(VTC News) – Trên mạng xã hội đang lan truyền tin đồn có bệnh nhân nhiễm Ebola đang điều trị tại BV Bạch Mai, cơ quan chức năng khẳng định Việt Nam chưa có bệnh nhân nhiễm bệnh này.
Một thành viên trên mạng xã hội đưa tin: “Theo thông tin người nhà em làm việc tại BV là Hà Nội có người nhiễm Ebola, nên các mẹ đề phòng nhé. Thông tin không được công bố vì sợ dân hoang mang. Nhưng em nghĩ cần thông báo cho các mẹ để bệnh không phát tán rộng và không thể kiểm soát được. Trước mắt, sắm khẩu trang hoạt tính và chai rửa tay khô….”
Thông tin này được đưa lên diễn đàn Hội nuôi con bằng sữa mẹ - Việt Nam. Sau đó, thông tin này đã bị xóa. Chủ facebook loan tin này tiếp tục đăng một tin khác tương tự trên tường nhà mình.
Trước tin đồn nguy hiểm này, một lãnh đạo BV Bạch Mai cho biết: Hiện không có bệnh nhân nhiễm virus Ebola tại BV Bạch Mai. Nếu có bệnh nhân thì bệnh viện đã cách ly và kiểm soát chặt chứ không thể lơ là.
Còn PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương nói: Theo tôi, tất các các biện pháp phòng chống đều phải dựa trên các nguyên lý khoa học chứ không phải nghe lời đồn đại.
Virus Ebola là loại virus có sức đề kháng rất lớn với môi trường. Nếu ở trong nhiệt độ khoảng 56 độ C thì loại virus Ebola có thể sống được 30 phút. Đặc biệt, tất cả các hóa chất tiệt trùng hiện nay đều có thể tiêu diệt được loại virus này. Vì thế, chúng ta nên nghe theo khuyến cáo của ngành y tế chứ không nên nghe theo lời đồn đại.
Khẳng định về việc chưa có bệnh nhân nhiễm Ebola tại Việt Nam, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Trần Đắc Phu cho biết: Đến nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola.
Tuy nhiên, nguy cơ lây lan dịch bệnh thông qua các đối tượng khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động nhập cảnh trở về từ khu vực châu Phi là hoàn toàn có thể.
Hiện tại, Việt Nam đang ở trong tình huống 1 của Kế hoạch phòng chống dịch bệnh do virus Ebola là chưa có ca bệnh nào.
Để chủ động đối phó với dịch bệnh do virus Ebola, Bộ Y tế đã triển khai các hoạt động như triển khai việc khai báo y tế tại tất cả các cửa khẩu quốc tế; đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường giám sát, phòng chống dịch bệnh.
Bộ Y tế cũng đã có quyết định về việc ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh do virus Ebola; tăng cường truyền thông; phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tuyên truyền, hướng dẫn các đối tượng thuộc phạm vi quản lý về phòng chống lây nhiễm bệnh khi đi đến các nước có dịch bệnh.
Bên cạnh đó, ngành y tế tăng cường và duy trì giám sát thường xuyên các đối tượng kiểm dịch y tế nhập cảnh Việt Nam qua các cửa khẩu, đặc biệt là từ các quốc gia vùng dịch bệnh để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.
Việc giám sát đối với khách nhập cảnh thông qua sử dụng máy theo dõi thân nhiệt từ xa. Trường hợp tại cửa khẩu phát hiện hành khách có triệu chứng bệnh Ebola, cán bộ kiểm dịch sẽ đưa ngay vào khu cách ly để theo dõi và thông báo ngay theo quy định.
Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch phân tuyến thu dung, điều trị bệnh nhân, chỉ định các bệnh viện làm nơi cách ly trong trường hợp phát hiện ca bệnh xâm nhập và có phương án mở rộng khu cách ly, thành lập bệnh viện dã chiến trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.
Hiện nay, phương án đặt ra khi có trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu sẽ được chuyển về cơ sở điều trị cách ly có điều kiện tốt nhất để điều trị và kiểm soát ngay, hạn chế lây lan và giảm tử vong.
Theo đó, tại phía Bắc là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; miền Trung là Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa; miền Nam là bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Trung ương Cần Thơ.
Ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh: Bệnh do virus Ebola là bệnh truyền nhiễm nhóm A nguy hiểm. Chính vì vậy, việc xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh phải được tiến hành trong phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 4.
