Ở làng hoa Vạn Thành Đà Lạt (Lâm Đồng), việc tìm kiếm chiếc xe đạp khó hơn "lên trời" vì người dân chủ yếu dùng ô tô.
Xe đạp khó kiếm hơn xe hơi
Ở làng hoa Vạn Thành có một điều lạ: Kiếm chiếc xe đạp còn khó hơn ô tô. Đối với phần lớn người dân Vạn Thành, xe hơi không còn là tài sản xa xỉ nữa. Khi cuộc sống đã đầy đủ, họ xây biệt thự tiền tỷ, tậu xe hơi cũng là điều dễ hiểu.
So với các đại gia lắm tiền nhiều của khác, xe hơi của nông dân Vạn Thành vẫn chưa bằng, phần lớn xe của các lão nông vùng đất này chỉ vài ba trăm triệu trở lại hoặc cao lắm là năm sáu trăm triệu. Nhưng không phải là họ không có sức sắm xe bạc tỷ mà thật ra, họ cũng chẳng cần tậu xe sang hơn để làm gì.
Một lão nông của làng hoa tâm sự: "Xe hơi đối với chúng tôi cũng chỉ để phục vụ việc đi lại cho thuận tiện hơn, tránh nắng, tránh mưa, chứ chẳng phải để thể hiện hay khoe khoang sự giàu có".
Về làng hoa Vạn Thành ngày nay có một thực tế khá thú vị, đó là người ta tìm kiếm xe đạp sẽ khó thấy hơn xe hơi. Cả làng có khoảng 200 gia đình nhưng đã có hàng chục chiếc xe con nhiều hãng, đó là còn chưa kể hàng chục chiếc xe tải lớn nhỏ khác chuyên dùng để chở hoa.
Bởi thế khi đi trên những con đường của làng hoa, nếu chịu khó quan sát hai bên đường, trong khuôn viên những căn biệt thự sang trọng sẽ thấy những chiếc xe đậu giữa sân.
Chúng tôi đã chạy khắp các con đường của làng hoa Vạn Thành để kiếm một chiếc xe đạp nhưng không có kết quả. Trong khi đó, ở khu trung tâm của làng hoa cứ cách vài chục mét là có một chiếc xe hơi dựng trước cổng.
Một điều thú vị nữa là, có không ít gia đình mới xây nhà, tuy chưa đủ điều kiện sắm xe hơi nhưng cũng thiết kế sẳn một góc làm chỗ đậu xe trong tương lai. Điều đó cho thấy gia chủ đang có tính toán sắm xe hơi khi trúng thêm mấy mùa hoa nữa.
Thăng trầm xứ hoa
Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, người dân làng hoa Vạn Thành đã phải trả nhiều giá đắt, thoạt nhìn cứ tưởng nghề trồng hoa an nhàn lại thu nhập cao, thật ra không phải vậy. Theo chân những nhà nông ở làng hoa này mới thấy được nổi cực nhọc hằng ngày của họ.
Vào những ngày bình thường, 5 giờ sáng là họ phải lục đục ra vườn cắt hoa để kịp gửi xe đi Sài Gòn hoặc các tỉnh tiêu thụ.
Vội vã ăn được bữa sáng cũng đã tám chín giờ, thậm chí công việc bù đầu khiến họ cắt luôn buổi ăn sáng. Đó là còn chưa tính dịp lễ, tết, việc thức khuya hoặc xuyên đêm để cắt, đóng thùng, vận chuyển hoa đi tiêu thụ, bữa văn qua loa, vội vã không có gì là lạ.
Một lão nông tâm sự rằng, làm hoa không sướng như mọi người khắp nơi thường nghĩ, vất vã và độc hại là người trồng hoa phải đối diện. Các ông chủ thường xuyên phải sống trong môi trường của thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Hoa hồng là cây rất dễ bị nhiễu bệnh, không phát hiện và điều trị kịp thời thì vụ hoa đó chắc chắn thất bại.
