếu ớt, Nhi chia sẻ: Em sinh năm 1999 trong một gia đình có 4 chị em gái, Nhi là con đầu.
Cuộc sống của cô gái bé bỏng, xinh xắn, ham học này từ bé đã không suôn sẻ, khi bố mẹ cô chia tay, mẹ bỏ lại 5 cha con sống cùng với bà nội. Cũng chính vì sớm thiếu vắng bàn tay ân cần, tình yêu thương che chở của mẹ nên từ sớm Nhi dành hết những tình cảm ấy cho người bố của mình.
“Bố em là người mà em yêu quý nhất và cũng là người em thương và tâm sự những nỗi buồn, niềm vui trong cuộc sống”.
Nhưng biến cố xảy đến khi Nhi học những ngày cuối lớp 8, năm em 14 tuổi, bố em – người em yêu thương nhất qua đời sau những tháng ngày bạo bệnh do viêm phổi gây nên. Cuộc sống của em như ngập chìm trong bóng tối, những niềm hy vọng, những tâm sự, mái ấm luôn che chở em nay đã mãi mãi ra đi.
Cảnh nghèo trước nay đã đeo bám gia đình em, nhưng khi bố em qua đời, trụ cột gia đình nuôi dưỡng các chị em nay không còn nữa… Em từ bỏ chặng đường học tập ngắn ngủi để dành những điều tốt đẹp ấy cho 3 đứa em bé bỏng của mình.
Cuộc sống với những bế tắc chưa dừng lại, một vài tháng sau khi nghỉ học ở nhà với nội, Nhi vô tình trượt chân và ngã cầu thang. Vết thương ở gót chân rất nặng đã khiến em phải nhập viện. Trong những ngày đầu tập tễnh bước đi, Nhi có triệu chứng khó thở, người gầy rộc do không ăn uống được gì, đáng chú ý, em liên tục ho khan, ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày.
Nhi được gia đình cho đi nhập viện Đa khoa Đức Giang (Quận Long Biên), sau 2-3 ngày điều trị nhưng chưa chuẩn đoán được bệnh, Nhi nhập viện Lao phổi Trung ương, rồi đến bệnh viện Phổi Hà Nội trong tình trạng khó thở, phải dùng đến bình ô-xi. Trong thời gian nhập viện điều trị, khám, xét nghiệm em nhận được kết quả bị chứng suy phổi.
Sau 6 tháng điều trị đầu tiên, ở cái tuổi 16 đầy mơ ước, cô gái Tuyết Nhi xinh xắn rơi vào tình trạng sức khỏe vô cùng yếu ớt, em bị sút cân từ 40kg xuống còn 23kg. Nhìn đôi bàn tay, đôi bàn chân gầy gò, da bọc lấy xương của em thật khiến lòng người không khỏi xót xa.
Sức khỏe yếu, Nhi không ăn được nhiều. Chị Hằng chia sẻ: “Mỗi ngày tôi phải chia nhỏ bữa ăn của Nhi ra để em ăn được nhiều hơn, tính cả ngày may ra em chỉ ăn được hơn 1 bát cháo”.
Ăn uống khó khăn là vậy, mỗi ngày Nhi được các bác sĩ truyền thuốc từ 8 giờ sáng đến 13 giờ chiều. Em liên tục có hiện tượng khó thở và buộc các bác sĩ phải dùng bình ô xi để giúp đỡ em hô hấp mỗi ngày.
Thuốc và những đợt điều trị dày đặc khiến cho cô bé 17 tuổi này dường như không đủ sức kháng cự, đôi mắt em đờ đẫn, sắc mặt nhợt nhạt thiếu sức sống vô cùng… Sức khỏe yếu, Nhi được các bác sĩ điều trị bằng những liều thuốc hỗ trợ việc hô hấp, mỗi đợt kéo dài 10 ngày với chi phí hơn 2 triệu đồng mỗi đợt. Để duy trì sự sống của Nhi, với kinh tế hiện tại của gia đình thì quả thực vô cùng khó khăn.
Hiện tại, sau những đợt điều trị, một bên lá phổi của em đã hỏng hẳn, lá phổi còn lại bị tổn thương nặng. Mỗi ngày muốn đi lại, sinh hoạt em phải nhờ đến sự giúp đỡ của em gái và những người thân quanh em… Bệnh tật giày vò tấm thân ốm yếu của em dữ dội hơn vào những ngày gió mùa, trời chuyển lạnh, mưa gió.
Qua tìm hiểu và đi đến thực tế, tại ngõ 399, Ngọc Lâm, Long Biên – nơi sinh sống của gia đình em Nhi, thì bà nội em vẫn ngày ngày đều đặn bán nước dạo để nuôi các cháu. Khoản tiền thu được từ bán nước tính bằng chục nghìn mỗi ngày, nay phải nuôi thêm cô cháu gái ốm nặng đang điều trị tại bệnh viện quả thực quá sức đối với một cụ bà ngoài 70 tuổi.
