(VTC News) - Ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, cho biết Việt Nam sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa 2 nước trong đợt làm việc với đoàn nghị sỹ Mỹ.
- Nội dung trao đổi giữa đoàn nghị sỹ Thượng viện Mỹ và Quốc hội Việt Nam trong ngày 27/5 sẽ là gì, thưa ông?
Ngày 27/5, Đoàn chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ bắt đầu sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Nội dung lần này có nhiều vấn đề, trong đó có việc tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Thứ hai, tìm hiểu, xem xét thái độ, chủ trương của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông vừa rồi.
Thứ ba, nắm việc triển khai Hiến pháp của Việt Nam, đặc biệt là vấn đề nhân quyền.
Về vấn đề nhân quyền, nhận thức và quan điểm của hai bên còn khác nhau, nên sẽ có các cuộc đối thoại để dẫn tới sự hiểu nhau gần hơn, xử lý vấn đề nhân quyền phù hợp hơn với vấn đề của Việt Nam.
- Trong chuyến làm việc lần này, vấn đề Mỹ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ được đề cập như thế nào, thưa ông?
Về vấn đề vũ khí sát thương, Hiệp định về vấn đề hạt nhân dân sự đã ký rồi. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) cũng nằm trong nội dung cuộc trao đổi lần này.
Các nội dung này đang bàn và Việt Nam sẽ đề xuất bàn kỹ, đặt vấn đề vì đoàn nghị sỹ Mỹ có làm việc với Bộ Quốc phòng. Việt Nam sẽ đặt vấn đề về việc Mỹ mở cửa cho Việt Nam tham gia.
Video: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam:
- Về vấn đề Biển Đông sẽ đề cập như thế nào đối với đoàn nghị sỹ Mỹ, thưa ông?
Mỹ đã có những phản ứng tích cực, từ Chủ tịch Thượng viện, rồi 6 nhóm nghị sỹ... Bây giờ họ sang tìm hiểu, Việt Nam vẫn giữ quan điểm là bằng mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền. Riêng lần này, Việt Nam mong muốn làm cho các nghị sỹ Mỹ hiểu rõ cơ sở pháp lý và lịch sử của chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.
Trong giới nghị sỹ Mỹ có nhiều người chưa am hiểu về tình hình tại Việt Nam. Số nghị sỹ sang lần này còn gặp nhiều hạn chế trong mối quan hệ với Việt Nam, đa số là nghị sỹ mới. Vì thế, chúng tôi sẽ làm cho họ hiểu cơ sở pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền, từ đó khẳng định phản đối sự xâm phạm chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.
Chúng tôi cũng sẽ đề nghị các nước phải có tiếng nói phù hợp với luật pháp quốc tế.
- Nhiệm vụ của hai sỹ quan của Việt Nam vừa được cử tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc là gì, thưa ông?
Nghị quyết Trung ương và Cương lĩnh đã nói rồi, Việt Nam hội nhập quốc tế toàn diện, là thành viên tích cực có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, là thành viên của Liên Hợp Quốc. Giờ tham gia lực lượng này để phát huy vai trò trách nhiệm của một thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế.
Thứ hai, tham gia để đóng góp sức lực, trí tuệ với nghĩa vụ là một thành viên. Thứ ba nữa là kết hợp học tập rút kinh nghiệm đồng thời hoàn thiện cơ chế chính sách thuộc về nội luật và dần dần nội luật hóa các điều ước các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Việt Nam lần này cử hai sỹ quan liên lạc tham gia vào phái bộ gìn giữ hòa bình quốc tế ở Sudan. Nhiệm vụ của họ là làm liên lạc giữa các tổ, đội của phái bộ Liên Hợp Quốc và chịu sự điều hành của phái bộ. Phái bộ này do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cử.
Ngoài ra, Việt Nam sẽ tham gia theo các góc độ, nếu lực lượng lớn hơn phải có nghị quyết của Quốc hội. Trong chương trình xây dựng pháp luật, dự kiến kỳ họp thứ 8 (cuối năm 2014) sẽ cho ý kiến về việc này. Hiện tại, cơ quan Chính phủ, trực tiếp là Bộ Ngoại giao, Quốc phòng và Công an đang phối hợp hình thành đề án.
- Ông nghĩ thế nào về ý kiến e ngại Việt Nam tham gia lực lượng này để tìm kiếm đồng minh, liên minh quân sự?
Hiện tôi không thấy có e ngại gì.