Đủ các loại bệnh, nào là nấm lá, rệp, thối rễ… bởi vậy, tuần nào gia chủ cũng phải xịt thuốc hóa học cho hoa. Nhiều chủ không đủ sức khỏe, phải thuê người phun thuốc với giá cao ngất ngưỡng lên tới hai trăm nghìn một buổi.
Nhưng đắng lòng hơn cả vẫn là những vụ hoa ế ẩm, tiền thu không đủ bù chi. Đã có những lúc hoa dội chợ, hàng gửi đi bán không được đành phải đổ bỏ, công sức của nhà nông tan tành theo đời hoa.
Thông thường, người trồng hoa hồng ở Vạn Thành lấy số nhiều làm lãi chứ giá bán thực sự không cao. Trung bình mỗi cành hoa hồng gửi đi TP HCM bán sỉ với giá trên 1.000 đồng, nếu trừ nhân công, chi phí đầu tư nhà kính, nhà lưới, thuốc, phân… lời lãi không lớn như mọi người vẫn nghĩ.
Có một điều lạ trong cách làm ăn của người trồng hoa Vạn Thành nữa là, phần lớn nhà vườn không biết được mình bán hoa với giá bao nhiêu. Hằng ngày họ đều đặn cắt hoa gửi xuống các vựa hoa ở TP HCM để bán giống kiểu ký gởi. Chủ vựa bán xong báo giá lên được bao nhiêu thì biết vậy. Họ làm ăn qua sự tin tưởng và chữ tín.
Không ít lần, nhất là vào dịp tết, lợi dụng sự tin tưởng của người trồng hoa Vạn Thành, một số chủ vựa hoa ở các chợ đầu mối tại TP HCM nhận hoa bán xong rồi “chạy làng” khiến không ít gia đình mất trắng vụ hoa.
Với sự lao động cần cù, những nông dân làng hoa Vạn Thành hôm nay đang xây dựng cho mình một cơ ngơi đầy đủ hơn. Thành quả lao động miệt mài của họ là những căn biệt thự sang trọng mọc lên ngày càng nhiều và những chiếc xe hơi ngày càng phổ biến, dễ tìm.
Theo Kiến thức
Xe đạp khó kiếm hơn xe hơi
Ở làng hoa Vạn Thành có một điều lạ: Kiếm chiếc xe đạp còn khó hơn ô tô. Đối với phần lớn người dân Vạn Thành, xe hơi không còn là tài sản xa xỉ nữa. Khi cuộc sống đã đầy đủ, họ xây biệt thự tiền tỷ, tậu xe hơi cũng là điều dễ hiểu.
Một lão nông của làng hoa tâm sự: "Xe hơi đối với chúng tôi cũng chỉ để phục vụ việc đi lại cho thuận tiện hơn, tránh nắng, tránh mưa, chứ chẳng phải để thể hiện hay khoe khoang sự giàu có".
Về làng hoa Vạn Thành ngày nay có một thực tế khá thú vị, đó là người ta tìm kiếm xe đạp sẽ khó thấy hơn xe hơi. Cả làng có khoảng 200 gia đình nhưng đã có hàng chục chiếc xe con nhiều hãng, đó là còn chưa kể hàng chục chiếc xe tải lớn nhỏ khác chuyên dùng để chở hoa.
Bởi thế khi đi trên những con đường của làng hoa, nếu chịu khó quan sát hai bên đường, trong khuôn viên những căn biệt thự sang trọng sẽ thấy những chiếc xe đậu giữa sân.
Chúng tôi đã chạy khắp các con đường của làng hoa Vạn Thành để kiếm một chiếc xe đạp nhưng không có kết quả. Trong khi đó, ở khu trung tâm của làng hoa cứ cách vài chục mét là có một chiếc xe hơi dựng trước cổng.
