• Zalo

Thủ tướng: Phí chồng phí, kiểm tra chồng chéo, tiêu cực... tiêu tốn tiền của doanh nghiệp

Kinh tếThứ Sáu, 29/04/2016 05:51:00 +07:00Google News

Thủ tướng nhìn nhận, tình trạng phí chồng phí tăng cao, thanh tra, kiểm tra chồng chéo, tiêu cực gây mất nhiều thời gian thời tiền bạc cho doanh nghiệp.

(VTC News) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, tình trạng phí chồng phí tăng cao, thanh tra, kiểm tra chồng chéo, tiêu cực gây mất nhiều thời gian thời tiền bạc cho doanh nghiệp.

Chiều 29/4, tại Hội nghị "Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước",  Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thực trạng doanh nghiệp ngày càng nhỏ đi về quy mô, thiếu hụt lực lượng quy mô vừa. Quy mô vừa chỉ có 1,8% và quy mô lớn chỉ có 2%, chỉ số khả năng thanh toán được cải thiện, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp.

Cụ thể, tỷ suất sinh lợi giảm từ 6,6% năm 2012 xuống còn 3,6% năm 2914. Khả năng kết nối doanh nghiệp vừa, nhỏ và lớn với doanh nghiệp FDI còn rất hạn chế, còn tư tưởng 'một mình một cõi".

Thủ tướng cũng nhìn nhận tình trạng phí chồng phí tăng cao, thanh tra, kiểm tra chồng chéo, tiêu cực gây mất nhiều thời gian thời tiền bạc cho doanh nghiệp. Điều đáng nói, bộ phận cán bộ Đảng viên tiêu cực gây phiền hà doanh nghiệp ở nhiều cấp, nhiều ngành vẫn còn không ít.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Phan Cường

"Hôm nay tôi muốn nói rõ điều này. Mặc dù Việt Nam có tiến bộ nhiều về cải cách nhưng về thực tế triển khai, các cải cách vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Như đồng chí Vũ Đức Đam có nói lúc nãy, kết quả thực hiện Nghị Quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh sau 2 năm chưa có nhiều thay đổi rõ nét. Trong đó, có nhiều bộ, nhiều địa phương chưa hiểu một cách đầy đủ về Nghị Quyết 19 về hưởng ứng môi trường cạnh tranh. Nghị quyết 19 cũng có nói sẽ kiểm tra các địa phương, các ngành xem việc anh đổi mới môi trường, cạnh tranh được cái gì?" - Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, tình hình khó khăn trong hoạt động doanh nghiệp, thường gọi là doanh nghiệp bị hụt hơi, đã phản ánh rõ kết quả tăng trưởng nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng giai đoạn vừa qua khá tích cực nhưng chủ yếu chỉ dựa vào yếu tố theo chiều rộng, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế thấp hơn nhiều so với mặt bằng khu vực. 

Vấn đề còn cắt khúc, manh mún, chưa đồng bộ và còn nhiều vướng mắc trong thực thi, chưa thông suốt, chưa thật sự là động lực tạo đột phá để huy động hiệu quả các nguồn lực trong đầu tư phát triển. Qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính và tạo dựng thể chế đảm bảo cho doanh nghiệp tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng trong cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế.

"Trước khi Chính phủ nói về các giải pháp phát triển, Chính phủ muốn nói ý là doanh nghiệp phải làm gì? Doanh nghiệp phải xây dựng được một chiến lược phát triển trong hội nhập, có vấn đề văn hóa doanh nhân, vấn đề giảm chi phí để phát triển. Phải tự cứu mình trước khi trời cứu. Chúng ta không cứu được thì ai cứu được các đồng chí?

Ngồi tại hội trường này, có nhiều các doanh nghiệp có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực và tự sáng tạo để phát triển nhanh giai đoạn vừa qua. Nhưng cũng có không ít doanh nghiệp vẫn chưa cứu được mình" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
 Đông đảo doanh nhân đến dự Hội nghị. Ảnh: Phan Cường

Thủ tướng cũng đưa ra 10 giải pháp, thể chế xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, tích cực.

