Những tháng ngày theo lũ trẻ làng đánh khăng, đánh đáo, bơi lội bì bõm dưới dòng Kiến Giang qua đi, giờ Võ Nguyên Giáp đã trở thành cậu học trò trường làng.
Là một nhà nho, tuy không đỗ đạt, ông khuyên dạy đám học trò: Chữ Nho là chữ của thánh hiền, là nho sinh, các con không được nghịch ngợm, dẫm đạp lên sách vở chữ Nho. Ông dạy đám học trò cùng hai con ông: Tạm thiện tự, Ngũ thiên tự và cả ấu học tân thư.
Những ngày ấu thơ, cậu Giáp học được ở thầy nhiều lời răn dạy, nhưng nhớ mãi vẫn là điều mà ấu học tân thư dạy bảo:
"Tổ ta là Hồng Bàng
Triệu Thuỷ, Kính Dương Vương
Sự tích thời Bắc thuộc
Mối nhục cũ khó quên"
Đặc biệt cậu thấm đẫm câu:
"Ong tuy độc không đốt trong đàn
Hổ tuy ác không ăn đồng loại"
Năm tháng học chữ Nho không nhiều nhưng những điều học được trong các sách của thánh hiền, đặc biệt là ấu học tân thư, đã có ảnh hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời của cậu Giáp.
Xa trường, xa lũ trẻ “mòn đũng quần” học chữ thánh hiền, cậu lên học trường tổng ở làng Tuy Lộc, nơi có chợ Hôm nổi tiếng buôn bán tập nập, trên bến dưới thuyền. Chợ chỉ họp vào buổi chiều nên gọi là chợ Hôm. Ở đây có ty rượu do Sica - một tên thực dân Pháp khét tiếng quỷ quyệt làm chủ.
Ngày hai buổi sáng đi, chiều về. Trưa ở lại cậu cùng người cháu họ ra chợ mua bánh ăn trừ bữa. Để mua vui cho bọn Pháp và lý trưởng, chánh tổng vào những ngày tết Tây, ngày quốc khánh của “nước mẹ đại Pháp,” thầy giáo trường tổng thường bắt bọn trẻ hát. Vì thế cậu Giáp cảm thấy khó chịu khi thầy giáo của mình khúm núm trước tên chủ ty rượu Pháp. Mặc dù cậu học rất giỏi, được thầy quý mến.
Học hết lớp đồng ấu, muốn học lên cậu phải rời trường tổng vào học lớp 3 trường huyện. Trường huyện cách nhà cậu khoảng 4,5 cây số. Từ nhà lên trường huyện phải đi đò. Cậu Giáp đã nhiều lần theo mẹ đi chợ huyện bằng đò dọc. Cậu vui lắm, cảnh vật ở đây tuyệt đẹp. Đi giữa dòng Kiến Giang trong xanh, đôi bờ lớp tre xanh toả bóng, những vườn cau, vườn chuối trĩu quả, xen giữa là mái nhà tranh giản dị. Đâu đó tiếng gà gáy cất lên, báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
Lần này cậu cũng theo mẹ đi đò dọc, nhưng không phải đi chợ huyện như mọi ngày mà đi trọ học. Cậu Giáp buồn lắm, bởi vì cậu ngày ngày phải xa mẹ. Đò đã qua mũi Viết Thượng Phong, đò cập bến chợ huyện. Phố xá đông vui, sầm uất, tấp nập người qua lại nhưng lòng cậu vẫn nặng trĩu… Mẹ dẫn cậu đến nhà một người thân xin ở trọ. Trước lúc ra về, mẹ âu yếm bảo: Con ở lại đây, ngoan, học giỏi, mai mốt tím (mẹ) lên đón con!
Cậu Giáp không cầm được nước mắt oà khóc nức nở túm áo mẹ nằng nặc đòi theo về. Cậu chạy thẳng xuống đò. Mẹ đành cho cậu về theo. Về đến nhà, cậu không dám vào nhà ngay sợ thầy (bố) mắng. Cậu lủi thủi một mình sau vườn chờ mẹ vào thưa trước với thầy. Không thấy thầy la gì lại thân mật gọi cậu vào, thế rồi hôm sau cậu thuận lên trường trọ học. Học lớp 3 trường huyện cậu nổi tiếng học giỏi nhất lớp. Tổng kết cuối năm cậu đứng đầu.
Học xong lớp 3 cậu phải xuống thị xã Đồng Hới học tiếp, Đồng Hới thuộc tỉnh lỵ Quảng Bình, cách làng An Xá của cậu trên 20 cây số, nằm bên bờ Nhật Lệ trong xanh lung linh soi bóng Lũy thầy, với thành cổ bao quanh từ thời Gia Long năm thứ 10 (1812) và được xây lại bằng gạch năm Minh Mạng thứ năm (1824).
