Thông tin khoai lang, ngô có thể luộc chín bằng bột thông cống khiến nhiều người hoang mang, lo lắng.
Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ thông tin khoai lang, ngô có thể luộc chín bằng bột thông cống trong vòng 2 giờ đồng hồ mà không cần dùng lửa hoặc bất cứ một nguồn nhiệt nào.
Một người có nickname C.C.Đ chia sẻ rằng, cô được người quen chỉ cách làm khoai, ngô chín nhừ bằng bột thông cống, bể phốt. Cô đã thí nghiệm với một miếng khoai sống, một gói bột thông cống, hòa nước rồi cho vào túi nylon buộc kín.
Theo người này chia sẻ, khoảng 20 phút sau, miếng khoai đã mềm ra và chín nhừ. Đặc biệt, miếng khoai này không có mùi khác lạ, thậm chí vẫn có mùi thơm của khoai.
Ngay khi thông tin này đăng tải, đã nhận được hàng ngàn lượt "thích" và chia sẻ từ cộng đồng mạng. Bên cạnh đó, một số người cũng đã thí nghiệm và cho rằng có thể luộc chín khoai bằng bột thông cống với thời gian 2 giờ đồng hồ.
Để làm rõ hơn việc này, phóng viên cũng đã thực hiện một thí nghiệm tương tự. Chúng tôi chuẩn bị một gói bột thông cống, bể phốt (loại phổ biến trên thị trường giá 20.000 đồng/gói) hòa tan vào 1 lít nước rồi cho một miếng khoai và ngô vào bịt kín.
Khoảng 30 phút, nước trong túi nylon chuyển màu vàng nhạt, chạm vào túi có thể cảm nhận rõ nước nóng dần lên. 2 giờ sau, vỏ khoai chuyển màu vàng, mềm hơn, một vài hạt ngô cũng chuyển màu.
Tuy nhiên, phía bên trong miếng khoai vẫn rất cứng và hầu hết các hạt ngô cũng không có dấu hiện chín.
Chúng tôi tiếp tục ngâm khoai, ngô trong dung dịch đó thêm 4 giờ đồng hồ. Kết quả vẫn không thay đổi, khi mở túi ra xuất hiện mùi rất khó chịu.
Dùng dao cắt miếng khoai ra có thể thấy bên trong lõi vẫn sống như lúc chưa ngâm, còn miếng ngô chỉ có một vài hạt chuyển màu và mềm hơn.
Theo PGS. TS Nguyễn Đức Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội), việc luộc ngô, khoai bằng bột thông cống chỉ là một thí nghiệm nhỏ. Thực tế, không ai dùng hóa chất này để luộc ngô, khoai để ăn hoặc bán.
“Bột thông cống chứa xút (NAOH) và chất kiềm nên khi hòa tan trong nước tạo phản ứng sinh nhiệt khoảng 60 – 70 độ C. Nếu dùng một lượng bột này pha đậm đặc, để trong thời gian dài cũng có thể làm chín một phần ngô, khoai nhưng rất khó để chín hoàn toàn.
Chẳng ai ăn được chúng, bởi khi ngâm vào hóa chất này, ngô, khoai sẽ có mùi kiềm rất khó chịu, nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người. Về góc độ kinh tế, mỗi gói bột thông cống giá ít nhất hơn 20.000đ, không người bán hàng nào lại dùng nó để luộc ngô, khoai đem bán”, PGS Thịnh nói.
Nguồn: Dân Việt
Một người có nickname C.C.Đ chia sẻ rằng, cô được người quen chỉ cách làm khoai, ngô chín nhừ bằng bột thông cống, bể phốt. Cô đã thí nghiệm với một miếng khoai sống, một gói bột thông cống, hòa nước rồi cho vào túi nylon buộc kín.
Một số người cho rằng có thể luộc khoai, ngô bằng bột thông cống. |
Theo người này chia sẻ, khoảng 20 phút sau, miếng khoai đã mềm ra và chín nhừ. Đặc biệt, miếng khoai này không có mùi khác lạ, thậm chí vẫn có mùi thơm của khoai.
Ngay khi thông tin này đăng tải, đã nhận được hàng ngàn lượt "thích" và chia sẻ từ cộng đồng mạng. Bên cạnh đó, một số người cũng đã thí nghiệm và cho rằng có thể luộc chín khoai bằng bột thông cống với thời gian 2 giờ đồng hồ.
Để làm rõ hơn việc này, phóng viên cũng đã thực hiện một thí nghiệm tương tự. Chúng tôi chuẩn bị một gói bột thông cống, bể phốt (loại phổ biến trên thị trường giá 20.000 đồng/gói) hòa tan vào 1 lít nước rồi cho một miếng khoai và ngô vào bịt kín.
Hai miếng khoai, ngô ngâm trong dung dịch nước pha bột thông cống sau 30 phút chuyển thành màu vàng, chạm tay vào khá nóng. |
Khoảng 30 phút, nước trong túi nylon chuyển màu vàng nhạt, chạm vào túi có thể cảm nhận rõ nước nóng dần lên. 2 giờ sau, vỏ khoai chuyển màu vàng, mềm hơn, một vài hạt ngô cũng chuyển màu.
Tuy nhiên, phía bên trong miếng khoai vẫn rất cứng và hầu hết các hạt ngô cũng không có dấu hiện chín.
Chúng tôi tiếp tục ngâm khoai, ngô trong dung dịch đó thêm 4 giờ đồng hồ. Kết quả vẫn không thay đổi, khi mở túi ra xuất hiện mùi rất khó chịu.
Sau 6 giờ đồng hồ, khoai, ngô chỉ mềm ở phần vỏ ngoài, mùi rất khó chịu. |
Dùng dao cắt miếng khoai ra có thể thấy bên trong lõi vẫn sống như lúc chưa ngâm, còn miếng ngô chỉ có một vài hạt chuyển màu và mềm hơn.
Theo PGS. TS Nguyễn Đức Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội), việc luộc ngô, khoai bằng bột thông cống chỉ là một thí nghiệm nhỏ. Thực tế, không ai dùng hóa chất này để luộc ngô, khoai để ăn hoặc bán.
“Bột thông cống chứa xút (NAOH) và chất kiềm nên khi hòa tan trong nước tạo phản ứng sinh nhiệt khoảng 60 – 70 độ C. Nếu dùng một lượng bột này pha đậm đặc, để trong thời gian dài cũng có thể làm chín một phần ngô, khoai nhưng rất khó để chín hoàn toàn.
Chẳng ai ăn được chúng, bởi khi ngâm vào hóa chất này, ngô, khoai sẽ có mùi kiềm rất khó chịu, nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người. Về góc độ kinh tế, mỗi gói bột thông cống giá ít nhất hơn 20.000đ, không người bán hàng nào lại dùng nó để luộc ngô, khoai đem bán”, PGS Thịnh nói.
Nguồn: Dân Việt
Bình luận