• Zalo

Thực hư thông tin cầu vượt giữa thủ đô lộ xốp trong bê tông

Thời sựThứ Hai, 11/07/2016 17:15:00 +07:00Google News

Vụ "cây cầu xây bằng xốp trộn cát" khiến dư luận xôn xao chưa kịp lắng xuống, thì lại xuất hiện hình ảnh một cây cầu có xốp xen giữa lớp bê tông khiến dư luận quan ngại về chất lượng xây dựng cầu tại Thủ đô.

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện thêm hình ảnh một cây cầu tại Hà Nội, xen kẽ trong lớp bê tông là xốp. Bức ảnh nhanh chóng nhận được nhiều chia sẻ của cư dân mạng, đa phần đều tỏ ra nghi ngại về chất lượng thi công của các cây cầu. 

Theo thông tin được chia sẻ trên facebook, cây cầu này được cho là cầu vượt sông Nhuệ (tên khác cầu Xuân Phương). Để làm rõ thông tin, PV VTC News đã đến cây cầu này để xác minh. 

Cầu vượt sông Nhuệ được khởi công từ đầu năm 2009, dự kiến hoàn thành dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tuy nhiên cầu vượt sông Nhuệ chậm tiến độ nhiều năm gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống cũng như việc đi lại của người dân.

CAM00427

Đoạn người dân phát hiện xốp xen kẽ trong lớp bê tông. 

13620716_526415724225695_8621231664196623673_n

Việc xuất hiện xốp xen kẽ bê tông và cầu chưa thi công xong đã nứt vỡ khiến dư luận nghi ngại về chất lượng thi công cầu.

Cầu vượt sông Nhuệ nối đường Trần Hữu Dực (xã Mỹ Đình) với Khu đô thị mới Xuân Phương (xã Xuân Phương, huyện Nam Từ Liêm) được xây dựng theo hình thức BT do UBND TP Hà Nội phê duyệt, giao Công ty CP Tasco làm chủ đầu tư.

Trước đó, sau phản ánh "cầu vượt xây bằng xốp và cát" tại cầu vượt đường sắt lý trình Km0+938,29 thuộc địa bàn phường Kiến Hưng (Hà Đông, Hà Nội) do Công ty CP Phát triển Địa ốc Cienco 5 làm chủ đầu tư, Sở GTVT Hà Nội đã lập tổ công tác kiểm tra, xử lý.

CAM00468

 Hơn 6 năm nhưng cây cầu vẫn chưa hoàn thiện.

Qua kết quả kiểm tra, Sở GTVT cho biết phần xốp ở cầu vượt đường sắt là lớp lót để luồn dây cáp cột đèn chiếu sáng. Liên quan đến nội dung “nhiều hạng mục trên cầu bị sụt lún, bong tróc, gãy nứt…”, theo ông Phạm Hoàng Tuấn, “qua kiểm tra thực tế, có hiện tượng phần lề đường (chưa lát hè) có rơi vãi đất đá, có vệt hằn lõm bánh xe (không phải phạm vi mặt đường và không phải mặt cầu).”

Tuy nhiên, về vết nứt kéo dài phía chân cầu và những chăn, đệm, rẻ rách... xen kẽ trong lớp bê tông ở chân cầu đến nay Sở GTVT Hà Nội và Cienco 5 vẫn chưa có câu trả lời cho dư luận.

Hơn nữa, cả 2 cây cầu đều bị chậm tiến độ nhiều năm gây ảnh hưởng đến đời sống, giao thông của người dân nhưng không thấy đơn vị, cá nhân nào bị quy trách nhiệm. Phải chăng, việc chậm tiến độ ở các công trình tại Hà Nội đã trở thành chuyện "thường ở huyện"?

Dưới đây là những hình ảnh mà phóng viên ghi nhận tại cây cầu chậm tiến độ 6 năm giữa thủ đô:

13633437_1035807076489508_1573527000_o

Vị trí cây cầu mà người dân phản ánh

CAM00428

Nơi mà dư luận phản ánh có xốp xen kẽ bê tông nằm ở những vị trí mấu nối giữa các nhịp cầu.

CAM00431

 Qua quan sát, những miếng bê tông này được công nhân lót vào khoảng giữa 2 mấu nối để tạo khoảng co giãn. Phần xốp nằm ngoài phần bê tông cứng.

CAM00432

 Có thể nói, phản ánh của dư luận chưa hẳn đã chính xác, vì lớp xốp nằm ngoài phần bê tông. Tuy nhiên, qua quan sát thực tế có thể nhận thấy phần đầu mấu nối, chỗ khoảng cách các nhịp cầu, đơn vị thi công khá cẩu thả.

CAM00433

 Phần đầu bê tông không được đúc mượt mà, mà lộ rõ vết nứt, bê tông rời rạc... nhìn rất thiếu mỹ quan. 

CAM00439

 Có đoạn phần sắt lòi ra ngoài bắt đầu han gỉ.

CAM00440

 Dễ dàng nhận thấy sự cẩu thả này ở các đầu mấu nối.

CAM00450

Có những đoạn, phần đầu mấu nối còn hụt vào một hố sâu 1 vài cm. 

CAM00467

Để khắc phục thì đơn vị thi công chắp vá lộ liễu, cẩu thả như thế này.

Video: Cận cảnh cầu Xuân Phương do Công ty CP Tasco làm chủ đầu tư bị nghi ngại về chất lượng

Đức Thuận
Bình luận
vtcnews.vn