Hiện nay, không ít người lạm dụng thuốc tăng cơ, nhất là với những người đang tập thể hình (Gym), kể cả nam lẫn nữ, vậy thuốc tăng cơ có tăng cơ thật hay chỉ là một sự đánh lừa để “mãn nhãn”?
Lạm dụng thuốc
Vừa qua, khoa Cấp cứu hồi sức tích cực chống độc người lớn, bệnh viện Nhiệt đới, TP.HCM, tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn Tuấn, trong tình trạng rối loạn tri giác, hôn mê sâu, viêm gan B cấp, suy gan nặng dẫn tới rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp.
Theo người nhà bệnh nhân, Tuấn từng sử dụng thuốc tăng cơ dưới dạng sữa không rõ nguồn gốc do anh tập tạ, mong muốn cơ thể khỏe mạnh, nổi cơ bắp. Do kịp thời đến bệnh viện nên anh Tuấn đã thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.
Tình trạng này theo anh Tuấn tiết lộ, chỉ xảy ra kể từ khi sử dụng thuốc kích thích cơ bắp mà anh mua qua mạng. Vì tham gia một CLB thể hình, muốn có thân hình “6 múi” như những vận động viên chuyên nghiệp, anh Tuấn đã dùng thuốc tăng cơ kết hợp với luyện tập theo lời khuyên của những người cùng tập ở đây.
Tuy nhiên, sau khi sử dụng thuốc 3 tháng, mặc dù cơ thể đã đạt đến độ “mãn nhãn”, nghĩa là cơ thể săn chắc, các múi cơ hiện rõ, nhất là ở vùng bụng, sau đó anh ngưng tập và không uống thuốc nữa thì dẫn đến hiện tượng sức khỏe suy giảm, sụt tới 6kg trong vòng một tháng, các múi cơ bị chảy xệ và kèm theo đó là “bản lĩnh” đàn ông hoàn toàn trở về con số 0.
Một người khác sử dụng thuốc tăng cường cơ đã dần mất bản lĩnh đàn ông. Vì lo sợ, anh đã phải đến khám tại bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. TS Lê Vương Văn Vệ đã kết luận, anh bị rối loạn chứng cương dương, suy giảm sinh lý do tác dụng phụ của loại thuốc tăng cơ không rõ nguồn gốc.
Tương tự, bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM cũng từng tiếp nhận điều trị bệnh nhân Trần Văn An, 24 tuổi, nhập viện trong tình trạng suy gan nặng. Theo lời kể của bệnh nhân, nghe bạn bè mách bảo, An đã đặt mua một loại thuốc tăng cơ trên mạng với giá 900.000 đồng, gồm 200 viên màu hồng hình lục giác với liều lượng mỗi ngày uống 4 - 6 viên trước khi tập thể hình.
Uống trong vòng một tháng, người sử dụng sẽ có “6 múi”. Vậy mà mới uống được một tuần, nhận thấy chưa có dấu hiệu biến chuyển, An đã quyết định tăng liều lên gấp đôi.
Sau khoảng 10 ngày, An thấy cơ bụng trở nên săn chắc nhưng cùng với đó, anh lại thấy hiệu ứng ngược với sức khỏe là chán ăn, mất ngủ, người uể oải, da vàng, rối loạn tiêu hoá… Hốt hoảng, An đến khám ở bệnh viện Nhân dân 115, các bác sĩ kết luận, anh bị suy gan nặng do cơ thể không thể đào thải độc tố.
Tác dụng “ảo”
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Phú, Trưởng khoa Y học thể thao bệnh viện Thể thao Việt Nam, thuốc tăng cơ dưới góc độ dược học thực ra là loại thuốc chứa các hoạt chất androgen - thuật ngữ chung chỉ một nhóm hormon steroid, có tác dụng tương tự như nhóm hormon nam testosterone (còn được gọi “hormon tăng trọng”).
Nhóm hormon này tác động đến giới tính nam làm phát triển và điều hoà hoạt động của cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, thuốc tăng cơ nói trên cùng với thuốc hormon nói chung được xếp vào loại rất nguy hiểm, trong nhóm độc của danh mục cấm, cần được chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa.
