(VTC News) - Chiều 29/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thân mật tiếp Giáo sư Ngô Bảo Châu và Nhóm đối thoại giáo dục.Nhóm Đối thoại Giáo dục là một nhóm tự nguyện gồm 8 trí thức Việt kiều với mục đích nghiên cứu và đưa ra các ý tưởng, gợi ý, kiến nghị với đất nước trong lĩnh vực giáo dục đại học và nhiều lĩnh vực khác.
Nhóm Đối thoại giáo dục ra đời từ gần 1 năm nay với mục tiêu tập hợp những trí thức Việt Nam trưởng thành và thành đạt ở nước ngoài, có trải nghiệm về nền giáo dục Việt Nam.
Thông qua các hoạt động thiết thực, mục đích nhóm là trao đổi, thảo luận, nghiên cứu, phân tích, từ đó đưa ra các ý tưởng, giải pháp mang tính khả thi nhằm đóng góp cho nền giáo dục của đất nước.
Nhóm cũng dự định nghiên cứu chính sách cả trong và ngoài lĩnh vực giáo dục với tinh thần khoa học, độc lập và thiện chí với mong muốn lớn nhất là gắn kết, huy động và sử dụng trí tuệ của hàng chục ngàn trí thức sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu, làm việc trên thế giới phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước.
Phát biểu tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định những thành tựu của giáo dục Việt Nam là hết sức to lớn, song cho rằng nó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của đất nước cũng như trước sự thay đổi to lớn của thế giới mà các quốc gia đang phải đối mặt.
Đó là toàn cầu hóa, là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, của một trật tư thế giới đang thay đổi, của xu hướng hội nhập sâu rộng gắn với sự đề cao lợi ích quốc gia dân tộc; của nền kinh tế thị trường toàn cầu đòi hỏi vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh khốc liệt; của các các thay đổi mang tính cơ cấu cũng như đòi hỏi về tiến bộ, công bằng xã hội, phát huy dân chủ và xây dựng Nhà nước pháp quyền của mỗi quốc gia.
“Thách thức đó cũng là thách thức trên con đường phát triển và hội nhập với thế giới mà Việt Nam không thể đứng ngoài. Thách thức ấy chỉ có người Việt Nam mới tự giải quyết cho mình và chỉ có thể giải quyết nó bằng bản lĩnh trí tuệ, tri thức và phải xuất phát từ nền tảng của một nền giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ ở trình độ cao” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ.
Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và đánh giá cao tình cảm, tâm huyết và trách nhiệm của các nhà khoa học trẻ tuổi và tài năng đối với đất nước, trong đó có Giáo sư Ngô Bảo Châu về việc đưa ra ý tưởng nhằm đóng góp thiết thực cho sự phát triển của đất nước, cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị Giáo sư Ngô Bảo Châu và nhóm Đối thoại Giáo dục tiếp tục tư vấn, góp ý để cùng các Bộ, ngành của Việt Nam hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục, đồng thời bằng các hình thức hoạt động của mình để đóng góp nhiều nhất cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực.
Minh Đức
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp GS Ngô Bảo Châu và Nhóm Đối thoại giáo dục |
Thông qua các hoạt động thiết thực, mục đích nhóm là trao đổi, thảo luận, nghiên cứu, phân tích, từ đó đưa ra các ý tưởng, giải pháp mang tính khả thi nhằm đóng góp cho nền giáo dục của đất nước.
Nhóm cũng dự định nghiên cứu chính sách cả trong và ngoài lĩnh vực giáo dục với tinh thần khoa học, độc lập và thiện chí với mong muốn lớn nhất là gắn kết, huy động và sử dụng trí tuệ của hàng chục ngàn trí thức sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu, làm việc trên thế giới phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước.
Đó là toàn cầu hóa, là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, của một trật tư thế giới đang thay đổi, của xu hướng hội nhập sâu rộng gắn với sự đề cao lợi ích quốc gia dân tộc; của nền kinh tế thị trường toàn cầu đòi hỏi vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh khốc liệt; của các các thay đổi mang tính cơ cấu cũng như đòi hỏi về tiến bộ, công bằng xã hội, phát huy dân chủ và xây dựng Nhà nước pháp quyền của mỗi quốc gia.
“Thách thức đó cũng là thách thức trên con đường phát triển và hội nhập với thế giới mà Việt Nam không thể đứng ngoài. Thách thức ấy chỉ có người Việt Nam mới tự giải quyết cho mình và chỉ có thể giải quyết nó bằng bản lĩnh trí tuệ, tri thức và phải xuất phát từ nền tảng của một nền giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ ở trình độ cao” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và GS Ngô Bảo Châu, Nhóm đối thoại giáo dục. |
Thủ tướng đề nghị Giáo sư Ngô Bảo Châu và nhóm Đối thoại Giáo dục tiếp tục tư vấn, góp ý để cùng các Bộ, ngành của Việt Nam hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục, đồng thời bằng các hình thức hoạt động của mình để đóng góp nhiều nhất cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực.
Minh Đức
Bình luận