(VTC News) - Nhiều người đồn đoán rằng dưới gốc cây sanh Ngô Đình Cẩn tự tay trồng là cả một kho báu, vì thế, dân tình đổ xô đến hỏi mua cây với giá lên đến hơn chục tỷ đồng.
Trong ký ức của nhiều người dân Huế, Ngô Đình Cẩn là một 'bạo chúa' khét tiếng. Thế nhưng ít người biết Cẩn cũng có một đam mê với nghệ thuật cắt, tạo cây cảnh.
Cây Sanh ở ngôi nhà trong ngõ 33, đường Nguyễn Trường Tộ (từng là nơi Ngô Đình Cẩn sinh sống) được cho là do đích thân ông “cố vấn” trồng và cắt tỉa. Hiện chủ nhân ngôi nhà nói trên là ông Trần Đình Sự.
Có người cho rằng, dưới đáy của cây sanh được tráng một lớp xi măng trắng mát lạnh, bên trong những tảng đá đậm màu rêu phong là nơi Ngô Đình Cẩn chôn châu báu.
Nhiều người còn cho rằng, vì đây là cây sanh cổ, được Ngô Đình Cẩn lúc sinh thời rất quý nên khi ông Cẩn mất, ông đã hóa vào thân cây khiến cây trở nên linh thiêng, kỳ bí.
Đem những vấn đề này trao đổi với gia chủ, ông Sự cho rằng, tất cả chỉ là lời đồn thổi chứ trên thực tế cây sanh này không “ôm” ngọc ngà, châu báu gì cả.
Trước những lời đồn đoán này ông Sự chủ nhân ngôi nhà cho hay: “Tương truyền, anh em họ Ngô trước đây rất giàu. Ngoài việc làm chính trị thì Ngô Đình Cẩn còn buôn vàng lậu và bạch phiến. Vì vậy, khi còn sống, ông Cẩn cho xây dựng cái ao sâu hơn 4m để thỏa thú nuôi cá sấu, chơi cây cảnh và cũng là nơi để cất giấu vàng bạc, kho báu.
Thế nhưng, đã có lần chúng tôi tát cạn hồ nước để kiểm tra nhưng chẳng thấy vàng bạc, châu báu đâu cả. Còn riêng cái hồ và cây sanh thì vẫn hiện hữu ngay đó” .
Ông Ngôn – một hàng xóm của gia đình ông Sự cho biết, tại thời điểm cách đây 5- 7 năm về trước, ông chứng kiến mỗi ngày có hàng chục người đến hỏi mua cây sanh gia đình ông Sự đang sở hữu với giá cả chục tỷ nhưng gia chủ không bán.
“Tại thời điểm đó, giới thạo cây ai cũng nắm được thông tin về cây sanh của Ngô Đình Cẩn đang tọa lạc trong vườn nhà ông Sự. Bản thân tôi cũng đã chứng kiến nhiều cuộc trao đổi, ngã giá của các chủ buôn nhưng không ai nhận được cái gật đầu từ ông Sự. Một dân chơi cây ở Hà Nội ngã giá 14 tỷ nhưng ông Sự không bán”, ông Ngôn chia sẻ.
Trả lời PV VTC News ông Ngô Thanh Liêm – một người có kinh nghiệm về cây cảnh ở Huế cho hay: “Tôi có biết về cây sanh trong nhà ông Sự. Xét về kiểu dáng thì cây sanh này không giá trị nhưng cây lại giá trị ở sự tích là do Ngô Đình Cẩn trồng và được giới chơi cây săn lùng. Bản thân tôi đã từng dẫn nhiều dân chơi cây đến nhà ông Sự hỏi mua, có người trả cây giá cả hơn chục tỷ”.
Nguyễn Vương
Trong ký ức của nhiều người dân Huế, Ngô Đình Cẩn là một 'bạo chúa' khét tiếng. Thế nhưng ít người biết Cẩn cũng có một đam mê với nghệ thuật cắt, tạo cây cảnh.
Cây Sanh ở ngôi nhà trong ngõ 33, đường Nguyễn Trường Tộ (từng là nơi Ngô Đình Cẩn sinh sống) được cho là do đích thân ông “cố vấn” trồng và cắt tỉa. Hiện chủ nhân ngôi nhà nói trên là ông Trần Đình Sự.