Hiện Việt Nam chưa có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn trên nên Bộ Y tế đang phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC) để có các hỗ trợ về kỹ thuật, sinh phẩm xét nghiệm.
Tuy nhiên, về trang thiết bị xét nghiệm tại 2 phòng xét nghiệm của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP.HCM cũng có khả năng xét nghiệm bệnh.
» Thái Lan phát hiện 21 du khách nghi nhiễm Ebola
» Nếu đại dịch Ebola vào Việt Nam, sẽ xử lý như thế nào?
» Đại dịch Ebola: Ban bố tình trạng khẩn cấp toàn thế giới
» Dính Ebola: Kẻ bị vứt xác, người được máy bay quân sự đón
Nam Anh
Tin đồn trên mạng gây hoang mang. |
Trước tin đồn nguy hiểm này, một lãnh đạo BV Bạch Mai cho biết: Hiện không có bệnh nhân nhiễm virus Ebola tại BV Bạch Mai. Nếu có bệnh nhân thì bệnh viện đã cách ly và kiểm soát chặt chứ không thể lơ là.
Còn PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương nói: Theo tôi, tất các các biện pháp phòng chống đều phải dựa trên các nguyên lý khoa học chứ không phải nghe lời đồn đại.
Virus Ebola là loại virus có sức đề kháng rất lớn với môi trường. Nếu ở trong nhiệt độ khoảng 56 độ C thì loại virus Ebola có thể sống được 30 phút. Đặc biệt, tất cả các hóa chất tiệt trùng hiện nay đều có thể tiêu diệt được loại virus này. Vì thế, chúng ta nên nghe theo khuyến cáo của ngành y tế chứ không nên nghe theo lời đồn đại.
Khẳng định về việc chưa có bệnh nhân nhiễm Ebola tại Việt Nam, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Trần Đắc Phu cho biết: Đến nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola.
Tuy nhiên, nguy cơ lây lan dịch bệnh thông qua các đối tượng khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động nhập cảnh trở về từ khu vực châu Phi là hoàn toàn có thể.
Hiện tại, Việt Nam đang ở trong tình huống 1 của Kế hoạch phòng chống dịch bệnh do virus Ebola là chưa có ca bệnh nào.
Để chủ động đối phó với dịch bệnh do virus Ebola, Bộ Y tế đã triển khai các hoạt động như triển khai việc khai báo y tế tại tất cả các cửa khẩu quốc tế; đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường giám sát, phòng chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, ngành y tế tăng cường và duy trì giám sát thường xuyên các đối tượng kiểm dịch y tế nhập cảnh Việt Nam qua các cửa khẩu, đặc biệt là từ các quốc gia vùng dịch bệnh để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.
Việc giám sát đối với khách nhập cảnh thông qua sử dụng máy theo dõi thân nhiệt từ xa. Trường hợp tại cửa khẩu phát hiện hành khách có triệu chứng bệnh Ebola, cán bộ kiểm dịch sẽ đưa ngay vào khu cách ly để theo dõi và thông báo ngay theo quy định.
Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch phân tuyến thu dung, điều trị bệnh nhân, chỉ định các bệnh viện làm nơi cách ly trong trường hợp phát hiện ca bệnh xâm nhập và có phương án mở rộng khu cách ly, thành lập bệnh viện dã chiến trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.
Hiện nay, phương án đặt ra khi có trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu sẽ được chuyển về cơ sở điều trị cách ly có điều kiện tốt nhất để điều trị và kiểm soát ngay, hạn chế lây lan và giảm tử vong.
Theo đó, tại phía Bắc là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; miền Trung là Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa; miền Nam là bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Trung ương Cần Thơ.
Ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh: Bệnh do virus Ebola là bệnh truyền nhiễm nhóm A nguy hiểm. Chính vì vậy, việc xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh phải được tiến hành trong phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 4.
Hiện Việt Nam chưa có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn trên nên Bộ Y tế đang phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC) để có các hỗ trợ về kỹ thuật, sinh phẩm xét nghiệm.
Tuy nhiên, về trang thiết bị xét nghiệm tại 2 phòng xét nghiệm của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP.HCM cũng có khả năng xét nghiệm bệnh.
» Thái Lan phát hiện 21 du khách nghi nhiễm Ebola
» Nếu đại dịch Ebola vào Việt Nam, sẽ xử lý như thế nào?
» Đại dịch Ebola: Ban bố tình trạng khẩn cấp toàn thế giới
» Dính Ebola: Kẻ bị vứt xác, người được máy bay quân sự đón
Nam Anh
Bình luận