(VTC News) – Thực hư chuyện cảnh sát giao thông (CSGT) cắm chốt trước quán nhậu “tuýt còi” các ma men là gì?
Cụ thể, đêm 13/6, hàng chục CSGT và Cơ động (Công an TP.HCM) cùng phối hợp ra quân đứng chốt tại tuyến đường Phạm Hùng (quận 8 và huyện Bình Chánh). Đây là tuyến đường có rất nhiều quán nhậu hoạt động đến gần sáng. Nhiều CSGT mặc thường phục cũng xuất quân tuần tra trên đường.
Tới 22h30, bộ đàm cảnh sát vang lên thông tin về một thanh niên vừa ra khỏi quán nhậu trên chiếc xe máy trong tình trạng say khướt được thông báo cho người đứng ở chốt. Thế nên chỉ đi được hơn 200m, anh này đã bị lực lượng CSGT gần đấy tuýt còi, dừng xe.
Liên tục sau đó các xe khác cũng bị dừng lại để kiểm tra. Chỉ trong khoảng một giờ, hàng chục “ma men” đã bị tạm giữ phương tiện.
Câu nói mà nam thanh niên kể trên thốt ra trong lúc say xỉn đã khiến không ít người phải suy nghĩ: “Cướp đầy đường sao không thấy mấy anh bắt, lại đi canh me mấy người như tụi tôi để phạt”.
Đã có rất nhiều quan điểm trái chiều xung quanh vụ việc này.
“Không có chuyện đó!”
Sáng 1/10, trao đổi với báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT đường bộ - Đường sắt (C67) cho hay: “Tôi khẳng định việc đó không có. Việc anh em đứng đâu còn tùy vào cách bố trí lực lượng để có thể phát hiện sai phạm mà xử lý.
Muốn kiểm soát rượu bia thì phải đứng trên đường và phải kiểm tra người tham gia giao thông. Có lẽ cảnh sát giao thông chúng tôi không chỉ đạo việc đứng trước quán bia, quán rượu và có lẽ cũng không ai đứng trước cửa quán bia, quán rượu để xử lý vi phạm cả.
Nếu có đứng thì chúng tôi sẽ đứng cách ra xa một chút. Đứng như thế mới phát hiện và bắt được những người uống nhiều rượu bia mà vẫn lái xe. Tôi nghĩ từ trước tới nay làm gì có chuyện cảnh sát giao thông đứng ngay trước quán bia, ai đó từ quán bia bước lên xe là bắt. Không có đâu!
Vấn đề này có thể báo chí nhiều khi nói chưa hết, chưa đến nơi đến chốn khiến dư luận bức xúc vì cảnh sát giao thông chuyên rình ở quán bia, quán rượu để bắt những ông say xỉn còn lái xe”.
Cấm rượu bia kiểu... phong trào
Bàn đến việc cấm cán bộ công nhân viên chức uống rượu bia trong giờ làm việc, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia thẳng thắn chia sẻ, thực chất việc làm trên chỉ đưa vào quy mô tiêu chí khen thưởng, nhưng làm hiệu quả đến đâu thì chưa có con số đánh giá cụ thể.
Đồng tình với quan điểm này, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên cho rằng, thực tế, đối tượng công chức uống rượu bia vào giờ nghỉ trưa rất phổ biến, nhưng việc cấm chỉ là phong trào bởi mới có một số địa phương làm chứ không phải cả nước.
Ông Tuyên thừa nhận, lực lượng CSGT đã xử phạt các ma men qua nhiều đợt cao điểm song kết quả còn hạn chế do đội ngũ kiểm soát mỏng, không đủ nhân lực và kinh phí…
“Nếu muốn xử lý trên cả nước, Chính phủ phải có văn bản quy định cấm thì mới có thể triển khai rộng. Cấm uống rượu bia thực sự là một cuộc chiến. Trong 10 năm qua, cuộc chiến để người dân tham gia đội mũ bảo hiểm là hết sức khó khăn và đến nay chúng ta đã làm được.
Tuy nhiên, cuộc chiến chống uống bia rượu tham gia giao thông còn gay gắt, khó khăn hơn nhiều vì nó đã ăn sâu vào tập quán, vào thói quen người Việt. Trong 3 tháng cao điểm cuối năm nay, Cục CSGT sẽ đẩy mạnh vừa tuyên truyền vừa xử phạt”, ông Tuyên nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, từ 1/10 đến hết tháng 12/2013, cơ quan chức năng sẽ tổ chức đợt cao điểm tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm người điểu khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ công theo Luật Giao thông đường bộ.
Ông Hiệp cũng đưa ra cảnh báo, giới trẻ hiện nay đang có xu hướng gia tăng uống rượu, bia và có nguy cơ cao gây TNGT khi điều khiển phương tiện. Cụ thể, trong số các đối tượng gây tai nạn giao thông thì có tới 40% số vụ liên quan đến bia rượu trong đó những "ma men" thanh niên chiếm 75% dưới độ tuổi 40 gây ra.
“Theo đánh giá của tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor International, lượng tiêu thụ bia hàng năm tại Việt Nam từ 2011 đến 2016 tăng 10% mỗi năm. Hiện mức tiêu thụ bia bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 30 lít/năm, đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ tư châu Á sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Trong năm 2012, tai nạn giao thông cả nước mất 2,6% GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) tương đương 3,5 tỷ USD trong đó 1/3 liên quan đến rượu, bia. Vì thế, việc cấm uống bia rượu khi lái xe là hoàn toàn hợp lý trong tình hình hiện nay”, ông Hiệp khẳng định.