Những năm học ở thị xã Đồng Hới, cậu Giáp ở trọ nhà người quen của cụ Nghiêm. Cậu được gia chủ quý mến coi như con cháu trong nhà, không lấy tiền trọ, cậu được học với nhà sư phạm có tiếng, thầy giáo Đào Duy Anh, người mà sau này trở thành một học giả, một nhà nghiên cứu văn hoá, giáo sư sử học, một nhà văn có tài.
Cậu Giáp người nhỏ bé, nhưng xinh xắn đẹp trai, khôi ngô tuấn tú, nước da trắng như con gái thành phố. Cậu được ngồi bàn đầu với các bạn gái, nên bị bạn bè trêu trọc.
Hai năm học ở tiểu học Đồng Hới, hàng tháng cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toàn tỉnh. Về làng cậu được dân làng nể trọng, gia đình rất tự hào về cậu.
Năm 13 tuổi cậu Giáp lên đường vào Huế ứng thi. Ngày ấy học trò các tỉnh trung kỳ muốn học lên bậc trung học phải thi vào trường quốc học Huế. Ngày thi đã đến, nhưng chủ quan cho mình là thủ khoa của tỉnh. Cậu tin chắc mình sẽ đỗ. Thực tế cuộc thi tuyển lần ấy cậu bị trượt. Cậu buồn bã trở về quê trong niềm tiếc nuối, nhưng rồi cậu tự nhủ thua keo này ta bày keo khác. Ngày đêm đèn sách chờ kỳ thi tới.
Mùa hè năm sau 1925, cụ Nghiêm thân trinh đưa cậu vào Huế, tìm chỗ trọ học để ôn thi. Rút kinh nghiệm "ngã ngựa" lần trước, kỳ thi lần này cậu làm bài vở cẩn thận hơn, kết quả cậu đỗ vào loại khá.
Tạm biệt quê nhà, tạm biệt thầy, thím, tạm biệt dòng Kiến Giang thương nhớ gắn liền với tuổi thơ, cậu thiếu niên Giáp đến với dòng sông Hương Giang thơ mộng với những chiều tím Huế mộng mơ, đến với lầu son gác tía của chiều Nguyễn vang bóng một thời.
Cậu Giáp bước vào cổng trường Quốc học Huế đúng vào thời phong trào nông dân, học sinh trung kỳ nổi lên đòi giảm sưu, cao thuế nặng, đòi thực dân Pháp trả tự do cho nhà trí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, đòi được để tang cụ Phan Chu Trinh… Nên mặc dầu học ở trường tháng nào cậu Giáp cũng đứng đầu lớp, nhưng việc học giờ đây đối với cậu không phải là điều quan tâm nhất.
Trước nghịch cảnh đang diễn ra, cậu Giáp bồi hồi nhớ lại những ngày ấu thơ cậu được nghe mẹ kể ông ngoại cậu hưởng ứng chiếu cần vương hăng hái tham gia phong trào chống Pháp. Mỗi lần giặc Pháp kéo tới bà ngoại đặt các con hai đầu quanh gánh chạy khỏi làng. Mẹ còn đọc cho cậu nghe bài vè “Thất thủ kinh đô.” Bài vè đã mãi mãi để lại trong tâm trí cậu không bao giờ mờ phai. Tất cả những kỷ niệm thời ấu thơ, cùng với những gì cậu được chứng kiến ở kinh đô này đã hằn sâu trong tâm khảm cậu.
Tại đây cậu Giáp được tiếp xúc làm quen với những người bạn lớn tuổi từng hoạt động trong phong trào thanh niên học sinh như các anh Nguyễn Trí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều) lại được các thầy đầy tâm huyết với dân tộc dạy bảo như các thầy Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai... đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời cậu thiếu niên Võ Nguyên Giáp.
Tháng 4/1927 một cuộc bãi khoá diễn ra rầm rộ tại trường quốc học Huế, Nguyễn Chí Diểu là người bạn thân thường hay chia sẻ với cậu Giáp về sự bất bình trước cách giáo dục thực dân nhằm tạo nên những tay sai trung thành với nước mẹ. Diểu bị thầy giáo Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu cuộc đấu tranh trong nhà trường.
Nhân buổi thi toán một viên giám thị Pháp vu cho học sinh Diểu copy bài của bạn và đuổi ra khỏi lớp. Giáp cùng các bạn học làm đơn yêu cầu nhà trường không được đuổi học sinh Diểu. Đơn bị trả lại. Giáp bàn với Nguyễn Khoa Văn tổ chức bãi khóa. Cuộc bãi khóa lần này của trường Quốc học Huế nhanh chóng trở thành cuộc Tổng bãi khóa của học sinh toàn kinh thành Huế.