Bà Liên, bà nội Nhi ngậm ngùi: “Từ ngày bố cái Nhi mất cả nhà giờ sống dựa vào sạp hàng nước dạo của bà, giờ cái Nhi ốm nặng, thương cháu vẫn để nhập viện chứ gia đình giờ kiếm đâu ra tiền để chữa chạy cho Nhi, trong nhà giờ chẳng còn gì nữa…”. Đôi mắt người bà hoen đỏ khi nhìn lên di ảnh người bố đã khuất của Nhi!
Hiện nay, Ngọc – em gái Nhi phải tạm thời nghỉ học khi mới lên lớp 9 vì không đủ tiền trang trải cũng như bận chăm sóc chị tại bệnh viện…
Người thân Nhi cho biết: “Từ trước đến nay Nhi vốn ít khi nói chuyện, sống nội tâm. Có chuyện gì thường chỉ kể với bố. Kể từ khi bố em qua đời, em càng ít nói hơn, đôi mắt hay nhìn vô định…”
Những tháng ngày điều trị bệnh, Nhi ngồi và xếp những chú hạc bằng giấy, rồi gấp những động vật xinh xắn, đáng yêu để khuây khỏa và thi thoảng những nhà hảo tâm ghé qua mua những món đồ do tự tay em làm để đỡ đần em trang trải phần nào trong cuộc sống.
Theo chia sẻ của Nhi, được biết: Những chú hạc giấy nhỏ nhắn, dễ thương với em không còn đơn thuần là một món đồ chơi của trẻ nhỏ, mà hơn thế đó còn là những ước mơ mà cô gái 16 tuổi đầy hoài bão gửi gắm vào những cánh hạc để mong muốn rằng những mơ ước của em sẽ sớm trở thành hiện thực.
Giờ đây, Nhi muốn được về nhà, không muốn nằm viện thêm ngày nào để không khiến bà nội thêm vất vả, gồng gánh nuôi nấng chị em Nhi. Trong giọng nói yếu ớt, thều thào, em chia sẻ: “Giờ em chỉ ước có bố ở bên cạnh, mua kẹo cho em mỗi lần đi làm về như hồi em còn bé” - Ngắt lời một lúc, đôi mắt em chìm dần vào giấc ngủ đầy suy tư.
Đoàn Bổng
Sinh năm 1999, em Nguyễn Tuyết Nhi đang trong những tháng ngày đau đớn điều trị tại bệnh viện Phổi Hà Nội với thể trạng yếu ớt, hơi thở thều thào, da xanh xao, hốc hác.
Tuyết Nhi nằm viện trong đợt điều trị vừa qua. |
Cuộc trò chuyện với Nhi diễn ra trong một phòng bệnh gồm những bệnh nhân bị viêm phổi rất nặng, ở một góc căn phòng, Nhi được chị Hằng (người thân gia đình) chăm sóc.
Giọng nói thều thào, yếu ớt, Nhi chia sẻ: Em sinh năm 1999 trong một gia đình có 4 chị em gái, Nhi là con đầu.
Cuộc sống của cô gái bé bỏng, xinh xắn, ham học này từ bé đã không suôn sẻ, khi bố mẹ cô chia tay, mẹ bỏ lại 5 cha con sống cùng với bà nội. Cũng chính vì sớm thiếu vắng bàn tay ân cần, tình yêu thương che chở của mẹ nên từ sớm Nhi dành hết những tình cảm ấy cho người bố của mình.
“Bố em là người mà em yêu quý nhất và cũng là người em thương và tâm sự những nỗi buồn, niềm vui trong cuộc sống”.
Nhưng biến cố xảy đến khi Nhi học những ngày cuối lớp 8, năm em 14 tuổi, bố em – người em yêu thương nhất qua đời sau những tháng ngày bạo bệnh do viêm phổi gây nên. Cuộc sống của em như ngập chìm trong bóng tối, những niềm hy vọng, những tâm sự, mái ấm luôn che chở em nay đã mãi mãi ra đi.
Cảnh nghèo trước nay đã đeo bám gia đình em, nhưng khi bố em qua đời, trụ cột gia đình nuôi dưỡng các chị em nay không còn nữa… Em từ bỏ chặng đường học tập ngắn ngủi để dành những điều tốt đẹp ấy cho 3 đứa em bé bỏng của mình.
Cuộc sống với những bế tắc chưa dừng lại, một vài tháng sau khi nghỉ học ở nhà với nội, Nhi vô tình trượt chân và ngã cầu thang. Vết thương ở gót chân rất nặng đã khiến em phải nhập viện. Trong những ngày đầu tập tễnh bước đi, Nhi có triệu chứng khó thở, người gầy rộc do không ăn uống được gì, đáng chú ý, em liên tục ho khan, ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày.
