• Zalo

'Thuốc' cho trẻ mất tập trung

Tổng hợpThứ Năm, 02/02/2012 09:51:00 +07:00Google News

Những đứa trẻ chẳng chịu ngồi yên, luôn chân quậy phá và lơ đễnh trong giờ học luôn khiến cha mẹ và thầy cô lo lắng.

Những đứa trẻ chẳng chịu ngồi yên, luôn chân quậy phá và lơ đễnh trong giờ học luôn khiến cha mẹ và thầy cô lo lắng.

Hiếu là một đứa trẻ hay quậy phá. Trông thấy gì, cậu bé cũng muốn xông vào xem và làm thử nhưng lại luôn lảng tránh bài tập về nhà. Trong khi Long, em họ của Hiếu, thì lại ngồi mơ màng cắn bút hàng giờ bên bàn học. Hai phong thái đối nghịch nhau trên một nguyên nhân gây lên: Cả hai bé đều mắc chứng khó tập trung.

 
 
Chúng ta nên giúp trẻ mất tập trung như thế nào? Trước khi đi sâu vào vấn đề, cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu xem: Con có đang lo lắng về một điều gì đó mà không dám nói ra hay không? Mình đã chú ý khen ngợi con kịp thời mỗi khi con đạt kết quả học tập tốt chưa? Hay đơn giản là con ngủ đã đủ chưa?... Một số thảo luận sau đây với các chuyên gia tâm lý có thể phần nào giúp các bậc cha mẹ tháo gỡ vấn đề này.
 
Giữ cho bé một chế độ ăn uống đủ dưỡng chất
 
Trong một số trường hợp, chứng khó tập trung ở trẻ còn đi kèm với chứng hiếu động thái quá. Trong trường hợp đó, bạn hãy hỏi tư vấn của bác sĩ nếu cảm thấy cần thiết. Tuy nhiên, chứng khó tập trung thường được khắc phục một cách dễ dàng thông qua liệu pháp hỗ trợ hành vi kịp thời, nhằm giúp trẻ giảm bớt những dự định không chắc chắn và tăng cường sự tổ chức. Kết hợp song song với liệu pháp hành vi thì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ mà tối quan trọng.
 
Bà Brigitte Coudray, chuyên gia dinh dưỡng thuộc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng (Pháp) cho biết: “Những trẻ đi học mà không ăn sáng thường có biểu hiện đãng trí hoặc lơ đễnh không vào giờ học này thì vào giờ học khác trong ngày. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bỏ bữa ăn trong ngày dẫn tới sự giảm khả năng tập trung cho quãng thời gian còn lại trong ngày”. Ngũ cốc, mầm ngũ cốc, hạt bí, nho khô, rau dền là những thực phẩm chống mệt mỏi hàng đầu. Cũng nên chú ý đừng để trẻ đi ngủ muộn quá.

Giữ một nhịp sống êm đềm trong gia đình là điều thiết yếu

“Những trẻ đứng ngồi không yên lại thường là những trẻ có chức năng vận động kém và thiếu tổ chức. Những liệu pháp thư giãn, nghỉ ngơi dành cho trẻ có thể giúp ích trong trường hợp này”, bác sĩ tâm lý người Pháp Marie-Paule Duveau cho biết. Những trẻ có các kênh giác quan quá nhạy cảm dễ gặp khó khăn về khả năng tập trung chú ý vào một sự việc. Nét đặc trưng trong sự giảm chú ý ở trẻ là trẻ có khuynh hướng chuyển một cách nhanh chóng từ hoạt động này sang hoạt động khác nhưng không hoàn tất công việc nào cả vì dễ bị thu hút bởi những việc nằm ngoài việc mình đang làm. Điều này thường đi đôi với sự hoạt động quá mức, thiếu tổ chức và khả năng tự điều tiết kém. Do vậy, việc thiết lập cho trẻ một môi trường có lợi cho sự tập trung và chú ý là thiết yếu.
 
Cha mẹ cần nhớ khen ngợi kịp thời những phẩm chất tốt của trẻ và dùng lời lẽ nhẹ nhàng để giải thích, hướng dẫn trẻ làm việc thay vì quát tháo nặng lời hay cấm đoán. Việc hướng dẫn con chơi và tham gia những hoạt động mang tính khuyến khích trí tưởng tượng như tô màu, tô tượng, đọc truyện và bình luận về câu chuyện vừa đọc...cũng là những phương pháp tốt.

Phương pháp “Vittoz” là một liệu pháp nhẹ nhàng giúp tái tập trung

Liệu pháp này do bác sĩ Roger Vittoz (1863/1925), chuyên gia về suy nhược thần kinh của Thụy Sĩ đưa ra. Đây là phương pháp tâm lý trị liệu thông qua cơ thể, tức là sử dụng cơ thể như một chất xúc tác hòa giải nhằm giúp con người có sự hòa hợp tốt hơn giữa mặt thể chất và tâm lí. Liệu pháp này lấy việc phục hồi chức năng cho giác quan và tập trung tư tưởng làm điểm cốt lõi.

Cách tiếp cận thuộc phương pháp tâm thần giác quan này rất phù hợp với trẻ nhỏ. “Chúng ta có thể cho trẻ chơi trò “đi chợ thong dong”. Trong trò chơi này, người về trước là người thua. Điều này cho phép trẻ khám phá và nhận thức được cơ thể mình”, nhà trị liệu Marie-Charlotte Clerf giải thích. Một trò chơi có ích khác mà các bậc cha mẹ có thể thực hành đó là bịp mắt đoán tả sự vật. Trong trò chơi này, trẻ được bịp mắt bằng khăn và sẽ mô tả, gọi tên các đồ vật mà trẻ sờ nắn và lấy ra được từ trong một chiếc túi. Đây là một trò chơi muôn màu, muôn vẻ vì không chỉ áp dụng được cùng với đồ vật mà cùng với âm thanh, mùi vị... Hình thức phổ thông nhất của trò chơi này mà chúng ta thường vẫn chơi khi còn nhỏ, chính là trò “bị mắt bắt dê”.
Nhà trị liệu Marie-Charlotte Clerf giải thích thêm: “Thông qua phương pháp hướng dẫn trẻ làm việc với năm giác quan, chúng ta có thể giúp trẻ để cho những khu vực “ồn ào” trong não được nghỉ ngơi”

Theo Me&Be
Bình luận
vtcnews.vn