Cậu cùng người em trai Võ Thuần Nho và dăm ba đứa bạn ngồi trên chiếu ê a: Thiên (trời), địa (đất), cử (cất), tồn (còn), tử (con), tôn (máu)… với thầy Nghiêm, một nhà nho rất nghiêm khắc với con cái trong sinh hoạt gia đình và học hành, cốt giữ nền nếp gia phong của đạo Khổng.
Tuy vậy ông rất mực yêu thương con, luôn động viên, khích lệ những đứa trẻ thông minh, ham học, cậu bé Giáp là một học trò ông yêu mến nhất.
Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang bàn kế hoạch tác chiến từng trận đánh. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Những ngày ấu thơ, cậu Giáp học được ở thầy nhiều lời răn dạy, nhưng nhớ mãi vẫn là điều mà ấu học tân thư dạy bảo:
"Tổ ta là Hồng Bàng
Triệu Thuỷ, Kính Dương Vương
Sự tích thời Bắc thuộc
Mối nhục cũ khó quên"
Đặc biệt cậu thấm đẫm câu:
"Ong tuy độc không đốt trong đàn
Hổ tuy ác không ăn đồng loại"
Năm tháng học chữ Nho không nhiều nhưng những điều học được trong các sách của thánh hiền, đặc biệt là ấu học tân thư, đã có ảnh hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời của cậu Giáp.
Xa trường, xa lũ trẻ “mòn đũng quần” học chữ thánh hiền, cậu lên học trường tổng ở làng Tuy Lộc, nơi có chợ Hôm nổi tiếng buôn bán tập nập, trên bến dưới thuyền. Chợ chỉ họp vào buổi chiều nên gọi là chợ Hôm. Ở đây có ty rượu do Sica - một tên thực dân Pháp khét tiếng quỷ quyệt làm chủ.
Ngày hai buổi sáng đi, chiều về. Trưa ở lại cậu cùng người cháu họ ra chợ mua bánh ăn trừ bữa. Để mua vui cho bọn Pháp và lý trưởng, chánh tổng vào những ngày tết Tây, ngày quốc khánh của “nước mẹ đại Pháp,” thầy giáo trường tổng thường bắt bọn trẻ hát. Vì thế cậu Giáp cảm thấy khó chịu khi thầy giáo của mình khúm núm trước tên chủ ty rượu Pháp. Mặc dù cậu học rất giỏi, được thầy quý mến.
Học hết lớp đồng ấu, muốn học lên cậu phải rời trường tổng vào học lớp 3 trường huyện. Trường huyện cách nhà cậu khoảng 4,5 cây số. Từ nhà lên trường huyện phải đi đò. Cậu Giáp đã nhiều lần theo mẹ đi chợ huyện bằng đò dọc. Cậu vui lắm, cảnh vật ở đây tuyệt đẹp. Đi giữa dòng Kiến Giang trong xanh, đôi bờ lớp tre xanh toả bóng, những vườn cau, vườn chuối trĩu quả, xen giữa là mái nhà tranh giản dị. Đâu đó tiếng gà gáy cất lên, báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
Lần này cậu cũng theo mẹ đi đò dọc, nhưng không phải đi chợ huyện như mọi ngày mà đi trọ học. Cậu Giáp buồn lắm, bởi vì cậu ngày ngày phải xa mẹ. Đò đã qua mũi Viết Thượng Phong, đò cập bến chợ huyện. Phố xá đông vui, sầm uất, tấp nập người qua lại nhưng lòng cậu vẫn nặng trĩu… Mẹ dẫn cậu đến nhà một người thân xin ở trọ. Trước lúc ra về, mẹ âu yếm bảo: Con ở lại đây, ngoan, học giỏi, mai mốt tím (mẹ) lên đón con!
Cậu Giáp không cầm được nước mắt oà khóc nức nở túm áo mẹ nằng nặc đòi theo về. Cậu chạy thẳng xuống đò. Mẹ đành cho cậu về theo. Về đến nhà, cậu không dám vào nhà ngay sợ thầy (bố) mắng. Cậu lủi thủi một mình sau vườn chờ mẹ vào thưa trước với thầy. Không thấy thầy la gì lại thân mật gọi cậu vào, thế rồi hôm sau cậu thuận lên trường trọ học. Học lớp 3 trường huyện cậu nổi tiếng học giỏi nhất lớp. Tổng kết cuối năm cậu đứng đầu.
Học xong lớp 3 cậu phải xuống thị xã Đồng Hới học tiếp, Đồng Hới thuộc tỉnh lỵ Quảng Bình, cách làng An Xá của cậu trên 20 cây số, nằm bên bờ Nhật Lệ trong xanh lung linh soi bóng Lũy thầy, với thành cổ bao quanh từ thời Gia Long năm thứ 10 (1812) và được xây lại bằng gạch năm Minh Mạng thứ năm (1824).