Cộng đồng quốc tế rất hoan nghênh.
Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc sẽ khiến vai trò Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao, uy tín. Các nước bày tỏ sự tin tưởng Việt Nam sẽ có những đóng góp tích cực.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Đức
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng trả lời phỏng vấn của báo chí. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) |
Nội dung lần này có nhiều vấn đề, trong đó có việc tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Thứ hai, tìm hiểu, xem xét thái độ, chủ trương của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông vừa rồi.
Thứ ba, nắm việc triển khai Hiến pháp của Việt Nam, đặc biệt là vấn đề nhân quyền.
Về vấn đề nhân quyền, nhận thức và quan điểm của hai bên còn khác nhau, nên sẽ có các cuộc đối thoại để dẫn tới sự hiểu nhau gần hơn, xử lý vấn đề nhân quyền phù hợp hơn với vấn đề của Việt Nam.
- Trong chuyến làm việc lần này, vấn đề Mỹ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ được đề cập như thế nào, thưa ông?
Về vấn đề vũ khí sát thương, Hiệp định về vấn đề hạt nhân dân sự đã ký rồi. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) cũng nằm trong nội dung cuộc trao đổi lần này.
Các nội dung này đang bàn và Việt Nam sẽ đề xuất bàn kỹ, đặt vấn đề vì đoàn nghị sỹ Mỹ có làm việc với Bộ Quốc phòng. Việt Nam sẽ đặt vấn đề về việc Mỹ mở cửa cho Việt Nam tham gia.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Video: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam:
- Về vấn đề Biển Đông sẽ đề cập như thế nào đối với đoàn nghị sỹ Mỹ, thưa ông?
Mỹ đã có những phản ứng tích cực, từ Chủ tịch Thượng viện, rồi 6 nhóm nghị sỹ... Bây giờ họ sang tìm hiểu, Việt Nam vẫn giữ quan điểm là bằng mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền. Riêng lần này, Việt Nam mong muốn làm cho các nghị sỹ Mỹ hiểu rõ cơ sở pháp lý và lịch sử của chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.
Trong giới nghị sỹ Mỹ có nhiều người chưa am hiểu về tình hình tại Việt Nam. Số nghị sỹ sang lần này còn gặp nhiều hạn chế trong mối quan hệ với Việt Nam, đa số là nghị sỹ mới. Vì thế, chúng tôi sẽ làm cho họ hiểu cơ sở pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền, từ đó khẳng định phản đối sự xâm phạm chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.
Chúng tôi cũng sẽ đề nghị các nước phải có tiếng nói phù hợp với luật pháp quốc tế.
Quốc hội Việt Nam sẽ giải thích cho các nghị sỹ Mỹ về sự ngang ngược của Trung Quốc tại khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam |
- Nhiệm vụ của hai sỹ quan của Việt Nam vừa được cử tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc là gì, thưa ông?
Nghị quyết Trung ương và Cương lĩnh đã nói rồi, Việt Nam hội nhập quốc tế toàn diện, là thành viên tích cực có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, là thành viên của Liên Hợp Quốc. Giờ tham gia lực lượng này để phát huy vai trò trách nhiệm của một thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế.
Thứ hai, tham gia để đóng góp sức lực, trí tuệ với nghĩa vụ là một thành viên. Thứ ba nữa là kết hợp học tập rút kinh nghiệm đồng thời hoàn thiện cơ chế chính sách thuộc về nội luật và dần dần nội luật hóa các điều ước các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
|
Ngoài ra, Việt Nam sẽ tham gia theo các góc độ, nếu lực lượng lớn hơn phải có nghị quyết của Quốc hội. Trong chương trình xây dựng pháp luật, dự kiến kỳ họp thứ 8 (cuối năm 2014) sẽ cho ý kiến về việc này. Hiện tại, cơ quan Chính phủ, trực tiếp là Bộ Ngoại giao, Quốc phòng và Công an đang phối hợp hình thành đề án.
- Ông nghĩ thế nào về ý kiến e ngại Việt Nam tham gia lực lượng này để tìm kiếm đồng minh, liên minh quân sự?
Hiện tôi không thấy có e ngại gì.
Cộng đồng quốc tế rất hoan nghênh.
Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc sẽ khiến vai trò Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao, uy tín. Các nước bày tỏ sự tin tưởng Việt Nam sẽ có những đóng góp tích cực.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Đức
Bình luận