Ông Sự cho hay, ngay sau ngày đất nước giải phóng, là một người có công với cách mạng, gia đình ông được nhà nước cấp đất và nhà ở trên khuôn viên khu nhà cũ của Ngô Đình Cẩn. Từ khi tiếp quản ngôi nhà, cây sanh vẫn ở đó và tọa lạc ở giữa lòng hồ.
“Không biết cây sanh cổ này có từ khi nào, được Ngô Đình Cẩn trồng từ bao giờ nhưng khi chúng tôi về ở, nó đã có sẵn đây rồi. Theo nhiều người kể lại, cây sanh này là một trong những “hiện vật sống” sau khi Ngô Đình Cẩn bị bắt và nhận án tử” – ông Sự chia sẻ.
Trải qua hàng chục năm tuổi, những rễ cây vươn dài găm mình xuống hồ nước. Rễ và thân cây “ôm” đá với nét cổ kính và theo thời gian kèm theo nó là những lời đồn bí ẩn.
“Không biết cây sanh cổ này có từ khi nào, được Ngô Đình Cẩn trồng từ bao giờ nhưng khi chúng tôi về ở, nó đã có sẵn đây rồi. Theo nhiều người kể lại, cây sanh này là một trong những “hiện vật sống” sau khi Ngô Đình Cẩn bị bắt và nhận án tử” – ông Sự chia sẻ.
Trải qua hàng chục năm tuổi, những rễ cây vươn dài găm mình xuống hồ nước. Rễ và thân cây “ôm” đá với nét cổ kính và theo thời gian kèm theo nó là những lời đồn bí ẩn.
Cây sanh được cho là do Ngô Đình Cẩn trồng |
Có người cho rằng, dưới đáy của cây sanh được tráng một lớp xi măng trắng mát lạnh, bên trong những tảng đá đậm màu rêu phong là nơi Ngô Đình Cẩn chôn châu báu.
Nhiều người còn cho rằng, vì đây là cây sanh cổ, được Ngô Đình Cẩn lúc sinh thời rất quý nên khi ông Cẩn mất, ông đã hóa vào thân cây khiến cây trở nên linh thiêng, kỳ bí.
Đem những vấn đề này trao đổi với gia chủ, ông Sự cho rằng, tất cả chỉ là lời đồn thổi chứ trên thực tế cây sanh này không “ôm” ngọc ngà, châu báu gì cả.
Trước những lời đồn đoán này ông Sự chủ nhân ngôi nhà cho hay: “Tương truyền, anh em họ Ngô trước đây rất giàu. Ngoài việc làm chính trị thì Ngô Đình Cẩn còn buôn vàng lậu và bạch phiến. Vì vậy, khi còn sống, ông Cẩn cho xây dựng cái ao sâu hơn 4m để thỏa thú nuôi cá sấu, chơi cây cảnh và cũng là nơi để cất giấu vàng bạc, kho báu.
Thế nhưng, đã có lần chúng tôi tát cạn hồ nước để kiểm tra nhưng chẳng thấy vàng bạc, châu báu đâu cả. Còn riêng cái hồ và cây sanh thì vẫn hiện hữu ngay đó” .
Ông Ngôn – một hàng xóm của gia đình ông Sự cho biết, tại thời điểm cách đây 5- 7 năm về trước, ông chứng kiến mỗi ngày có hàng chục người đến hỏi mua cây sanh gia đình ông Sự đang sở hữu với giá cả chục tỷ nhưng gia chủ không bán.
“Tại thời điểm đó, giới thạo cây ai cũng nắm được thông tin về cây sanh của Ngô Đình Cẩn đang tọa lạc trong vườn nhà ông Sự. Bản thân tôi cũng đã chứng kiến nhiều cuộc trao đổi, ngã giá của các chủ buôn nhưng không ai nhận được cái gật đầu từ ông Sự. Một dân chơi cây ở Hà Nội ngã giá 14 tỷ nhưng ông Sự không bán”, ông Ngôn chia sẻ.
Trả lời PV VTC News ông Ngô Thanh Liêm – một người có kinh nghiệm về cây cảnh ở Huế cho hay: “Tôi có biết về cây sanh trong nhà ông Sự. Xét về kiểu dáng thì cây sanh này không giá trị nhưng cây lại giá trị ở sự tích là do Ngô Đình Cẩn trồng và được giới chơi cây săn lùng. Bản thân tôi đã từng dẫn nhiều dân chơi cây đến nhà ông Sự hỏi mua, có người trả cây giá cả hơn chục tỷ”.
Nguyễn Vương
Bình luận