Những năm học ở thị xã Đồng Hới, cậu Giáp ở trọ nhà người quen của cụ Nghiêm. Cậu được gia chủ quý mến coi như con cháu trong nhà, không lấy tiền trọ, cậu được học với nhà sư phạm có tiếng, thầy giáo Đào Duy Anh, người mà sau này trở thành một học giả, một nhà nghiên cứu văn hoá, giáo sư sử học, một nhà văn có tài.
Cậu Giáp người nhỏ bé, nhưng xinh xắn đẹp trai, khôi ngô tuấn tú, nước da trắng như con gái thành phố. Cậu được ngồi bàn đầu với các bạn gái, nên bị bạn bè trêu trọc.
Hai năm học ở tiểu học Đồng Hới, hàng tháng cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toàn tỉnh. Về làng cậu được dân làng nể trọng, gia đình rất tự hào về cậu.
Năm 13 tuổi cậu Giáp lên đường vào Huế ứng thi. Ngày ấy học trò các tỉnh trung kỳ muốn học lên bậc trung học phải thi vào trường quốc học Huế. Ngày thi đã đến, nhưng chủ quan cho mình là thủ khoa của tỉnh. Cậu tin chắc mình sẽ đỗ. Thực tế cuộc thi tuyển lần ấy cậu bị trượt. Cậu buồn bã trở về quê trong niềm tiếc nuối, nhưng rồi cậu tự nhủ thua keo này ta bày keo khác. Ngày đêm đèn sách chờ kỳ thi tới.
Mùa hè năm sau 1925, cụ Nghiêm thân trinh đưa cậu vào Huế, tìm chỗ trọ học để ôn thi. Rút kinh nghiệm "ngã ngựa" lần trước, kỳ thi lần này cậu làm bài vở cẩn thận hơn, kết quả cậu đỗ vào loại khá.
Tạm biệt quê nhà, tạm biệt thầy, thím, tạm biệt dòng Kiến Giang thương nhớ gắn liền với tuổi thơ, cậu thiếu niên Giáp đến với dòng sông Hương Giang thơ mộng với những chiều tím Huế mộng mơ, đến với lầu son gác tía của chiều Nguyễn vang bóng một thời.
Cậu Giáp bước vào cổng trường Quốc học Huế đúng vào thời phong trào nông dân, học sinh trung kỳ nổi lên đòi giảm sưu, cao thuế nặng, đòi thực dân Pháp trả tự do cho nhà trí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, đòi được để tang cụ Phan Chu Trinh… Nên mặc dầu học ở trường tháng nào cậu Giáp cũng đứng đầu lớp, nhưng việc học giờ đây đối với cậu không phải là điều quan tâm nhất.
Trước nghịch cảnh đang diễn ra, cậu Giáp bồi hồi nhớ lại những ngày ấu thơ cậu được nghe mẹ kể ông ngoại cậu hưởng ứng chiếu cần vương hăng hái tham gia phong trào chống Pháp. Mỗi lần giặc Pháp kéo tới bà ngoại đặt các con hai đầu quanh gánh chạy khỏi làng. Mẹ còn đọc cho cậu nghe bài vè “Thất thủ kinh đô.” Bài vè đã mãi mãi để lại trong tâm trí cậu không bao giờ mờ phai. Tất cả những kỷ niệm thời ấu thơ, cùng với những gì cậu được chứng kiến ở kinh đô này đã hằn sâu trong tâm khảm cậu.
Tại đây cậu Giáp được tiếp xúc làm quen với những người bạn lớn tuổi từng hoạt động trong phong trào thanh niên học sinh như các anh Nguyễn Trí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều) lại được các thầy đầy tâm huyết với dân tộc dạy bảo như các thầy Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai... đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời cậu thiếu niên Võ Nguyên Giáp.
Tháng 4/1927 một cuộc bãi khoá diễn ra rầm rộ tại trường quốc học Huế, Nguyễn Chí Diểu là người bạn thân thường hay chia sẻ với cậu Giáp về sự bất bình trước cách giáo dục thực dân nhằm tạo nên những tay sai trung thành với nước mẹ. Diểu bị thầy giáo Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu cuộc đấu tranh trong nhà trường.
Nhân buổi thi toán một viên giám thị Pháp vu cho học sinh Diểu copy bài của bạn và đuổi ra khỏi lớp. Giáp cùng các bạn học làm đơn yêu cầu nhà trường không được đuổi học sinh Diểu. Đơn bị trả lại. Giáp bàn với Nguyễn Khoa Văn tổ chức bãi khóa. Cuộc bãi khóa lần này của trường Quốc học Huế nhanh chóng trở thành cuộc Tổng bãi khóa của học sinh toàn kinh thành Huế.
Theo Trần Huyền Thương /TTXVN
Bình luận