Một điều thú vị nữa là, có không ít gia đình mới xây nhà, tuy chưa đủ điều kiện sắm xe hơi nhưng cũng thiết kế sẳn một góc làm chỗ đậu xe trong tương lai. Điều đó cho thấy gia chủ đang có tính toán sắm xe hơi khi trúng thêm mấy mùa hoa nữa.
Thăng trầm xứ hoa
Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, người dân làng hoa Vạn Thành đã phải trả nhiều giá đắt, thoạt nhìn cứ tưởng nghề trồng hoa an nhàn lại thu nhập cao, thật ra không phải vậy. Theo chân những nhà nông ở làng hoa này mới thấy được nổi cực nhọc hằng ngày của họ.
Vào những ngày bình thường, 5 giờ sáng là họ phải lục đục ra vườn cắt hoa để kịp gửi xe đi Sài Gòn hoặc các tỉnh tiêu thụ.
Vội vã ăn được bữa sáng cũng đã tám chín giờ, thậm chí công việc bù đầu khiến họ cắt luôn buổi ăn sáng. Đó là còn chưa tính dịp lễ, tết, việc thức khuya hoặc xuyên đêm để cắt, đóng thùng, vận chuyển hoa đi tiêu thụ, bữa văn qua loa, vội vã không có gì là lạ.
Một lão nông tâm sự rằng, làm hoa không sướng như mọi người khắp nơi thường nghĩ, vất vã và độc hại là người trồng hoa phải đối diện. Các ông chủ thường xuyên phải sống trong môi trường của thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Hoa hồng là cây rất dễ bị nhiễu bệnh, không phát hiện và điều trị kịp thời thì vụ hoa đó chắc chắn thất bại.
Đủ các loại bệnh, nào là nấm lá, rệp, thối rễ… bởi vậy, tuần nào gia chủ cũng phải xịt thuốc hóa học cho hoa. Nhiều chủ không đủ sức khỏe, phải thuê người phun thuốc với giá cao ngất ngưỡng lên tới hai trăm nghìn một buổi.
Nhưng đắng lòng hơn cả vẫn là những vụ hoa ế ẩm, tiền thu không đủ bù chi. Đã có những lúc hoa dội chợ, hàng gửi đi bán không được đành phải đổ bỏ, công sức của nhà nông tan tành theo đời hoa.
Thông thường, người trồng hoa hồng ở Vạn Thành lấy số nhiều làm lãi chứ giá bán thực sự không cao. Trung bình mỗi cành hoa hồng gửi đi TP HCM bán sỉ với giá trên 1.000 đồng, nếu trừ nhân công, chi phí đầu tư nhà kính, nhà lưới, thuốc, phân… lời lãi không lớn như mọi người vẫn nghĩ.
Có một điều lạ trong cách làm ăn của người trồng hoa Vạn Thành nữa là, phần lớn nhà vườn không biết được mình bán hoa với giá bao nhiêu. Hằng ngày họ đều đặn cắt hoa gửi xuống các vựa hoa ở TP HCM để bán giống kiểu ký gởi. Chủ vựa bán xong báo giá lên được bao nhiêu thì biết vậy. Họ làm ăn qua sự tin tưởng và chữ tín.
Không ít lần, nhất là vào dịp tết, lợi dụng sự tin tưởng của người trồng hoa Vạn Thành, một số chủ vựa hoa ở các chợ đầu mối tại TP HCM nhận hoa bán xong rồi “chạy làng” khiến không ít gia đình mất trắng vụ hoa.
Với sự lao động cần cù, những nông dân làng hoa Vạn Thành hôm nay đang xây dựng cho mình một cơ ngơi đầy đủ hơn. Thành quả lao động miệt mài của họ là những căn biệt thự sang trọng mọc lên ngày càng nhiều và những chiếc xe hơi ngày càng phổ biến, dễ tìm.
Theo Kiến thức
Bình luận