Đáng buồn là hiện mới có 4 doanh nghiệp sản xuất rượu, bia nước ngoài in cảnh báo trên bao bì, nhưng những dòng chữ này phải soi... kính lúp mới thấy.
Rõ ràng, để tài xế nói không với rượu bia, rất cần tới sự chung tay của cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ở lĩnh vực này.
Tháng 6 vừa qua, dư luận từng xôn xao trước thông tin cảnh sát giao thông (CSGT) ở TP. HCM cắm chốt trước quán nhậu để “tuýt còi” các ma men.
Cụ thể, đêm 13/6, hàng chục CSGT và Cơ động (Công an TP.HCM) cùng phối hợp ra quân đứng chốt tại tuyến đường Phạm Hùng (quận 8 và huyện Bình Chánh). Đây là tuyến đường có rất nhiều quán nhậu hoạt động đến gần sáng. Nhiều CSGT mặc thường phục cũng xuất quân tuần tra trên đường.
Tới 22h30, bộ đàm cảnh sát vang lên thông tin về một thanh niên vừa ra khỏi quán nhậu trên chiếc xe máy trong tình trạng say khướt được thông báo cho người đứng ở chốt. Thế nên chỉ đi được hơn 200m, anh này đã bị lực lượng CSGT gần đấy tuýt còi, dừng xe.
CSGT chốt chặn trên đường Phạm Hùng. Ảnh: Quốc Thắng. |
Câu nói mà nam thanh niên kể trên thốt ra trong lúc say xỉn đã khiến không ít người phải suy nghĩ: “Cướp đầy đường sao không thấy mấy anh bắt, lại đi canh me mấy người như tụi tôi để phạt”.
Đã có rất nhiều quan điểm trái chiều xung quanh vụ việc này.
“Không có chuyện đó!”
Sáng 1/10, trao đổi với báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT đường bộ - Đường sắt (C67) cho hay: “Tôi khẳng định việc đó không có. Việc anh em đứng đâu còn tùy vào cách bố trí lực lượng để có thể phát hiện sai phạm mà xử lý.
|
Nếu có đứng thì chúng tôi sẽ đứng cách ra xa một chút. Đứng như thế mới phát hiện và bắt được những người uống nhiều rượu bia mà vẫn lái xe. Tôi nghĩ từ trước tới nay làm gì có chuyện cảnh sát giao thông đứng ngay trước quán bia, ai đó từ quán bia bước lên xe là bắt. Không có đâu!
Vấn đề này có thể báo chí nhiều khi nói chưa hết, chưa đến nơi đến chốn khiến dư luận bức xúc vì cảnh sát giao thông chuyên rình ở quán bia, quán rượu để bắt những ông say xỉn còn lái xe”.
Cấm rượu bia kiểu... phong trào
Bàn đến việc cấm cán bộ công nhân viên chức uống rượu bia trong giờ làm việc, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia thẳng thắn chia sẻ, thực chất việc làm trên chỉ đưa vào quy mô tiêu chí khen thưởng, nhưng làm hiệu quả đến đâu thì chưa có con số đánh giá cụ thể.
Đồng tình với quan điểm này, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên cho rằng, thực tế, đối tượng công chức uống rượu bia vào giờ nghỉ trưa rất phổ biến, nhưng việc cấm chỉ là phong trào bởi mới có một số địa phương làm chứ không phải cả nước.
Ông Tuyên thừa nhận, lực lượng CSGT đã xử phạt các ma men qua nhiều đợt cao điểm song kết quả còn hạn chế do đội ngũ kiểm soát mỏng, không đủ nhân lực và kinh phí…
“Nếu muốn xử lý trên cả nước, Chính phủ phải có văn bản quy định cấm thì mới có thể triển khai rộng. Cấm uống rượu bia thực sự là một cuộc chiến. Trong 10 năm qua, cuộc chiến để người dân tham gia đội mũ bảo hiểm là hết sức khó khăn và đến nay chúng ta đã làm được.
Tuy nhiên, cuộc chiến chống uống bia rượu tham gia giao thông còn gay gắt, khó khăn hơn nhiều vì nó đã ăn sâu vào tập quán, vào thói quen người Việt. Trong 3 tháng cao điểm cuối năm nay, Cục CSGT sẽ đẩy mạnh vừa tuyên truyền vừa xử phạt”, ông Tuyên nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, từ 1/10 đến hết tháng 12/2013, cơ quan chức năng sẽ tổ chức đợt cao điểm tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm người điểu khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ công theo Luật Giao thông đường bộ.
Chiến dịch tuyên truyền, xử lý lái xe uống rượu, bia sẽ được thực hiện đến hết năm 2013 |
“Theo đánh giá của tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor International, lượng tiêu thụ bia hàng năm tại Việt Nam từ 2011 đến 2016 tăng 10% mỗi năm. Hiện mức tiêu thụ bia bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 30 lít/năm, đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ tư châu Á sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Trong năm 2012, tai nạn giao thông cả nước mất 2,6% GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) tương đương 3,5 tỷ USD trong đó 1/3 liên quan đến rượu, bia. Vì thế, việc cấm uống bia rượu khi lái xe là hoàn toàn hợp lý trong tình hình hiện nay”, ông Hiệp khẳng định.
Đáng buồn là hiện mới có 4 doanh nghiệp sản xuất rượu, bia nước ngoài in cảnh báo trên bao bì, nhưng những dòng chữ này phải soi... kính lúp mới thấy.
Rõ ràng, để tài xế nói không với rượu bia, rất cần tới sự chung tay của cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ở lĩnh vực này.
Minh Quân
Bình luận