“Những loại thuốc được quảng cáo có chức năng tăng cơ bắp, hầu hết bị xếp đứng đầu trong danh mục nhóm thuốc cấm sử dụng (nhóm tăng chuyển hoá, tăng sự tạo cơ bắp cũng như sức mạnh) trong tập luyện thể thao, và bị cấm tuyệt đối trong thể thao chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao”, Ths. BS Nguyễn Văn Phú nói.
Khi được hỏi nhóm hormon steroid thực sự có tăng cơ bắp và làm sức khỏe tốt hơn không, bác sĩ Cao Hồng Phúc, Học viện Quân y, khẳng định: “Theo nhận định của tôi thì không thể có một thứ thuốc nào có thể tự động làm cho các thớ cơ nở ra.
Bởi những cơ bắp nở nang mà chúng ta nhìn thấy và sờ thấy đơn giản là sự phì đại của các thớ cơ. Muốn có sự phì đại của các thớ cơ chỉ có một cách duy nhất là luyện thể thao, thể hình”. Bác sĩ Phúc cũng cho biết, sau khi uống thuốc tăng cơ, một số người có cảm giác khỏe khoắn hơn, rắn chắc hơn nhưng thực ra đó là cảm giác giả tạo.
Bởi với nhóm hormon có trong thuốc tăng cơ mà nhà sản xuất đưa vào đã làm tăng chuyển hóa mạnh ở mô cơ, làm tăng tổng hợp protein cho cơ cho nên tạo ra cảm giác cường tráng và mạnh mẽ. Nhưng thực sự chúng không cải thiện sức mạnh cơ bắp theo đúng nghĩa mà chỉ làm tăng chuyển hóa tạm thời ở mô cơ mà thôi.
Cũng theo bác sĩ Phúc, ngoài tác động lên hệ cơ, các hormon ở trong thuốc còn tác động lên hàng loạt các bộ phận khác trên cơ thể từ trong ra ngoài và gây ra những tác dụng phụ không thể kiểm soát nổi, đặc biệt là khi lạm dụng với liều cao. Ví như sẽ làm biến đổi giới tính trầm trọng nếu dùng cho phụ nữ, sẽ làm giọng nói trầm ồm, xuất hiện râu, rụng tóc, rối loạn rụng trứng, rậm lông…
Đối với nam giới thì gây chứng vú to, viêm gan, tắc mật, suy gan, tăng nguy cơ ung thư gan, tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu, teo tinh hoàn, không có tinh trùng, vô sinh… Với người ở tuổi dậy thì, với hormon GH trong thuốc, sẽ dẫn đến dư thừa GH, gây bệnh cường GH với biểu hiện các đầu ngón tay, chân to, cằm to, thô thậm chí trở nên biến dạng.
Bác sĩ Phúc khuyến cáo: “Thay vì kỳ vọng ảo tưởng vào những thứ không có thật, để có cơ bắp săn chắc, điều tốt nhất là luyện tập thể thao một cách bài bản”. Còn theo Ths.Bs Nguyễn Văn Phú: “Để có được một cơ thể có sức mạnh, sức bền và sự dẻo dai thì trước hết phải lựa chọn môn thể thao phù hợp với sức mình.
Phải lập ra một ngưỡng luyện tập cụ thể, đều đặn và khoa học, cùng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc sử dụng thuốc tăng cơ bắp nhằm mục đích tăng khối cơ với hy vọng có thân hình nở nang, săn chắc là hoàn toàn phản khoa học, khiến cơ thể bị suy kiệt nhanh chóng, nhất là trong bối cảnh thuốc, thực phẩm chức năng tăng cơ đang “loạn” trên thị trường như hiện nay”.
“Những loại thuốc được quảng cáo có chức năng tăng cơ bắp, hầu hết bị xếp đứng đầu trong danh mục nhóm thuốc cấm sử dụng (nhóm tăng chuyển hoá, tăng sự tạo cơ bắp cũng như sức mạnh) trong tập luyện thể thao, và bị cấm tuyệt đối trong thể thao chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao”, Ths. BS Nguyễn Văn Phú nói.