"Tôi cho rằng những quy tắc này là thông điệp mà Chính phủ đưa ra.

Thứ nhất, Nhà nước bảo vệ quyền lợi chính đáng, đảm bảo quyền kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh tất cả các loại hình, lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

Thứ hai, ngoại trừ trường hợp đặc biệt, các doanh nghiệp phục vụ an ninh quốc phòng, bình ổn giá... Tất cả các doanh nghiệp còn lại không phân biệt quy mô, loại hình, thành phần kinh tế, bình đẳng, tiếp nhận các nguồn lực như vốn, tài nguyên, đất đai, thị trường và cơ hội kinh doanh. kể cả doanh nghiệp nhà nước cũng vậy bình đẳng nhau.

Thứ ba, Nhà nước đảm bảo sự ổn định, lâu dài, tính tiên lượng cho nhà đầu tư, cho doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư, không được sớm nắng chiều mưa, hồi tố chính sách, những vấn đề rất quan trọng của doanh nghiệp.

"Đặc biệt Chính phủ ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo môi trường hòa bình, thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Tôi muốn nhấn mạnh thêm ý kiến đồng chí Tô Lâm đã nói, công an đảm bảo an ninh an toàn cho doanh nghiệp, không để kẻ xấu phá hoại kinh tế, Nhà nước vẫn làm thế, các ngành vẫn làm thế" - Thủ tướng giải thích.

 
Nhà nước đảm bảo sự ổn định, lâu dài, tính tiên lượng cho nhà đầu tư, cho doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư, không được sớm nắng chiều mưa, hồi tố chính sách, những vấn đề rất quan trọng của doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
 
Thủ tướng nói tiếp, vấn đề thứ tư, các cơ quan quản lý Nhà nước khi ban hành chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ vấn đề một cơ quan chịu trách nhiệm và hướng đến người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm đến cùng với quyết định của mình. 

Thứ năm, các quy định phải được lượt hóa, minh bạch, dễ hiểu để nhà đầu tư doanh nghiệp đánh giá được , tuân thủ đáp ứng được yêu cầu với chi phí thấp, giảm rủi ro pháp lý. 

Thứ sáu, các quy định Nhà nước phải tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tuân thủ nhằm các cơ quan phía Nhà nước theo tinh thần "Nhà nước kiến tạo cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp lấy người dân, doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ. 

Thứ bảy, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho xã hội, đặc biệt là khơi nguồn đổi mới, sáng tạo trong kinh doanh, và cần có chính sách hỗ trợ riêng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và hội nhập. 

Thứ tám, ngăn chặn có hiệu quả về hình sự hóa mô hình kinh tế nhằm tạo niềm tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

"Ở đây anh Tô Lâm nói rất rõ điều này.Nhà nước Bộ Công an, không có chủ trươn hình sự hóa vấn đề, trừ trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì phải xử lý nghiêm minh". Nhiều tiếng vỗ tay đã vang lên khi Thủ tướng nêu xong giải pháp thứ 8.

Tiếp lời, Thủ tướng cho biết, giải pháp thứ chín là, đối với doanh nghiệp hoạt động có tính rủi ro lớn, hoạt động công ích, tham gia nhiệm vụ an ninh quốc phòng cần phải có cơ chế quản lý phù hợp.

Thứ 10, giảm dần tiến tới loại bỏ các loại phí, phụ phí bất hợp lý. Chính vì điều này, đồng chí Nguyễn Hòa Bình có nêu, Nghị định, Thông tư  phải thực hiện theo đúng luật doanh nghiệp và luật đầu tư.

Kết luận lại, Thủ tướng yêu cầu từ 1/7/2016 có hiệu lực phải bỏ hết các quy định cũ, áp dụng tinh thần luật được Quốc hội thông qua.

Nhiều tiếng vỗ tay vang lên khắp hội trường khi Thủ tướng nhấn mạnh: "Tại hội nghị lần này, tôi khẳng định đường lối Đảng Cộng sản việt Nam, Chính phủ Việt Nam coi doanh nghiệp tư nhân là động lực để phát triển kinh tế". 


Huy Cường
Bình luận
vtcnews.vn