Nhi được gia đình cho đi nhập viện Đa khoa Đức Giang (Quận Long Biên), sau 2-3 ngày điều trị nhưng chưa chuẩn đoán được bệnh, Nhi nhập viện Lao phổi Trung ương, rồi đến bệnh viện Phổi Hà Nội trong tình trạng khó thở, phải dùng đến bình ô-xi. Trong thời gian nhập viện điều trị, khám, xét nghiệm em nhận được kết quả bị chứng suy phổi.
Sau 6 tháng điều trị đầu tiên, ở cái tuổi 16 đầy mơ ước, cô gái Tuyết Nhi xinh xắn rơi vào tình trạng sức khỏe vô cùng yếu ớt, em bị sút cân từ 40kg xuống còn 23kg. Nhìn đôi bàn tay, đôi bàn chân gầy gò, da bọc lấy xương của em thật khiến lòng người không khỏi xót xa.
Sức khỏe yếu, Nhi không ăn được nhiều. Chị Hằng chia sẻ: “Mỗi ngày tôi phải chia nhỏ bữa ăn của Nhi ra để em ăn được nhiều hơn, tính cả ngày may ra em chỉ ăn được hơn 1 bát cháo”.
Ăn uống khó khăn là vậy, mỗi ngày Nhi được các bác sĩ truyền thuốc từ 8 giờ sáng đến 13 giờ chiều. Em liên tục có hiện tượng khó thở và buộc các bác sĩ phải dùng bình ô xi để giúp đỡ em hô hấp mỗi ngày.
Tuyết Nhi trị bệnh tại nhà. Ảnh: Kênh 13. |
Hiện tại, sau những đợt điều trị, một bên lá phổi của em đã hỏng hẳn, lá phổi còn lại bị tổn thương nặng. Mỗi ngày muốn đi lại, sinh hoạt em phải nhờ đến sự giúp đỡ của em gái và những người thân quanh em… Bệnh tật giày vò tấm thân ốm yếu của em dữ dội hơn vào những ngày gió mùa, trời chuyển lạnh, mưa gió.
Qua tìm hiểu và đi đến thực tế, tại ngõ 399, Ngọc Lâm, Long Biên – nơi sinh sống của gia đình em Nhi, thì bà nội em vẫn ngày ngày đều đặn bán nước dạo để nuôi các cháu. Khoản tiền thu được từ bán nước tính bằng chục nghìn mỗi ngày, nay phải nuôi thêm cô cháu gái ốm nặng đang điều trị tại bệnh viện quả thực quá sức đối với một cụ bà ngoài 70 tuổi.
Bà Liên, bà nội Nhi ngậm ngùi: “Từ ngày bố cái Nhi mất cả nhà giờ sống dựa vào sạp hàng nước dạo của bà, giờ cái Nhi ốm nặng, thương cháu vẫn để nhập viện chứ gia đình giờ kiếm đâu ra tiền để chữa chạy cho Nhi, trong nhà giờ chẳng còn gì nữa…”. Đôi mắt người bà hoen đỏ khi nhìn lên di ảnh người bố đã khuất của Nhi!
Hiện nay, Ngọc – em gái Nhi phải tạm thời nghỉ học khi mới lên lớp 9 vì không đủ tiền trang trải cũng như bận chăm sóc chị tại bệnh viện…
Người thân Nhi cho biết: “Từ trước đến nay Nhi vốn ít khi nói chuyện, sống nội tâm. Có chuyện gì thường chỉ kể với bố. Kể từ khi bố em qua đời, em càng ít nói hơn, đôi mắt hay nhìn vô định…”
Những tháng ngày điều trị bệnh, Nhi ngồi và xếp những chú hạc bằng giấy, rồi gấp những động vật xinh xắn, đáng yêu để khuây khỏa và thi thoảng những nhà hảo tâm ghé qua mua những món đồ do tự tay em làm để đỡ đần em trang trải phần nào trong cuộc sống.
Bà nội Nhi giờ phải oằn lưng bán nước kiếm sống. Ảnh: Kênh 13. |
Theo chia sẻ của Nhi, được biết: Những chú hạc giấy nhỏ nhắn, dễ thương với em không còn đơn thuần là một món đồ chơi của trẻ nhỏ, mà hơn thế đó còn là những ước mơ mà cô gái 16 tuổi đầy hoài bão gửi gắm vào những cánh hạc để mong muốn rằng những mơ ước của em sẽ sớm trở thành hiện thực.
Giờ đây, Nhi muốn được về nhà, không muốn nằm viện thêm ngày nào để không khiến bà nội thêm vất vả, gồng gánh nuôi nấng chị em Nhi. Trong giọng nói yếu ớt, thều thào, em chia sẻ: “Giờ em chỉ ước có bố ở bên cạnh, mua kẹo cho em mỗi lần đi làm về như hồi em còn bé” - Ngắt lời một lúc, đôi mắt em chìm dần vào giấc ngủ đầy suy tư.
Đoàn Bổng
Bình luận