» Tại sao bắp tay cuồn cuộn của người đàn ông này 'hóa đá'?
» Dinh dưỡng cho người tập võ
» Cặp song sinh bụng 6 múi hấp dẫn nhất nước Anh
» Quý ông có cơ bắp đẹp nhất thế giới
Nguồn: LĐTĐ
Lạm dụng thuốc
Vừa qua, khoa Cấp cứu hồi sức tích cực chống độc người lớn, bệnh viện Nhiệt đới, TP.HCM, tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn Tuấn, trong tình trạng rối loạn tri giác, hôn mê sâu, viêm gan B cấp, suy gan nặng dẫn tới rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp.
Theo người nhà bệnh nhân, Tuấn từng sử dụng thuốc tăng cơ dưới dạng sữa không rõ nguồn gốc do anh tập tạ, mong muốn cơ thể khỏe mạnh, nổi cơ bắp. Do kịp thời đến bệnh viện nên anh Tuấn đã thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.
Tuy nhiên, sau khi sử dụng thuốc 3 tháng, mặc dù cơ thể đã đạt đến độ “mãn nhãn”, nghĩa là cơ thể săn chắc, các múi cơ hiện rõ, nhất là ở vùng bụng, sau đó anh ngưng tập và không uống thuốc nữa thì dẫn đến hiện tượng sức khỏe suy giảm, sụt tới 6kg trong vòng một tháng, các múi cơ bị chảy xệ và kèm theo đó là “bản lĩnh” đàn ông hoàn toàn trở về con số 0.
Một người khác sử dụng thuốc tăng cường cơ đã dần mất bản lĩnh đàn ông. Vì lo sợ, anh đã phải đến khám tại bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. TS Lê Vương Văn Vệ đã kết luận, anh bị rối loạn chứng cương dương, suy giảm sinh lý do tác dụng phụ của loại thuốc tăng cơ không rõ nguồn gốc.
Tương tự, bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM cũng từng tiếp nhận điều trị bệnh nhân Trần Văn An, 24 tuổi, nhập viện trong tình trạng suy gan nặng. Theo lời kể của bệnh nhân, nghe bạn bè mách bảo, An đã đặt mua một loại thuốc tăng cơ trên mạng với giá 900.000 đồng, gồm 200 viên màu hồng hình lục giác với liều lượng mỗi ngày uống 4 - 6 viên trước khi tập thể hình.
Uống trong vòng một tháng, người sử dụng sẽ có “6 múi”. Vậy mà mới uống được một tuần, nhận thấy chưa có dấu hiệu biến chuyển, An đã quyết định tăng liều lên gấp đôi.
Sau khoảng 10 ngày, An thấy cơ bụng trở nên săn chắc nhưng cùng với đó, anh lại thấy hiệu ứng ngược với sức khỏe là chán ăn, mất ngủ, người uể oải, da vàng, rối loạn tiêu hoá… Hốt hoảng, An đến khám ở bệnh viện Nhân dân 115, các bác sĩ kết luận, anh bị suy gan nặng do cơ thể không thể đào thải độc tố.
Tác dụng “ảo”
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Phú, Trưởng khoa Y học thể thao bệnh viện Thể thao Việt Nam, thuốc tăng cơ dưới góc độ dược học thực ra là loại thuốc chứa các hoạt chất androgen - thuật ngữ chung chỉ một nhóm hormon steroid, có tác dụng tương tự như nhóm hormon nam testosterone (còn được gọi “hormon tăng trọng”).
Nhóm hormon này tác động đến giới tính nam làm phát triển và điều hoà hoạt động của cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, thuốc tăng cơ nói trên cùng với thuốc hormon nói chung được xếp vào loại rất nguy hiểm, trong nhóm độc của danh mục cấm, cần được chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa.
“Những loại thuốc được quảng cáo có chức năng tăng cơ bắp, hầu hết bị xếp đứng đầu trong danh mục nhóm thuốc cấm sử dụng (nhóm tăng chuyển hoá, tăng sự tạo cơ bắp cũng như sức mạnh) trong tập luyện thể thao, và bị cấm tuyệt đối trong thể thao chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao”, Ths. BS Nguyễn Văn Phú nói.
Khi được hỏi nhóm hormon steroid thực sự có tăng cơ bắp và làm sức khỏe tốt hơn không, bác sĩ Cao Hồng Phúc, Học viện Quân y, khẳng định: “Theo nhận định của tôi thì không thể có một thứ thuốc nào có thể tự động làm cho các thớ cơ nở ra.
Bởi những cơ bắp nở nang mà chúng ta nhìn thấy và sờ thấy đơn giản là sự phì đại của các thớ cơ. Muốn có sự phì đại của các thớ cơ chỉ có một cách duy nhất là luyện thể thao, thể hình”. Bác sĩ Phúc cũng cho biết, sau khi uống thuốc tăng cơ, một số người có cảm giác khỏe khoắn hơn, rắn chắc hơn nhưng thực ra đó là cảm giác giả tạo.
Bởi với nhóm hormon có trong thuốc tăng cơ mà nhà sản xuất đưa vào đã làm tăng chuyển hóa mạnh ở mô cơ, làm tăng tổng hợp protein cho cơ cho nên tạo ra cảm giác cường tráng và mạnh mẽ. Nhưng thực sự chúng không cải thiện sức mạnh cơ bắp theo đúng nghĩa mà chỉ làm tăng chuyển hóa tạm thời ở mô cơ mà thôi.
Cũng theo bác sĩ Phúc, ngoài tác động lên hệ cơ, các hormon ở trong thuốc còn tác động lên hàng loạt các bộ phận khác trên cơ thể từ trong ra ngoài và gây ra những tác dụng phụ không thể kiểm soát nổi, đặc biệt là khi lạm dụng với liều cao. Ví như sẽ làm biến đổi giới tính trầm trọng nếu dùng cho phụ nữ, sẽ làm giọng nói trầm ồm, xuất hiện râu, rụng tóc, rối loạn rụng trứng, rậm lông…
Đối với nam giới thì gây chứng vú to, viêm gan, tắc mật, suy gan, tăng nguy cơ ung thư gan, tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu, teo tinh hoàn, không có tinh trùng, vô sinh… Với người ở tuổi dậy thì, với hormon GH trong thuốc, sẽ dẫn đến dư thừa GH, gây bệnh cường GH với biểu hiện các đầu ngón tay, chân to, cằm to, thô thậm chí trở nên biến dạng.
Bác sĩ Phúc khuyến cáo: “Thay vì kỳ vọng ảo tưởng vào những thứ không có thật, để có cơ bắp săn chắc, điều tốt nhất là luyện tập thể thao một cách bài bản”. Còn theo Ths.Bs Nguyễn Văn Phú: “Để có được một cơ thể có sức mạnh, sức bền và sự dẻo dai thì trước hết phải lựa chọn môn thể thao phù hợp với sức mình.
Phải lập ra một ngưỡng luyện tập cụ thể, đều đặn và khoa học, cùng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc sử dụng thuốc tăng cơ bắp nhằm mục đích tăng khối cơ với hy vọng có thân hình nở nang, săn chắc là hoàn toàn phản khoa học, khiến cơ thể bị suy kiệt nhanh chóng, nhất là trong bối cảnh thuốc, thực phẩm chức năng tăng cơ đang “loạn” trên thị trường như hiện nay”.
“Những loại thuốc được quảng cáo có chức năng tăng cơ bắp, hầu hết bị xếp đứng đầu trong danh mục nhóm thuốc cấm sử dụng (nhóm tăng chuyển hoá, tăng sự tạo cơ bắp cũng như sức mạnh) trong tập luyện thể thao, và bị cấm tuyệt đối trong thể thao chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao”, Ths. BS Nguyễn Văn Phú nói.
» Tại sao bắp tay cuồn cuộn của người đàn ông này 'hóa đá'?
» Dinh dưỡng cho người tập võ
» Cặp song sinh bụng 6 múi hấp dẫn nhất nước Anh
» Quý ông có cơ bắp đẹp nhất thế giới
Nguồn: LĐTĐ
Bình luận